Cách lựa chọn hình ảnh:

Một phần của tài liệu thơ tứ tuyệt trong văn học việt nam từ thế kỷ x đến thế kỷ xix (Trang 72)

6. Kết cấu của luận án

3.2.1. Cách lựa chọn hình ảnh:

Cái nhỏ gọn của tứ tuyệt, về bản chát, không phải là sự thu hẹp phạm vi hiện thực phản ánh mà là sự chọn lọc theo yêu cầu khái quát hóa để đạt tới chất lượng cao của sự phản ánh. Khác với các thể thơ phóng khoáng hơn về dung lượng câu chữ, đủ sức chuyển tải nhiều chi tiết, hình ảnh nhằm miêu tả tỷ mỷ những điều mà nhà thơ quan sát, suy ngẫm, tứ tuyệt chỉ có thể chọn lựa, tập trung miêu tả vài chi tiết, hình ảnh nhằm tạo nền cho sự thể hiện cảm xúc, nhận thức. Tất nhiên các chi tiết, hình ảnh ấy phải có sức khơi gợi, liên tưởng hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ để qua chúng, người đọc có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh. Một đôi bướm chấp chới ngoài khung cửa sổ sớm mai có thể khơi gợi cả một vùng trời xuân đầy hoa lá, tươi vui. Đó không chỉ là cảnh mà còn là tình, là tâm trạng, là cái nhìn trong sáng, ấm áp của nhà thơ khi phát hiện ra vẻ đẹp đời sống (Xuân hiểu- Trần Nhân Tông). Cây hoa xoan nở giữa cơn mưa cuối xuân trong “Mộ xuân tức sự” (Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai) hay con đò cô đơn gói đầu lên bãi cát mà ngủ trong “Trại đầu xuân độ” (Cơ

73

có sức khơi gợi những liên tưởng phong phú và có khả năng phác hoạ cái nhìn bao quát về sự vắng lặng, quạnh quẽ ở thôn quê. Một lối đi rêu mọc, một cánh cửa vườn ngự khép hờ cũng đủ gợi khung cảnh vắng vẻ, hoang tàn ở nơi trước kia, chắc hẳn phải tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười. Trước khung cảnh ấy, Trần Thánh Tông sao không khỏi bộc lộ nỗi niềm nhớ thương “người cũ”:

“Cung môn bán yểm kính sinh đài Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai Vạn tử thiên hồng không lạn mạn

Xuân hoa như hứa vị thùy khai” (Cung viên xuân nhật ức cựu)

(Cửa cung khép hờ, lối đi rêu mọc- Giữa ban ngày mà sâu lặng, ít người qua lại- Muôn tía nghìn hồng rực rỡ suông mà thôi- Hoa xuân đẹp như vậy, vì ai mà nở)

Cũng có khi người làm thơ tứ tuyệt cố gắng khắc phục hạn chế của câu chữ trong việc phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, sinh động bằng cách dồn nén rất nhiều chi tiết vào bài thơ. Bức tranh chiều trên đường đi Lạng Sơn của Trần Nhân Tông là một ví dụ tiêu biểu cho ý định bao quát một cách tương đối những vé đẹp phong phú của thiên nhiên trong tầm mắt nhà thơ:

“Cô tự thê lương thu ái ngoại Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ Thủy minh, sơn tĩnh, bạch âu quá

Phong dịnh, vân nhàn, hồng thụ sơ” (Lạng châu vãn cảnh)

(Ngôi chùa cổ thê lương ẩn mình trong lớp khói lạnh lẽo mùa thu- Thuyền câu hiu quạnh, chuông chùa bắt đầu điểm- Nước trong, núi lặng, chim âu trăng bay qua- Gió im, mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ).

Bài thơ “Hoàng giang tức sự” của Sái Thuận cũng cố gắng nắm bắt càng nhiều càng tốt các chi tiết sinh động của cảnh trong bón câu ngũ ngôn:

74

“Mao xá yên nhân lý Cô châu tiểu bạc thì Thôn đồng tam tứ bối Duyên thủy mịch bành kỳ”

Chi tiết chiếm vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý của nhà thơ nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là những nét phác nhanh, gọn, sắc sảo hơn là sự tô vẽ tỷ mỷ và nếu bốn câu thơ chỉ dành để tả cảnh thì yếu tố cảm xúc, tâm trạng của con người khó có thể bộc lộ qua câu chữ. Các yếu tố này thường ẩn sau nét hài hoà, trong sáng hay buồn bã thê lương của cảnh vật.

Tuy nhiên, thao tác chủ yếu vẫn là chọn lọc một cách tinh tế vài chi tiết của sự vật, sự việc, con người để khơi gợi cái nhìn bao quát về đối tượng. Các chi tiết ít ỏi này như vài đường nét trong bức tranh ký họa đơn giản chỉ nhằm ghi lại cái thần cảnh vật, con người và nhân đó, có thể hé mở phần nào miền tâm trạng sâu kín của nhà thơ. Những khoảng trắng trong tranh ký họa cũng là những khoảng bỏ lửng của câu chữ mà bài tứ tuyệt nhỏ gọn không thể nói hết. Đặc điểm này được thể hiện rõ trong các bài thơ Haiku, Tan ka và trong cả hội hoa cổ điển Trung Quốc, Nhật Bản. Chẳng hạn, người ta thường nhắc đến bài thơ “Con quạ” của Basho, nhà thơ Nhật Bản nổi tiếng ở thế kỷ XVII, như một tác phẩm tiêu biểu cho vẻ đẹp ngắn gọn, giản dị mà hàm súc của thơ Haiku [115]. Bài thơ chỉ gồm vài nét phác tinh tế nhưng giàu sức gợi mở và suy tưởng:

“Trên cành khô Con quạ đậu Chiều thu”

Trong những bài thơ ngắn gọn, cách trình bày đơn giản và có vẻ khách quan vài chi tiết được lựa chọn từ trăm nghìn chi tiết phong phủ của đời sống vừa hướng người đọc vào những tiêu điểm mà nhà thơ quan tâm khi cố gắng phản ánh thần thái của đối tượng vừa kích thích nhu cầu cảm nhận những ẩn ý mà nhà thơ “bỏ lửng”, không nói hết trên bề mặt văn bản.

75

Tứ tuyệt Đường thi rất thường sử dụng hình ảnh trăng. Trong không gian đêm bao la, quạnh quẽ, ánh trăng sáng trở thành một tiêu điểm thu hút sự chú ý của người thức đêm, trăn trở một nỗi niềm cho nên, đối với các bài thơ ngắn gọn miêu tả không gian đêm, một ánh trăng thôi cũng đủ khắc hoạ sự sinh động của cảnh vật. Lý Bạch Cử đầu vọng mình nguyệt (Tĩnh dạ tứ), Đỗ Mục tả ánh trăng sáng lồng trong cát bến Tần Hoài (Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa- Dạ bạc Tần Hoài), Trương Kế tả ánh trăng lặn trong tiếng quạ kêu sương (Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên- Phong Kiều dạ bạc)... Ánh trăng như một điểm nhấn gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ sức toả sáng và sự nổi bật của nó trong đêm tối nên các nhà thơ thường tỏ ra rất tâm đắc với những phát hiện về vẻ đẹp lung linh khác thường của cảnh đêm do ánh trăng mang lại: Ánh trăng rơi giữa lòng sóng đầy sương mờ trong bài thơ “Dạo thuyền” của Huyền Quang (Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương), ánh trăng vừa mọc trên cành hoa quế trong bài thơ “Nguyệt” của Trần Nhân Tông (Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ), một mảnh trăng lạnh vút lên trên bầu trời trong “Tam canh nguyệt” của Lê Thánh Tông (Nhất phiến hàn quang thướng bích tiêu)..

Vầng trăng vằng vặc toả ra thứ ánh sáng thao thức và lạnh lẽo trên bầu trời đêm không chỉ khơi gợi một cách tinh tế các yếu tố thời gian, không gian mà, phần nào đó, còn thể hiện một cách hàm sức tương quan giữa cảnh với tâm trạng thao thức của người xa xứ. Trong “Thôn xá thu châm”, Nguyễn Trãi đặc biệt quan tâm đến một vầng trăng mà thứ ánh sáng của nó có thể làm kinh động lòng người khách trọ lâu ngày (Dạ nguyệt thiên kinh cửu khách tình). Bài thơ “Đêm đậu bến Kim Thảnh” của Nguyễn Trung Ngạn cũng có một ánh trăng lặng lẽ toả sáng, cũng khơi gợi tấc lòng tha hương, chỉ có điều, nhà thơ không miêu tả trăng trên trời đêm mà lại nhìn bóng trăng in trên mặt nước bát ngát hồ Động Đình:

“Nhân tại biên chu, nguyệt tại hà Động Đình thu hứng hạo vô nha Mộng hồn bất đoạn yên ba cách Nhất dạ đông phong tống đáo gia”

(Người ở thuyền con trăng ở sông- Hứng Động Đình bát ngát không bờ bến- Mộng hồn không dứt, mây khói cách- Một đêm gió đông đưa về nhà).

76

Ánh trăng trong bài tứ tuyệt “Ngẫu hứng II” của Nguyễn Du là một chi tiết ánh sáng rất đặc biệt. Nó bị che khuất bởi “Bóng râm lớp lớp” của cây cói nên chừng như không thể toả sáng rạng rỡ mà thu nhỏ lại, đơn độc, lạnh lẽo như chính thân phận tha hương của nhà thơ:

“Lô hoa sơ bạch cúc sơ hoàng Thiên lý hương tâm cộng dạ trường Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt Lục dương trùng điệp bất di quang”

(Hoa lau chớm trắng, hoa cúc chớm vàng- Lòng nhớ quê ngàn dặm, đêm cùng dài dằng dặc- Gắng dậy mở cửa sổ xem trăng sáng- Bóng râm lớp lớp không để lọt tia sáng nào). Trong các bài thơ Xitgiô 6 câu (Triều Tiên), ánh trăng sáng cũng là một điểm nhấn của bức tranh đêm, một cách thể hiện hàm súc tâm tình của nhà thơ. Chẳng hạn, ở bài thơ dưới đây, tác giả không cần phải dùng nhiều câu chữ để nói đến cảm xúc thanh thán trong một đêm thu tĩnh mịch. Ánh trăng cuối tác phẩm cho chúng ta biết rằng nhà thơ ngồi suốt đêm trên sông không phải để câu cá mà là để tắm mình trong khung cảnh vũ trụ bao la huyền diệu[l 19, tr. 163]:

“Đêm thu. Trên sông Sông như mây, bập bồng Tôi quăng câu ngồi kiên nhẫn Nhưng cá không chịu cắn Và ra về, thuyền không

Chở đầy ánh trăng vàng thanh thản”

Một vật thể nào đó phát ra ánh sáng trong đêm tối, như ánh đèn mờ trong “Dạ vũ” của Trần Minh Tông (Thu khí hòa đăng thất thự mình), ngọn đèn “chợt sáng, chợt tối” (Cỡ

đăng minh hựu diệt) trong “Hoàng giang dạ vũ” của Nguyễn Phi Khanh hay “nửa ngọn đèn cô đơn” (Bán trản cô đăng khách mộng tàn) trong bài thơ “Tiên thành lữ thứ” của Ngô

77

Nhân Tĩnh, vị thượng thư triều Gia Long, cũng có thể khơi gợi không khí lắng đọng, trầm tư của người thức đêm, day dứt tấc lòng hồ hải

Người làm thơ tứ tuyệt cũng thường chú ý đến các chi tiết âm thanh khi miêu tả những khung cảnh vắng lặng, nhàn nhã. Giữa không khí tĩnh mịch, tiếng mưa rơi, tiếng sáo thuyền câu, tiếng chuông chùa hay tiếng chim hót dễ tạo sự chú ý và những ấn tượng mạnh mẽ. Chỉ cần một âm thanh xa vắng, mơ hồ là đủ gợi được sự yên ắng của khung cảnh, nhất là trong những đêm thi nhân thức trắng. Với trường hợp này, tiếng chuông chùa Hàn San và tiếng quạ kêu sương trong “Phong Kiều dạ bạc” (Trương Kế); tiếng chim núi giật mình vì ánh trăng xuất hiện, thảng thốt kêu nơi khe nước mùa xuân trong “Điểu minh giản” (Vương Duy) (Nguyệt xuất kinh sơn điểu- Thời minh xuân giản trung); tiếng con chim hoàng oanh hót làm tan giấc mộng đẹp nhưng mong manh của người chinh phụ trong “Y Châu ca” (Cáp Gia Vận)... có ảnh hưởng khá rõ đến các nhà thơ cổ điển Việt Nam khi sáng tác thơ tứ tuyệt. Nhà sư Huyền Quang tả vài tiếng sáo thuyền câu văng vẳng ngoài đám lau sậy (Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại- Dạo thuyền), Nguyễn Trung Ngạn bồi hồi tỉnh giấc xuân vì một tiếng oanh hót (Oanh điểu nhất thanh xuân thụy giác- Xuân nhật), Chu Văn An quan tâm đến tiếng chim thước thỉnh thoảng kêu trong khói mù (Sơn thuốc đề yên thời nhất thanh-

Tạp hứng), Nguyễn Trãi lắng nghe tiếng chim đỗ quyên giục xuân già (Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão- Mộ xuân tức sự), Lê Thiếu Đĩnh nghe tiếng chuông mõ để lần tìm ngôi chùa chìm trong mây trắng {Bạch vân già đoạn bất kiến tự- Ngọ phạn sổ thanh tri hữu tăng,

“Sơn tự”), Ngô Thì Nhậm tả tiếng tiếng đập vải mùa thu làm vang động cả 12 phố Tràng An

(Hưởng động Tràng An thập nhị khai- (Thu châm), Phan Huy ích tả tiếng chim đa đa kêu gợi nỗi lòng nhớ quê day dứt trong khoảnh khắc sớm mai đi ngang chùa Tiên Lữ (Giá cô đề khởi hương quan tứ- Hiểu kinh Tiên Lữ tự), Nguyễn Du tả tiếng đàn tỳ bà theo nưước vọng đến (Tỳ bà thanh tự thủy trung lai- Thuổng Ngô trúc chi ca), Phan Huy Chú tả tiếng chuông mơ hồ lẫn trong tiếng mưa đêm nơi thành Hành Châu (Hành châu dạ vũ văn chung), Nguyễn Khuyến hết sức tinh tế khi lắng nghe tiếng rơi khẽ khàng của một chiếc lá theo gió thu từ đâu bay đến:

“ Sơn hà liêu lạc tứ vô thanh

Độc toạ thư đường khán nguyệt minh Hà xứ thu phong xuy nhất diệp

78

Dẫn lai vô hạn cố viên tình” (Thu dạ hữu cảm)

(Nước non quạnh quẽ, bốn bề lặng ngắt như tờ- Một mình ngồi nơi nhà học ngắm trăng sáng- Gió thu từ đâu thổi đến một chiếc lá- Khêu gợi biết bao mối tình nhớ nhà).

Những âm thanh xa vắng, mơ hồ cũng là những điểm nhấn nổi bật trong khung cảnh tịch mịch, quạnh quẽ. Ấn tượng do chúng mang lại khá đậm nét. Chúng đánh thức, khơi dậy những nỗi niềm u ẩn, khó nói, giúp nhà thơ bộc bạch cảm xúc sâu lắng mà không cần dùng nhiều câu chữ bởi người đọc cũng sẽ vận dụng chính cảm xúc của họ khi lắng nghe, bằng tưởng tượng và kinh nghiệm, những âm thanh đó để hiểu được cảm xúc, tâm trạng nhà thơ.

Tứ tuyệt đặc biệt hạn ché sử dụng chi tiết nên mỗi hình ảnh, chi tiết được chọn lọc không đơn gián chỉ là sự ghi nhận trung thực một nét đẹp đời sống mà còn phải thể hiện những phát hiện độc đáo, những suy tưởng sâu sắc của nhà thơ trong quá trình khám phá vẻ đẹp phong phú, sinh động đó. Nhà thơ cũng có thể phát triển các ý tưỏng mới lạ và độc đáo trong một bài thơ có dung lượng câu chữ phóng khoáng để thể hiện trọn vẹn tư tưởng và cảm xúc nhưng, đối với nhu cầu ghi lại những phát hiện, những ý tưưởng bất ngờ nảy sinh trong khoảnh khắc xuất thần bằng cách nói điểm nhãn, khai mở thì bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn có lợi thế hơn.

Từ một hoàn cảnh đặc biệt hay một góc độ nhìn mới mẻ, nhà thơ chợt có những so sánh thú vị, đầy bất ngờ về các sự vật, hiện tượng vốn rất quen thuộc và có nhu cầu ghi lại những phát hiện, những cảm xúc nóng hổi đó bằng vài dòng thơ ngắn gọn. Chúng làm phong phú thêm nhận thức và cả cảm xúc thẩm mỹ của chúng ta về sự mới mẻ của những điều đã biết. Bài thơ sau đây của Cao Bá Quát trình bày một liên tưởng khá táo bạo khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên:

“Giang tự mỹ nhân thanh luyện đái Sơn như túy khách bích hoa bôi Tương khan phong nguyệt câu vô tận Chỉ khủng thì ổng bất khẳng hồi”

79

(Sông như dải lụa xanh của cô gái đẹp- Núi như chiếc chén xà cừ của khách say- Trăng và gió xem ra đều là kho vô tận- Chỉ e nhà thơ không chịu trở về).

Bài thơ tứ tuyệt nhỏ gọn thường phù hợp với nhu cầu trình bày hàm súc những khám phá bất ngờ, những kết luận giàu chất suy tưỏng về thế giói và đời sống thông qua lối tư duy hình tượng độc đáo của người phương Đông cổ xưa. Đặc điểm này rất dễ thấy trong các bài tứ tuyệt Tống thi đậm chất triết lý. Chẳng hạn, bài thơ “Đề Thẩm quân cầm” [107, tr. 256] trình bày những suy tưởng của Tô Thức về quan hệ nhân quả như là nguồn gốc, bản chất của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan bắt đầu từ phát hiện khá thú vị, bất ngờ về cây đàn và tiếng đàn:

“Nhược ngôn cầm thượng hữu cầm thanh Phóng tại hạp trung hà bất minh

Nhược ngồn thanh tại chỉ đầu thượng Hà bất ư quân chỉ thượng thanh “

(Nếu nói trên đàn có tiếng đàn- Đặt ở trong hộp sao lại không kêu- Nếu nói tiếng đàn ở đầu ngón tay- Vì sao không nghe thấy trên đầu ngón tay anh)

Bài thơ “Nghe tiếng sóng sông Gia Lăng gửi Thâm Thượng Nhân” của Vi Ứng Vật đời Đưòng cũng có một tứ thơ tương tự, một phát hiện tương tự rằng sự tác động qua lại của các sự vật [107, tr. 258] chính là nguồn cội phát sinh và phát triển những vẻ đẹp phong phú trong đời sống:

“Thủy tính tự vân tĩnh Thạch trung bản vô thanh Như hà lưỡng tương kích Lôi chuyển không sơn kinh”

(Tính nước vốn yên lặng- Trong đá vốn cũng không có tiếng- Vì sao hai thứ va vào nhau- [Lại phát ra những tiếng] sấm động làm rung chuyển cá núi vắng)

80

Sức hấp dẫn của các bài tứ tuyệt nêu trên không chỉ nhờ vào sự độc đáo, bất ngờ của những ý tưởng mà còn nhờ vào cách trình bày các ý tưởng đó trong dạng thức ngắn gọn, hàm súc, giàu chất điểm ngộ, khai mở hơn là luận thuyết dài dòng. Bài thơ “Hoa dâm bụt” của Nguyễn Trãi lựa chọn được một chi tiết rất đặc biệt: hoa trong đáy nước để tiến tới một nhận xét khách quan về đời sống ngắn ngủi của kiếp hoa lẫn kiếp người và cuối cùng là một

Một phần của tài liệu thơ tứ tuyệt trong văn học việt nam từ thế kỷ x đến thế kỷ xix (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)