Để xác định khả năng một hộ rơi vào diện nghèo, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy logit để ước lượng. Trong các biến đưa vào mô hình phân tích có hai yếu
tố không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% là biến khoảng cách từ nhà của chủ hộ đến trung tâm chợ và kinh nghiệm trong hoạt động khai thác của chủ hộ. Sau khi loại các biến này và thực hiện phân tích lại, kết quả thể hiện ở bảng 3.30.
Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các biến số đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Hệ số của các biến mang dấu âm có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị biến này sẽ làm giảm xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ. Hệ số của các biến mang dấu dương là những yếu tố làm tăng xác suất rơi vào nghèo đói nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện tất cả biến còn lại không đổi.
Bảng 3.30. Kết quả mô hình hồi quy Binary logistic về tình trạng nghèo của hộ Biến phụ thuộc: hộ
gia đình nghèo (Hộ nghèo=1)
Ký hiệu Hệ số
(Bk) S.E Wald Df Sig.
Exp (B) Số người sống trong một hộ, không tính đến người làm thuê và ở nhờ QUIMO 0,580 0,160 13,177 1 0,000 1,786
Thời gian đi học của
chủ hộ HOCVA_CH -0,790 0,328 5,793 1 0,016 0,454 Nghề kéo NGHE_KEO -1,009 0,575 3,083 1 0,079 0,364
Hằng số Β0 -3,133 1,159 7,310 1 0,007 0,044
Số quan sát 214
-2Log likelihood 106,710
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Trong mô hình này, biến quy mô hộ gia đình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến mang dấu dương, có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị của quy mô hộ gia đình sẽ làm tăng xác suất nghèo đói của hộ, hay nói cách khác nếu quy mô hộ gia đình ngư dân tăng thêm 1 người thì xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ tăng ở mức 17,02% so với xác suất nghèo ban đầu là 10,3%
Biến học vấn của chủ hộ trong gia đình mang dấu âm, có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị học vấn của chủ hộ trong gia đình sẽ làm giảm xác suất nghèo đói của hộ ở mức ý nghĩa 5%. Cũng có nghĩa nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng 1 năm thì xác suất nghèo giảm còn 4,95% so với tỷ lệ 10,3% theo kết quả tính toán từ số liệu điều tra ban đầu của tác giả.
Biến nghề lưới kéo có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Biến mang dấu âm có nghĩa là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc hộ có hoạt động khai thác là nghề lưới kéo thì xác suất nghèo giảm còn 4,01% so với xác suất nghèo ban đầu là 10,3%.
Bảng 3.31. Kết quả mô phỏng về tình trạng nghèo của hộ Biến phụ thuộc: Có phải
hộ gia đình nghèo (nhóm thu nhập thứ nhất)?(có=1) Hệ số tác động biên (ebk)
Xác suất nghèo đói được ước tính khi biến số độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất
ban đầu là: (%) Các biến số độc lập: 10 10,3 20 30 40 50 Số người sống trong một hộ, không tính đến người làm thuê và ở nhờ 1,786 16,56 17,02 30,87 43,36 54,35 64,11
Thời gian đi học của chủ hộ 0,454 4,80 4,95 10,19 16,29 23,23 31,22 Nghề kéo (Có = 1) 0,364 3,89 4,01 8,34 13,49 19,53 26,69
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra. Lập luận một cách tương tự cho các trường hợp khác với giả định ban đầu tỷ lệ hộ nghèo ở mức 10%, 20%, 30%, 40%, 50% cũng cho thấy những yếu tố trên có thể làm giảm hoặc gia tăng tình trạng nghèo của hộ ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tóm lại, từ việc nghiên cứu khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến phân tích kết quả điều tra, nghiên cứu đã phân tích thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận, bao gồm các thông tin chung về mẫu nghiên cứu: độ tuổi, giới tính, cơ cấu trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, quy mô hộ gia đình. Nghiên cứu đã tính toán được các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận. Kết quả phân tích cũng cho thấy đặc điểm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho biết các yếu tố tác động đến nghèo đói và bất bình đẳng trong cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận, trong đó nhận biết được các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.
Qua phân tích này, có thể thấy rằng những vấn đề then chốt như đất đai, giáo dục cũng như yếu tố quy mô hộ gia đình, việc làm đang rất cần sự quan tâm hơn từ chính quyền địa phương. Đây chính là những cơ sở để nghiên cứu gợi ý chính sách giảm nghèo có hiệu quả cho những người làm chính sách ở Ninh Thuận.
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM GIẢM NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TỈNH NINH THUẬN
Thời gian qua Ninh Thuận đã có những thay đổi tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng bất bình đẳng mà thành quả là mức sống của người dân đã được nâng lên, khoảng cách bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta đã bằng lòng với những thành quả đó. So với những tỉnh khác trong vùng Đông Nam bộ nói riêng hay cả nước nói chung thì tình hình đói nghèo ở Ninh Thuận vẫn còn rất khốc liệt, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư ven biển. Tỷ lệ nghèo cao, mức sống bình quân thấp có thể nhìn thấy bằng mắt.
Qua phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng mức sống của người dân nơi đây, chúng tôi nhận thấy tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng của công đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố, đó là: quy mô hộ gia đình, học vấn của chủ hộ, nghề lưới kéo và đất đai. Vì vậy, trong chương này, tác giả trình bày hai nội dung chủ yếu:
- Thứ nhất, tác giả tập trung đưa ra những gợi ý chính sách xuất và giải pháp tập trung vào những yếu tố đã nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng cho công đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.
- Thứ hai, tác giả sẽ trình bày những quan điểm chủ yếu mà kinh tế lượng là công cụ nghiên cứu chủ yếu của đề tài chưa giải thích trọn vẹn khi phân tích về nghèo đói trong thực tế.
Bên cạnh đó, những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày trong nội dung của chương này.