6. Kết cấu của luận án
2.3.2 Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với sự phát triển của thơ tứ tuyệt bằng chữ
chữ Nôm thế kỷ XV.
Nguồn sữa dồi dào của văn học dân gian đã góp phần nuôi dưỡng dòng văn chương bác học bằng chữ Nôm đậm đà bản sắc dân tộc và đây cũng chính là nguồn động lực chủ yếu cho những cách tân thơ ca đáng chú ý trong thế kỷ XV. Ở thời kỳ tinh thần dân tộc được phát huy cao độ và trở thành nhân tố chi phối mạnh công cuộc phục hưng văn hoá Đại Việt, Nguyễn Trãi được xem là nhà thơ tiên phong khi mạnh dạn thử nghiệm thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn trên cơ sở biến đổi một số yếu tố chuẩn mực trong cấu trúc, quy cách thơ bát cú và tứ tuyệt Đường luật.
Vẫn có quan điểm cho rằng hiện tượng xen lẫn những câu sáu chữ vào các câu bảy chữ trong bài thơ bát cú và tứ tuyệt rất phổ biến trong “Quốc âm thi tập” thực ra đã có nguồn gốc từ một dòng văn học chữ Nôm vốn khởi phát từ đời Trần. Câu chuyện nàng Điểm Bích thử thách phẩm hạnh Thiền sư Huyền Quang [45, tr. 148] qua một bài thơ Nôm tứ tuyệt đầy tình ý và một số tập thơ Nôm đời Trần được Phan Huy Chú nhắc đến trong “Văn tịch chí” là chứng cớ rất đáng chú ý.
Tiếc thay bài thơ nàng Điểm Bích là tư liệu thơ Nôm hãn hữu còn sót lại sau cơn binh lửa đầu thế kỷ XV nên chưa thể khẳng định Nguyễn Trãi có phải là người sáng tạo thể thơ đặc biệt này hay không. Tuy nhiên, vẫn phải ghi nhận những đóng góp đáng trân trọng của ông trong việc mang lại sức sống mới cho thơ Đường luật. Ông cũng chứng minh được rằng chữ Nôm là điều kiện cần thiết để đưa ngôn ngữ hội thoại dân gian, thứ ngôn ngữ có khả năng rất lớn trong việc thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Việt Nam, hội nhập vào văn chương bác học. Cùng với những hình ảnh ước lệ quen thuộc, việc vận dụng các thi liệu dân gian là giải pháp cho nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm của nhà trí thức có tư tưởng thân dân sâu sắc. Bởi vì, trong quan niệm Nguyễn Trãi, góc của nhạc, của thơ chính ở mục đích “yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than” [66; 339].
48
Giống như mảng thơ chữ Hán, thơ Nôm bát cú của Nguyễn Trãi tập trung thể hiện tình cảm công dân sâu đậm, thứ tình cảm chi phối xuyên suốt cuộc đời hoạt động chính trị đầy thăng trầm của vị khai quốc công thần triều Hậu Lê này. Chúng còn là các bài học giáo lý vừa có tác dụng tự khuyến vừa như lời răn dạy trước hết là đối với những người thân trong gia đình. Ngay tựa đề một phần mục có số lượng thơ bát cú rất lớn trong “Quốc âm thi tập” cũng phản ánh rõ đặc điểm này: “Bảo kính cảnh giới”- thơ được xem là gương báu để răn mình, để “Ngôn chí”, “Tự thuật”,..
Nhưng thơ Nôm tứ tuyệt Nguyễn Trãi lại là thế giới rất riêng, một thế giới tràn đầy cảm xúc, với trăng hoa, chim muông, cây cỏ làng quê, với niềm vui và nỗi buồn ít nhiều ghi nhận dấu ấn phần đời cuối thanh tịnh, lặng lẽ trên đỉnh núi Côn Sơn. 45 bài thơ tứ tuyệt trong “Quốc âm thi tập” chủ yếu là viết về thiên nhiên, ở đó, những cây thiên tuế, chuối, hoè, mía,... đậm chất dân dã cùng sánh vai với những hình ảnh đào, tùng, mai- lan- cúc- trúc ước lệ hết sức quen thuộc trong văn chương bác học... Tất cả đều được miêu tả bằng cảm xúc lắng đọng, tinh tế. Trong các bài thơ này, có thể thoáng bắt gặp một cái nhìn sâu sắc về bản chất đời sống qua lăng kính sắc không. Chẳng hạn, chất trữ tình triết lý chi phối rõ nét trong bài thơ miêu tả đoá hoa dâm bụt in dưới đáy nước:
“Ánh nước hoa in một đoá hồng Vẩn nhơ chẳng bén bụt là lòng Chiều mai nở chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không” (Mộc Cận)
Từ chùm thơ tứ tuyệt “Tiếc cảnh”, có thể nhận ra tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm, hóm hỉnh, luôn yêu mến, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn con người. Chẳng hạn, người ta thường xem bài “Tiếc cảnh số 10” là bài thơ đầy ẩn ý trách móc nhằm giúp Nguyễn Trãi gửi nỗi nhớ nhung đến nàng thiếp yêu Nguyễn Thị Lộ đang phải hầu hạ Lê Thái Tông trong cung cấm:
“Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
49
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng”
Cuối thế kỷ XV, các nhà thơ thời Hồng Đức cũng sử dụng những bài tứ tuyệt bằng chữ Nôm để “Phụ điếu Vương Tường”, một trong những người đẹp huyền thoại của lịch sử Trung Hoa. Bài thơ trích dẫn dưới đây chỉ là một trong số 10 bài tứ tuyệt chan chứa giọng điệu buồn thương cho thân phận Chiêu Quân:
“Gió vàng lá rụng hồn Ngu nữ Bể bạc châu chìm phách Mị nương Trăng lạt, sao thưa, chím ánh ỏi Nào đâu là chốn chẳng thương nàng”
Thơ ca thù phụng của 28 văn thần thành viên Hội Tao Đàn, quả thực, khó có thể gợi được cảm xúc chân thành từ những hình ảnh ước lệ, công thức nhưng dẫu sao, các bài tứ tuyệt chữ Nôm này cũng là sự hưởng ứng đầy ý nghĩa đối với những cách tân thơ Nôm đầu thế kỷ. Từ bước khởi đầu quan trọng này, có thể nói đến nhiều thành tựu tiếp nối sẽ được phản ánh rõ trong tiến trình thơ Nôm Đường luật những thế kỷ sau.