6. Kết cấu của luận án
2.5. Nhận xét chung
Một cái nhìn bao quát cho thấy vị trí của thơ tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam, nhất là ở giai đoạn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, khá khiêm tốn. Nó luôn bị lấn át bởi số lượng áp đảo các bài thơ bát cú luật Đường. Thực tế này được lý giải bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất, bát cú luật Đường là một thể thơ được “Chính quy hóa” trong văn chương trường ốc vả có mặt trong các kỳ thi cử thời phong kiến. Việc quan tâm của các nho sĩ quan liêu, các sĩ tử và kể cả những nho sĩ ẩn dật, bình dân đối với thơ bát cú là một hệ quả tất yếu; Thứ hai, tứ tuyệt là một thể thơ khó làm và làm cho hay bởi nó là đỉnh cao của sự
63
ngắn gọn, hàm súc. Không phải người lão luyện trong nghề thơ, chắc chắn không dám xông vào chỗ “khu khu tứ cú chi trung”.
Cũng có những giai đoạn tứ tuyệt phát triển rất mạnh do phù hợp với nhu cầu cụ thể của thời đại. Chẳng hạn, chỉ trong văn học từ thế kỷ X- XV, lượng bài thơ tứ tuyệt đã là con số khá lớn và vị trí của nó không hề thua kém chút nào so với bát cú.
Phần lớn các bài thơ tứ tuyệt Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX vẫn tập trung vào đề tài thiên nhiên, một đề tài hết sức phổ biến trong Đường thi và thể thơ nhỏ gọn này cũng có những ưu thế riêng trong việc “tả cảnh ngụ tình”, nhất là khi nhà thơ cần sử dụng “tiểu thi” để “tự thuật một sự kiện nhỏ, một cảm tưởng nhỏ, một ấn tượng nhỏ của cuộc sống sinh hoạt giản đơn” (Trần Trọng San) [112, tr. 16].
Tuy nhiên, tứ tuyệt vẫn luôn bám sát và đáp ứng những nhu cầu phản ánh của thời đại. Sự phát triển vượt trội của “tứ cú kệ”, những bài tứ tuyệt giàu chất trữ tình triết lý thời Lý- Trần- Lê sơ; việc bám sát hiện thực đời sống cùng những bài tứ tuyệt đậm chất “phóng sự”, ghi nhanh của Nguyễn Du, Cao Bá Quát,.. ; sự xông xáo, đổi mới của tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương trong việc đả kích, châm biếm một cách sắc gọn, sâu cay bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến trên đường suy vong... vừa chứng tỏ khả năng đặc biệt phong phú của thể thơ nhỏ gọn này trong việc đáp ứng những nhu cầu phản ánh, biểu hiện hết sức đa dạng của người nghệ sĩ, vừa cho thấy sự khác biệt rất cơ bản về nội dung giữa tứ tuyệt cổ điển Việt Nam với tứ tuyệt Đường thi.
64