Chuyển đổi nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 83)

Từ kết quả điều tra và phân tích cho thấy đa số những hộ ngư dân hoạt động trong nghề khai thác hải sản là những hộ nghèo, số ít nằm trong diện cận nghèo. Vấn đề cần đặt ra ở đây là phải chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả và ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản sang những ngành nghề khác. Việc chuyển đổi này cũng là hướng đi đúng và phù hợp với chủ trương cắt giảm năng lực tàu thuyền có công suất nhỏ vừa tạo điều kiện để những hộ nghèo cải thiện đời sống của mình. Mặt khác, trong bối cảnh nghề cá của cả nước đang thực hiện chủ chương vươn xa và đặc biệt trong tình hình biển đảo hiện nay của nước ta chiến lược phát triển biển Việt Nam đang trong quá trình được triển khai nhằm bảo vệ và phát huy lợi thế của một quốc gia có biển, làm giàu lên từ biển, đảm bảo được chủ quyền lãnh hải của đất nước thì việc chuyển đổi những nghề khai thác ven bờ này là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi nghề sẽ gặp phải sự phản ứng của nhiều hộ ngư dân vốn từ lâu đã gắn bó với nghề. Vì vậy để thực hiện được điều này, cần có giải pháp và bước đi phù hợp, chú trọng nâng cao hiệu quả của những nghề chuyển đổi và sớm ổn định được đời sống của các hộ ngư dân này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tuyên truyền thường xuyên về tình trạng suy giảm nguồn lợi, chủ chương cắt giảm năng lực tàu thuyền tại khu vực ven bờ để những hộ ngư dân hoạt động trong các nghề khai thác thuộc khu vực này nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc chuyển đổi. Thực tế đã cho thấy những ngư dân đã quen với hoạt động khai thác ven bờ thì việc chuyển sang các nghề thay thế tương tự sẽ dễ dàng chấp nhận hơn, như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến và cũng có thể là các lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho công việc mới khi họ vẫn có thể

vận dụng được kinh nghiệm nghề nghiệp trước đây của mình. Tăng cường công tác tuần tra, giám sát của đội ngũ Thanh tra Thủy sản, lực lượng Bộ đội Biên phòng trong việc ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép bằng các chất hủy diệt, sử dụng năng lực tàu cá và ngư cụ không đúng qui định của ngành như: đánh bắt không đúng tuyến, các ngư cụ có kích thước mắt lưới quá nhỏ, v.v...sẽ tạo ra những áp lực cần thiết để các hộ này quan tâm tới việc chuyển đổi nghề.

Thứ hai, chú trọng những hộ chuyển từ các nghề khai thác ven bờ sang các nghề khai thác xa bờ. Để có đủ khả năng về tài chính, các hộ có thể góp vốn bằng các phần hùn hoặc hình thành tổ hợp tác mà các thành viên góp vốn sẽ phân chia lợi nhuận trên cơ sở số vốn đóng góp. Bên cạnh đó, các hộ ngư dân còn được nhà nước hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản. Theo đó, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm. Trong các nghề chuyển đổi, việc chuyển sang nghề khai thác xa bờ mang tính khả thi và có lẽ sẽ phù hợp hơn khi xem xét tới tâm lý của ngư dân. Các cơ quan chức năng nên hỗ trợ về kỹ thuật trong việc cải hoán, đóng mới tàu cá, tư vấn về các nghề khai thác hải sản, thông tin về các ngư trường khai thác. Giải quyết được những vấn đề này sẽ giúp ích cho các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý trong việc thẩm định dự án, giải ngân, quản lý năng lực tàu thuyền và hoạt động khai thác tốt hơn.

Các hộ khai thác ven biển tỉnh Ninh Thuận chuyển sang đi bạn (làm công nhân) cho những chủ tàu khai thác xa bờ, hoặc cung cấp dịch vụ, hậu cần nghề cá, về lâu dài sẽ tích lũy kinh nghiệm, vốn, khả năng quản lý… để chuyển đổi nghề với tư cách làm chủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)