6. Kết cấu của luận án
3.3.3. Câu chuyển
So với bài bát cú, câu thơ này tương đương với liên thứ ba, tuy nhiên, liên “chuyển” trong bài bát cú “cần phải ngưng đọng, có sức nặng, còn ở thơ tuyệt, câu chuyển cần được khinh khoái; ấy cũng là đo sự khác nhau về cách tổ chức nên có sự ý thú bất đồng” [82, tr. l02]. Trong thực tế sáng tác, câu chuyển của bài tứ tuyệt có một vị trí hết sức quan trọng, nó
112
cần “phải biến hóa như tiếng sét bất thình lình phá tan quả núi, làm cho người xem thơ phải hoảng sợ” (Phùng Khắc Khoan) [29, tr. 211].
Trong rất nhiều trường hợp, câu chuyển đánh dấu sự đổi thay đột ngột theo một chiều hướng khác hoặc bất ngờ nâng ý thơ lên một tầm cao khác thường. Chẳng hạn, câu chuyển trong bài thơ “Tống bắc sứ Ngưu Lượng” của Trần Nghệ Tông bất ngờ phác họa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn và đầy chất thơ dù ở câu khởi và câu thừa, nhà thơ bảo rằng mình chẳng hay thơ nên chỉ có ấm chè tiễn khách:
“An Nam lão tê bất năng thi Không bả trà âu tống khách quy Viên Tản sơn thanh Lô thủy bích Thừa phong trực nhập ngũ vân phi”
Trên cái nền tối, ẩm ướt, quạnh quẽ của một đêm mưa do hai câu thơ đầu gợi nên, câu chuyển trong bài “Dạ vũ” (Trần Minh Tông) đột ngột khơi mở một miền tâm trạng sâu kín, một nỗi ân hận day dứt nhà thơ suốt ba mươi năm tròi: “Tự tri tam thập niên tiền thác”
(Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước). Câu chuyển trong bài “Quy hứng” (Nguyễn Trung Ngạn) bất ngờ trình bày ý nghĩ tận sâu thẳm nỗi lòng nhớ quê của nhà thơ, nhờ đó, những hình ảnh miêu tả trong câu khởi và câu thừa được cấp thêm một tầng nghĩa đối sánh, khơi gợi liên tưởng giữa cảnh xứ người với cảnh quê nhà (Thính thuyết tại gia bần diệc hảo). Trong bài thơ “Lập xuân hậu nhất nhật tân tình” (Cao Bá Quát), hai câu đầu chỉ nói chuyện hoa, câu chuyển đột ngột chuyển hướng nói chuyện người, chuyện đời, để câu thứ tư dồn chứa một khát vọng đổi đời lớn lao:
“Khứ nhật xuân lai phá cựu hàn Kim triều hồng tử đấu thiên ban Hà đương thê sự như hoa sự Phong vũ giang sơn tận cải quan”
113
(Hôm qua xuân về phá tan cái rét mướt- Sớm nay hoa xuân đua nở, muôn hồng nghìn tía- Ước gì việc đời như việc hoa- Sau cơn mưa gió, non sông tươi sáng hơn).
Trong bài “Lũng Tây hành” của Trần Đào, câu thừa đã là khéo khi tả năm ngàn bộ chiến bào bị chôn vùi trong đám bụi Hồ, một kết cục đầy mỉa mai sau những lời thề hùng khí. Tuy nhiên, đống xương trắng ngoài biên ải được tả trong câu chuyển mới chính là hình ảnh khó quên nhất đối với bao thế hệ độc giả xưa nay. Nó tổng kết trọn vẹn, sâu sắc và hàm súc những kinh nghiệm đau đớn về sự thảm khóc của chiến tranh. Rõ ràng, câu chuyển trong bài tứ tuyệt không chỉ miêu tả những ý tưỏng, những trạng thái cảm xúc bất ngờ và mãnh liệt mà còn là nơi dồn nén các hình ảnh độc đáo do nhà thơ phát hiện từ đời sống. Nó luôn gây ấn tượng mạnh mẽ, luôn mở ra những hướng liên tưỏng sâu sắc, rộng lớn về thế giới và đời sống con người: Đôi bướm trắng bay phấp phới trong buổi sớm mùa xuân có khả năng mở ra một không gian đầy hoa (Nhất song bạch hồ điệp - “Xuân hiểu”- Trần Nhân Tông); tiếng cuốc kêu giục xuân già, khơi gợi những ấn tượng sâu sắc về cuộc sống nhàn nhã, cô quạnh của nhà thơ nơi làng quê (Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão- Mộ xuân tức sự- Nguyễn Trãi); Tiếng chim đa đa kêu khắc khoải chợt khơi gợi nỗi nhớ quê thầm lặng, day dứt khi Phan Huy Ích đi qua Tiên Lữ tự (“Giá cô đề khởi hương quan tứ”- Hiểu kinh Tiên Lữ tự); Một chiếc lá rơi trong gió thu có thể động đến thẳm sâu tâm sự “cố viên tình” của Nguyễn Khuyến (“Hà xứ thu phong xuy nhất diệp”- Thu dạ hữu cảm)...
Trong các bài thơ tứ tuyệt lấy đề tài tống biệt, câu khởi và thừa thường khắc họa thời gian, địa điểm của cuộc chia tay trong khi câu chuyển mới là câu thơ trọng tâm, câu thơ miêu tả giây phút phân kỳ đầy xúc động. Lý Bạch tả hình ảnh cánh buồm lẻ loi khuất dần nơi chân trời (Cô phàm viễn ảnh bích không tận- Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng), Vương Duy khuyên bạn uống cạn chén rượu để chia tay (Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu- Tống sứ An Tây), Lưu Trường Khanh tả người đội nón ra đi, mang theo ánh nắng tà
(Hạ lạp đới tà dương- Tống Linh Triệt),.. Các bài tứ tuyệt tống biệt trong thơ ca cổ điển Việt Nam cũng thường sử dụng câu chuyển để tả vị nồng đượm của chén rượu chia hứng khách (Biệt tửu nhất bôi phân khách hứng- Mới qua Lô giang- Nguyễn Trung Ngạn), để khắc họa khoảng cách không gian chia biệt giữa vị sứ giả triều đình với người khách nơi chân trời góc biển (Triều trung sứ giả thiên biên khách- Tống Phạm công Sư Mạnh bắc sứ- Lê Quát), giữa non Tản xanh xanh với sông Lô biêng biếc (Viên tản sơn thanh Lô thủy bích”- Tống bắc sứ Ngưu Lượng- Trần Nghệ Tông)..
114
Trong một cuộc tống biệt, sự bột phát của các trạng thái cảm xúc bao giờ cũng diễn ra tại thời điểm người đi cạn chén, quay gót khởi hành. Thời điểm đặc biệt xúc động ấy phải được thể hiện trong câu chủ chốt, câu chuyển, của bài tứ tuyệt, ở trường hợp này, câu kết sẽ là câu miêu tả hình ảnh xa dần, mờ dần của người đi tạo âm hưởng dư ba, lan tỏa của cảm xúc sau khi đã đạt đến độ cao trào. Chẳng hạn, đó là hình ảnh con người cô đơn đi về phía dãy núi xanh xa xa trong câu kết bài “Tống Linh Triệt” của Lưu Trường Khanh, nhà thơ đời Đường (Thanh sơn độc quy viễn) hay hình ảnh người đi như một làn gió bay thẳng vào đám mây ngũ sắc nơi chân trời trong bài “Tống bắc sứ Ngưu Lượng” của Trần Nghệ Tông (Thừa phong trực nhập ngũ vân phi) hoặc hình ảnh phía đông Lô giang là chân trời (Lô giang đông ngạn tức thiên nha) trong bài “Mới qua Lô giang” của Nguyễn Trung Ngạn..
Trong bài “Độ Tang Càn”, các câu khác chỉ nói đến những vùng đất, những địa danh, riêng câu chuyển lại nói đến dòng sông. Con sông Tang Càn chảy giữa đôi bờ cố hương và khách xá nằm trọn vẹn trong câu chuyển để ngăn đôi Tính Châu, Hàm Dương, và hễ có một sự hoán chuyển vị trí nào diễn ra trên hai bờ của dòng sông thì lập tức cũng xuất hiện một sự hoán chuyển trong tâm trạng con người. Thế đối lập của câu chuyển với các câu thơ khác trong bài tứ tuyệt thu hút toàn bộ sự chú ý của người đọc và bằng cách đó, vai trò trung tâm của câu chuyển càng được nhấn mạnh. Có khi, tất cả các yếu tố của cảnh đều hướng về phía Đông, riêng ánh mặt trời ở câu thứ ba lại hướng về phía Tây và được nhấn mạnh như một sự “vô tình” trước bao điều hữu ý. Đó là trường hợp câu chuyển trong bài “Khuê oán” của Trần Nhân Tông. Trách thiên nhiên vô tình cũng có nghĩa là trách con người vô tình, không đoái hoài đến thân phận cô đơn, rẻ rúng của người cung nữ. Có khi các câu thơ khác đều tả cảnh, riêng câu chuyển nói đến người. Chẳng hạn, hình ảnh người khách và nhà sư cùng chìm đắm trong trạng thái trầm mặc được nổi bật trên ngọn núi Lễ Đễ tĩnh mịch khiến cho bài thơ của Lê Thiếu Đĩnh trở nên ấm áp và sinh động:
“Sơn thâm thanh giản tịnh
Tự cổ bạch vân nhàn Khách chí tăng vô ngữ Tùng phong tự khải quan”
115
Có khi các câu thơ khác chỉ nói cảnh quê nhà, riêng câu thứ ba lại nói đến cảnh cô lẻ của con người đang trôi dạt nơi chân trời góc biển. Con người ấy đang nhớ quê, muốn trở về nhà. Đó là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Ngẫu hứng” của Nguyễn Du1
. Ở “Thu dạ hữu cảm” (Nguyễn Khuyến), các câu thơ khác tập trung tả sự tĩnh lặng của đất trời và tâm trạng trầm uất của con người, riêng câu chuyển lại tả cái “động” của ngọn gió và âm thanh của chiếc lá rơi. Một chút xao động của đất trời, một tiếng vang khẽ khàng của chiếc lá mà có thể động đến thẳm sâu nỗi niềm khắc khoải của nhà thơ:
“Sơn hà liêu lạc tứ vô thanh
Độc tọa thư đường khán nguyệt minh Hà xứ thu phong xuy nhất diệp Dẫn lai vô hạn cố viên tình”
(Nước non quạnh quẽ, bốn bề lặng ngắt- Một mình ngồi ở nhà học ngắm trăng sáng- Gió thu từ đâu thổi đến một chiếc lá- Khêu gợi biết bao mối tình nhớ nhà).