3.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Từ năm 2008 đến 2013, kinh tế tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mà tỉnh Ninh Thuận đã xác định là tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2015
tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40%; ngành nông - lâm – thủy sản đạt 25%; các ngành dịch vụ đạt 35% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 52% - 20% - 28% [42].
Năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.405 tỷ đồng, đạt 105,1% (so với kế hoạch); GDP bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng (kế hoạch là 23,1 triệu đồng); Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 10,5%; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 21,6%, dịch vụ chiếm 37,9%; giá trị xuất khẩu ước đạt 60,1 triệu USD, tăng 4%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.120 tỷ đồng, tăng 13,1% [29].
Toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp Nhà nước, 927 doanh nghiệp ngoài Nhà nước và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [18].
Ninh Thuận, có điều kiện tự nhiện tương đối thuận lợi, du lịch và nông nghiệp đã và đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, với nhiều loại hình dịch vụ mới, được đầu tư hiện đại, mở rộng quy mô, đầu tư phát triển du lịch đang được chú trọng và ưu tiên phát triển. Bên cạnh đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra năng lực sản xuất mới, các nhà quản lý địa phương còn chú trọng hình thành một số khu, cụm công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện đặc trưng của tỉnh đó là: điện gió, phát triển thương hiệu cây nho, chế biến thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... Các dự án lớn về công nghiệp đang được triển khai như: Xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Nhà máy bia Sài gòn chi nhánh Ninh Thuận, các nhà máy điện gió, nhà máy chế biến rượu vang và các sản phẩm từ nho ... khi các dự án trên hoàn thành sẽ tạo ra thế và lực mới cho sự đột phá kinh tế, xã hội của tỉnh.
3.2.2. Giáo dục
Giáo dục - Đào tạo có bước phát triển đáng kể. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Ngành giáo dục tập trung thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, lớp học, Đề án kiên cố hóa trường học, do đó cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện. Học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt từ 90% trở lên. 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài. 100% trẻ em được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Trong các năm qua, tỉnh Ninh Thuận duy trì kết quả thực hiện các chỉ tiêu về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học [28].
Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh có 324 trường/2.721 phòng học phổ thông các cấp học, trong đó có 17 trường THPT/415 phòng học, có 90 trường mẫu giáo, nhà trẻ /531 phòng học. Hệ thống giáo dục phổ thông và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố. Hệ thống các trường đào tạo gồm: Phân hiệu Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2 - Đại học Thủy lợi, Trường Cao đẳng nghề, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động [43], [42].
Năm 2013 đã hoàn thành đưa vào sử dụng 84 phòng học, công nhận 18 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 56 trường, chiếm tỷ lệ 21,8% cụ thể như sau: Mầm non 5/90 trường, đạt 5,6%; phổ thông 51/234 trường, đạt 21,8% (trong đó: tiểu học 37/152 trường, đạt 24,3%; THCS 13/63 trường, đạt 20,6% và THPT 1/19 trường đạt 5,26%). Nhìn chung mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT phát triển theo hướng thuận lợi trong quản lý và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia [29]. Số giáo viên và sinh viên, học sinh của tỉnh Ninh Thuận thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số giáo viên và sinh viên, học sinh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 - 2012
2008 2009 2010 2011 2012
Giáo viên 6.628 6.748 7.144 7.244 7.502
Sinh viên, học sinh 135.237 132.224 131.589 131.663 131.753
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Ninh Thuận [18]
3.2.3. Y tế
Toàn tỉnh có 84 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 1.705 giường bệnh, đạt tỷ lệ 27,8 giường bệnh/vạn dân, trong đó: Tuyến tỉnh có 8 cơ sở - 1000 giường bệnh, Tuyến huyện, xã có 73 cơ sở - 705 giường bệnh (trong đó 65 trạm y tế xã, phường - 325 giường bệnh). Tổng số y bác sỹ 798 người. Hiện bệnh viện tỉnh mới được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng với quy mô 500 giường bệnh, bệnh viện các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Hải quy mô 100 giường bệnh; nâng cấp bệnh viện huyện Ninh Phước, bệnh viện khu vực Ninh Sơn và các phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng Trường Trung cấp y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS [42], [43].
Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận [18], trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy trong giai đoạn 2008 đến 2012, số bác sĩ (bao gồm cả y sĩ và y tá) tính trên 1.000 dân đã có sự tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2008, số bác sĩ (bao gồm cả y sĩ và y tá) tính trên 1000 dân của cả tỉnh Ninh Thuận là 5 thì chỉ tiêu này đến năm 2012 đã là 5,7. Tỉ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh là 100%, tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin 98,3%, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2008 là 25,5% thì đến năm 2012 giảm còn 21,4% [18]. Lực lượng cán bộ y tế và cán bộ ngành dược của địa phương cũng tăng đều hàng năm. Số cán bộ y tế và cán bộ ngành dược tỉnh Ninh Thuận được thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số bác sĩ bình quân/vạn dân và số cán bộ y tế, cán bộ dược tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Bác sĩ bình quân/vạn dân 5 5 5,6 5,2 5,7
Cán bộ Y tế 1.032 1.256 1.351 1.612 1.741
Cán bộ Dược 172 250 275 358 290
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Ninh Thuận [18]
3.2.4. Tình hình đời sống dân cư
Tăng trưởng kinh tế nhanh của Ninh Thuận trong những năm gần đây là cơ sở để người dân có điều kiện nâng cao thu nhập. Theo Cục Thống Kê Ninh Thuận, nếu năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng là 390 nghìn đồng thì đến năm 2012 mức thu nhập này đã tăng lên 1.417 nghìn đồng/người. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư ngày càng thu hẹp. Nếu như năm 2004, thu nhập giữa nhóm dân cư có thu nhập cao nhất (nhóm 5) so với thu nhập của nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất lớn gấp 9,5 lần thì đến năm 2012, khoảng cách này đã thu hẹp chỉ còn 5,72 lần [18].
Hình 3.2. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2004 - 2012
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Ninh Thuận [18]
Hiện tại toàn tỉnh có 4 hệ thống công trình cấp nước tập trung có qui mô lớn tổng qui mô trên 80 ngàn m3/ngày đêm gồm: Nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm quy mô 52.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Cà Ná - Phước Nam qui 30.000 m3 /ngày- đêm, Nhà máy nước Tân Sơn quy mô 1.000 m3/ngày, Nhà máy nước Phước Dân quy mô 1.000 m3/ngày, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Hơn 60 hệ thống cấp nước từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm với quy mô từ 50-500 m3/ngày và các công trình nước tự chảy phục vụ cho khoảng 148 ngàn người. Hiện nay tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 91,4% [18], [43].
Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thuỷ điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5 x 1,5 MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3 x 2,7 MW). Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư đến 100% số xã, phường, thị trấn đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và cung cấp điện cho 99,22% số hộ trong tỉnh. Tỉnh đang triển khai xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đời sống nhân dân có bước cải thiện đáng kể [18], [43]. Số hộ dùng điện, dùng nước sinh hoạt và dùng hố xí hợp vệ sinh tăng đáng kể từ năm 2008 đến năm 2012, thể hiện qua Bảng 3.3. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2006 2008 2010 2012 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Bảng 3.3. Số liệu tỉ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh từ 2008 đến 2012
Số liệu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỉ lệ hộ dùng
điện sinh hoạt 96,9 97,4 98,4 99,19 99,22
Tỉ lệ hộ dùng
nước máy 78,5 77,1 86,5 91,52 91,4
Tỉ lệ hộ có hố
xí hợp vệ sinh 52,4 57,2 68,9 96,2 98,83
Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê Ninh Thuận [18]
Đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nâng lên, bằng chứng là tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Ninh Thuận hàng năm đều giảm. Năm 2010 là 19%, năm 2011 là 17,7%, năm 2013 là 16,3% (áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2011- 2015) [18].
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN
3.3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu đã thu thập thông tin từ 376 hộ ngư dân. Sau khi loại các phiếu không đạt yêu cầu như: không điền đầy đủ thông tin, sai đối tượng nghiên cứu, số liệu thống kê không có tính đại diện trong mẫu, … số phiếu đạt chất lượng sử dụng cho phân tích là 214 phiếu. Các đặc điểm về nhân khẩu học và đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình ngư dân được thể hiện qua Bảng 3.4.
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết chủ hộ ngư dân là nam giới (chiếm 82,2%), tập trung ở độ tuổi từ 33 đến 52 (chiếm 68,7%) và có trình độ văn hóa thấp. Số chủ hộ chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở đã chiếm trên 73,8% số hộ gia đình được điều tra. Chủ hộ có trình độ học vấn từ mù chữ đến học hết cấp hai chiếm 90,2% số hộ điều tra.
Những hộ ngư dân ven biển chủ yếu tham gia khai thác hầu hết chưa được đào tạo nghề một cách bài bản và chỉ có số ít chủ hộ đã được đào tạo nghề nghiệp. Số hộ có bằng cấp chuyên môn trung học chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng, đại học chỉ chiếm 5,6% số hộ điều tra.
Bảng 3.4. Thông tin cá nhân của hộ gia đình ngư dân Cơ cấu trình độ văn hóa và độ tuổi của chủ hộ
Giới tính Số lượng Tỷ lệ % Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ %
Nam 176 82,2 Bình thường 205 95,8
Nữ 38 17,8 Già cả, bệnh tật 9 4,2
Tổng 214 100 Tổng 214 100
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ % Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %
Dưới 32 tuổi 33 15,4 Không đi học 35 16,4
Từ 33 đến 42 68 31,8 Cấp 1 76 35,5
Từ 43 đến 52 79 36,9 Cấp 2 82 38,3
Trên 53 34 15,9 Cấp 3 21 9,8
Tổng 214 100 Tổng 214 100
Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %
Chưa qua đào tạo 202 94,4
THCN, học nghề, cao đẳng, đại học 12 5,6
Tổng 214 100
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra Hầu hết các hộ gia đình ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận có quy mô hộ gia đình lớn. Theo kết quả điều tra, có 97,7% hộ gia đình có số người trong gia đình từ 3 thành viên trở lên, chỉ có 2,3% hộ gia đình có số người từ hai trở xuống.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 3.5 cho thấy, có 10,3% hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện hộ nghèo (có thu nhập từ 400.000 đồng trở xuống), 5,6% hộ cận nghèo (có thu nhập từ trên 400.000 đồng đến 520.000 đồng) và 2,3% hộ khó khăn (có thu nhập từ trên 520.000 đồng đến 600.000 đồng).
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân đầu người và quy mô hộ gia đình Thu nhập (nghìn đồng/người/tháng) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Quy mô hộ gia đình (người)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Từ 400 trở xuống 22 10,3 Từ 2 người trở xuống 5 2,3 Từ trên 400 đến 520 12 5,6 Từ 3 đến 4 người 92 43 Từ trên 520 đến 600 5 2,3 Từ 5 đến 6 người 90 42,1
Trên 600 175 81,8 Trên 6 người 27 12,6
Tổng 214 100 Tổng 214 100
Kết quả điều tra cho thấy, số lượng nam giới có thu nhập 600,000đ trở lên rất cao, 145 hộ, chiếm tỉ lệ 82,9% (trong tổng số 175 hộ có thu nhập trên 600,000đ). Trong khi đó thì số hộ nghèo là nữ giới chiếm tỉ lệ tương đối cao 13,2% (trong khi đó nam giới chỉ có 9,7%). Thu nhập bìnhquân đầu người và giới tính thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân đầu người và giới tính Thu nhập (nghìn đồng/người/tháng) Nam (hộ) Tỷ lệ (%) Nữ (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 400 trở xuống 17 9,7 5 13,2 Từ trên 400 đến 520 11 6,3 1 2,6 Từ trên 520 đến 600 3 1,7 2 5,3 Trên 600 145 82,4 30 78,9 Tổng 176 100 38 100
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra Kết quả điều tra cho thấy, những nhu cầu thiết yếu của người dân ven biển tỉnh Ninh Thuận còn quá thấp, như phương tiện đi lại, khả năng tiếp cận thông tin, điện thoại, … 100% hộ nghèo (trong 214 mẫu điều tra) không sử dụng internet, tỉ lệ hộ nghèo không sử dụng điện thoại để trao đổi thông tin liên lạc cũng khá cao 23,5%, hộ gia đình nghèo không có phương tiên xe máy để đi lại là 29,4%, có tới 82,4% hộ gia đình nghèo không sử dụng radio, và 3,7% hộ gia đình nghèo không có tivi. Tài sản và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong mẫu điều tra được thể hiện qua Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tài sản và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu
Không nghèo Nghèo
Tài sản/Công trình Tình trạng sử sụng tài sản Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Có 190 96,4 16 96,3 Không 7 35,6 1 3,7 Ti vi Tổng 197 100 17 100 Có 36 18,3 3 17,6 Không 161 81,7 14 82,4 Radio Tổng 197 100 17 100 Có 179 90,9 12 70,6 Không 18 9,1 5 29,4 Xe máy Tổng 197 100 17 100 Có 168 85,3 13 76,5 Không 29 14,7 4 23,5 Điện thoại Tổng 197 100 17 100 Có 18 9,1 0 0 Không 179 90,9 17 100 Internet Tổng 197 100 17 100 Có 1 0,5 0 0 Không 196 99,5 17 100 Thiết bị khác (máy tính, loa, …) Tổng 197 100 17 100
Kết quả điều tra cho thấy, khả năng tiếp cận cũng như sử dụng những dịch vụ thiết yếu tối thiểu của người dân ven biển tỉnh Ninh Thuận rất thấp. Có tới 82,4% hộ