đồng dân cư ven biển Ninh Thuận
Mô hình nghiên cứu nghèo đói được đề xuất cho các hộ ngư dân ven biển tại Ninh Thuận với những yếu tố cơ bản sau:
- Biến phụ thuộc được đo trực tiếp theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người/tháng.
- Mô hình kinh tế lượng các yếu tố tác động tới đói nghèo của ngư dân ven biển tại Ninh Thuận đề xuất là:
COVAY CODAT LAMTHEM SOTHAKTH KEO NGHE TA CSUAT KINHCHU CH HOCVA QUIMO GT DUONG CHO KC SUCKHOE GIOITINH TUOI I LN 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 _ _ _ _ _ ) ( Trong đó:
ε : là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể
I: là biến phụ thuộc thể hiện thu nhập bình quân đầu người/ thu nhập hàng tháng.
TUOI: Biến số tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Cũng theo kết quả điều tra mức sống dân cư và kết quả của các công trình nghiên cứu nghèo đói khác [12], cho rằng tuổi của chủ hộ sẽ đồng biến với kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nghề khai thác và tác động tích cực đến thu nhập, từ đó giảm thiểu khả năng rơi vào ngưỡng nghèo của hộ. Trong nghiên cứu, biến số này được giả định là tuổi của chủ hộ có quan hệ thuận chiều với khả năng rơi vào ngưỡng nghèo.
GIOITINH: biến độc lập, biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ thuộc nam giới, nhận giá trị 0 cho trường hợp chủ hộ thuộc nữ giới, kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (-). Do đặc tính nghề nghiệp khai thác thủy sản nên thường phù hợp với lao động nam hơn, vì vậy chúng tôi kỳ vọng nếu các yếu tố khác không đổi nếu chuyển từ chủ hộ là nữ sang chủ hộ nam sẽ làm giảm xác suất nghèo của hộ.
SUCKHOE: biến độc lập, biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có sức khỏe bình thường và tốt, có đủ sức khỏe tham gia lao động tạo ra thu nhập, nhận giá trị 0 nếu
bệnh tật, già yếu, không có khả năng sức khỏe tham gia lao động tạo ra thu nhập. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Qua điều tra những hộ ngư dân sông ven biển tỉnh Ninh Thuận, những chủ hộ sức khỏe tốt thì khả năng có thu nhập cao hơn những hộ sức khỏe không tốt. Trong nghiên cứu, biến số này được giả định là sức khỏe của chủ hộ có quan hệ thuận chiều với khả năng rơi vào ngưỡng nghèo
KC_CHO: biến số khoảng cách chợ là biến số khoảng cách tính từ nhà chủ hộ đến trung tâm chợ. Kỳ vọng mang dấu (+). Hộ gia đình có khoảng cách gần chờ thường thuận tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt chi phí đi lại. Trong nghiên cứu, biến số này được giả định là khoảng cách từ nhà của chủ hộ đến trung tâm chợ có quan hệ ngược chiều với khả năng rơi vào ngưỡng nghèo.
DUONG_GT: biến độc lập, biến giả, nhận giá trị 1 nếu là đường đất (loại đường giao thông thuận tiện cho lưu thông xe lớn) và nhận giá trị là 0 nếu là các loại đường khác (loại đường giao thông không thuận lợi cho lưu thông các loại xe lớn), kỳ vọng dấu hệ số hồi quy (-). Tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu là đường giao thông đã góp phần rất lớn trong việc giảm nghèo. Nghiên cứu giả định hộ gia đình tiếp cận dễ dàng các hạ tầng cơ sở thiết yếu trên sẽ có xác xuất rơi vào nghèo đói thấp hơn so với các hộ khác.
QUYMO: Biến thể hiện số người sống trong một hộ, không tính đến người làm thuê và ở nhờ. Kỳ vọng mang dấu (-). Theo điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê phối hợp với UNDP cho chúng ta bằng chứng là tại mức thu nhập thấp của hộ gia đình điều tra thì qui mô hộ thường cao hơn các mức thu nhập khác, ngoài ra trong hộ gia đình có nhiều thành viên cho dù đến độ tuổi lao động nhưng do trước đó các thành viên này thiếu tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế . . . nên khả năng tiếp cận thị trường lao động yếu. Chúng tôi giả định rằng qui mô hộ có mối quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.
HOCVA_CH: thể hiện số năm đi học trung bình của những người trưởng thành trong gia đình, kỳ vọng mang dấu dương (+). Hộ gia đình nghèo thường không có điều kiện cho con theo học ở các bậc học cao. Khi trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình càng cao càng có khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận với thị trường lao động và nâng cao cơ hội cải thiện thu nhập. Do đó kỳ vọng nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm 1 đơn vị của biến này sẽ làm giảm xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ.
KINHCHU: thể hiện số năm tham gia hoạt động khai thác của hộ gia đình, kỳ vọng mang dấu (+). Những hộ gia đình có thời gian hoạt động trong nghề khai thác càng lâu năm thường có thu nhập ổn định và cao hơn những hộ gia đình mới tham gia. Do đó kỳ vọng nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm 1 năm kinh nghiệm sẽ làm giảm xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ.
CSUAT_TA: biến giả, thể hiện tình trạng có tàu hoặc ghe của chủ hộ hay không, nhận giá trị 1 nếu có tàu hoặc ghe, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không có, kỳ vọng hệ số hồi quy (-), chúng tôi giả định rằng có tàu ghe sẽ cho sản lượng khai thác cao hơn, do đó nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc chuyển từ không có tàu ghe sang có tàu ghe sẽ làm giảm xác suất nghèo của hộ.
NGHE_KEO: là biến Dumy, thể hiện hộ gia đình hoạt động trong nghề khai thác là nghề lưới kéo. Biến này nhận giá trị là 1 nếu nghề khai thác chính của hộ gia đình là nghề lưới kéo và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại. Kỳ vọng của biến số này trong mô hình mang dấu âm (-). Theo Phạm Hồng Mạnh [12], cho thấy những ngư dân chỉ hoạt động nghề cá thuần túy sẽ có nhiều khả năng rơi vào ngưỡng nghèo. Điều này rất cần được kiểm định trong mô hình nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này tới tình trạng nghèo của gia đình ngư dân.
SOTHAKTH: biến độc lập, thể hiện tỷ lệ thời gian khai thác trong năm của hộ, kỳ vọng hệ số hồi quy (-). Nếu chủ hộ làm nghề khai thác quanh năm, sẽ cho thu nhập cao hơn khai thác theo mùa vụ hoặc có thời gian nghỉ không khai thác trong năm. Do đó kỳ vọng nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng 1 đơn vị của biến này sẽ làm giảm xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ.
CODAT: là biến thể hiện sự phân bố đất sản xuất đến hộ gia đình, kỳ vọng của biến này mang dấu dương (+). Theo Phạm Hồng Mạnh (2012) [12], những hộ ngư dân hầu hết đều sinh sống chủ yếu tại các vùng ven biển và thường ít hộ có đất trong sản xuất nông nghiệp. Nếu những hộ ngư dân có đất canh tác thêm trong nông nghiệp thì có nhiều thu nhập hơn. Nếu hộ ngư dân có ít đất hay không có đất thì nguy cơ rơi vào nhóm hộ người nghèo là lớn hơn. Nghiên cứu này giả định rằng hộ có đất để trồng trọt và canh tác sẽ có khả năng làm giảm xác suất nghèo.
COVAY: là biến dummy thể hiện tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ, nhận giá trị 0 nếu hộ không được vay hoặc vay thấp hơn 5 triệu, nhận giá trị 1 nếu hộ được vay từ 5 triệu trở lên. Kỳ vọng mang dấu (+). Theo Phạm Hồng Mạnh (2012)