Quan hệ kinh tế

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Quan hệ kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á đã phủ bóng tối xuống mối quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN, làm chậm lại luồng thương mại, đầu tư của cả hai bên. Từ năm 2000, sự phục hồi nhanh chóng của một số nền kinh tế ASEAN đã nhen lại niềm hy vọng của Ấn Độ là muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ kinh tế với khu vực này. Sự phục hồi kinh tế Đông Á năm 1999 - 2000 và sự cải thiện môi trường thương mại toàn cầu " sẽ là điềm báo hiệu tốt lành cho quan hệ xuất khẩu của Ấn Độ - ASEAN trong tương lai". GDP của các thành viên ASEAN trong năm 2004 là 800.735 triệu USD, xấp xỉ bằng 1,17 lần GDP trong cùng một năm của Ấn Độ, và đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng bền vững. Nền kinh tế khu vực cuối cùng đã đi ra khỏi bóng tối của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, và có xu hướng tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng GDP của ASEAN tiếp tục thấp hơn của Ấn Độ (Xem Phụ lục Bảng 4), và các nước thành viên thường phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Mỹ và EU. Do đó, chìa khóa để cạnh tranh kinh tế của ASEAN và sự tăng trưởng trong tương lai sẽ nằm trong hội nhập kinh tế với phần còn lại của châu Á, trong đó có Ấn Độ.

Trước đây, do tác động của Chiến tranh lạnh, và ở mức độ thấp hơn, do những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sự hợp tác về thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN là rất ít, mối liên hệ thương mại của họ chủ yếu là hướng ra bên ngoài. Ngày nay, tình đoàn kết châu Á đang được thực hiện thông qua sự hợp tác kinh tế được tăng cường mạnh mẽ trong phạm vi toàn châu lục. Các nền kinh tế châu Á phát triển nhanh chóng trong mấy thập kỉ qua và sự liên kết đang tăng lên giữa các nền kinh tế này đã dẫn đến nhiều ý tưởng mới đang được bàn thảo, trong đó có ý tưởng về việc thành lập cộng đồng kinh tế châu Á và một đồng tiền chung cho châu Á - giống như đồng EURO. Chuyển biến đáng kể này được

Harvard hồi tháng 9 năm 2003: " Trong quá khứ, sự can dự của Ấn Độ ở phần lớn châu Á, trong đó có Đông Nam Á và Đông Á, dựa trên một khái niệm lý tưởng về tình anh em châu Á, trên cơ sở những gì đã cùng trải qua dưới chủ nghĩa thực dân và những mối liên hệ về văn hóa. Tuy nhiên, cùng với văn hóa và lịch sử, những gì đang diễn ra ở khu vực này ngày nay còn được quyết định bởi các mối liên hệ về thương mại, đầu tư và sản xuất. Đó là những gì đứng sau chính sách hướng Đông đã có một thập kỉ nay của chúng tôi. Trên thực tế, khu vực này đã chiếm tới 45% kim ngạch ngoại thương của Ấn Độ" [ 82 ]

Như vậy, trong quá khứ, châu Á chỉ có chính sách ngoài miệng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Và mặc dù chính sách hướng Đông được ban hành từ đầu những năm 1990 sau khi Thủ tướng Narasimha Rao tiến hành các chuyến thăm tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ trở thành một đối tác đối thoại khu vực với ASEAN năm 1992, nhưng chính sách này mới được thực hiện mạnh mẽ kể từ đầu thế kỉ XXI khi Ấn Độ trở thành đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2002 và tham gia các sáng kiến khu vực như BIMSTEC, Tổ chức hợp tác sông Hằng - sông MêCông và là một thành viên của EAS tháng 12 năm 2005. Ngày nay, châu Á là một thực thể sôi động với đầy ý nghĩa thương mại đã và đang thúc đẩy chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Các luồng trao đổi thương mại đang tăng lên trong phạm vi khu vực trong những năm qua cùng với quyết tâm đẩy mạnh hợp tác kinh tế hơn nữa bằng những thỏa thuận cởi mở hơn đã hé ra triển vọng ra đời của một cộng đồng kinh tế châu Á. Thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN đã tăng gấp 4 lần - từ 3,1 tỷ USD năm 1991 lên 12 tỷ USD năm 2002. Ấn Độ là một đối tác chiến lược của ASEAN và đã ký TAC vào năm 2003. Điều nổi bật là Ấn Độ đã ký FTA song phương với Thái Lan (2004) và Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện với Singapore (2005), và đặc biệt tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAC) (12-2005), góp phần làm cân bằng sự lo ngại của nhiều nước ASEAN về gia tăng quá nhanh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Thương mại Ấn Độ - ASEAN tăng khá nhanh, đạt 16 tỉ USD vào năm 2004. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ và ASEAN đạt 37,077 tỷ USD ( xem phụ lục 6), trong đó kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Ấn Độ đạt 24,658 tỷ USD – tăng 30,3% so với năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu vào

ASEAN từ Ấn Độ đạt 12,419 tỷ USD – tăng 27,1% so với năm trước. Bảng phụ lục 5 cho ta thấy sự gia tăng mạnh mẽ của xuất khẩu từ Ấn Độ sang ASEAN từ năm 2002. Sự gia tăng này là đặc biệt lớn với Singapore. Với trường hợp ngoại lệ của một vài thành viên mới trong ASEAN, khối lượng xuất khẩu đã tăng từ năm 2005-2006 đến 2006-2007. Một xu hướng tương tự có thể được quan sát trong trường hợp hàng nhập khẩu ( Xem bảng phụ lục 7). Đáng chú ý nhất, Ấn Độ nhập khẩu từ Malaysia và Singapore đã tăng hơn 5 lần giữa năm 2002 và 2007.

Sau hiệp định được ký kết tại Cebu vào năm 2007, Ấn Độ hy vọng sẽ kết thúc các cuộc thương lượng về một Hiệp định tự do thương mại song phương với ASEAN. Mong muốn của Ấn Độ được Thủ tướng Manmohan Singh thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN diễn ra ngày 19/10/2004 là " muốn có một cộng đồng kinh tế châu Á giữ vai trò là động lực cho sự tăng trưởng và hòa nhập kinh tế trong toàn khu vực" [ 82 ]. Theo thống kê năm 2001, trao đổi mậu dịch của Ấn Độ với Inđônêxia nhiều hơn với Pakixtan, với Singapore nhiều hơn Bănglađet. Sau Mỹ và châu Âu, các nước ASEAN là bạn hàng lớn nhất của Ấn Độ, đặc biệt là Inđônêxia. Tổng giá trị xuất khẩu liên quan đến nông nghiệp của Inđônêxia sang Ấn Độ đạt 1,6 tỷ USD. Ấn Độ cần khí tự nhiên của Inđônêxia và hy vọng sẽ có được nguồn năng lượng này từ Aceh ở phía Bắc Sumatra, cách đảo Andaman của Ấn Độ chỉ có 90 dặm biển. Inđônêxia thì hy vọng sẽ được chuyển giao công nghệ khoa học và thông tin của Ấn Độ.

Việc thể chế hoá mối quan hệ ASEAN-Ấn Độ được thể hiện tại Hội nghị thượng đỉnh tại Phnôm Pênh vào ngày 5 tháng 11 năm 2002 được coi là sự thành công của chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Nó đã thừa nhận sự nổi lên của Ấn Độ như là một đối thủ quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước đột phá này được đưa ra sau những nỗ lực lâu dài và gian khổ trên một phần của ngoại giao Ấn Độ để thuyết phục các nước ASEAN tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ. Tình cảm này được lặp lại trong một bài viết trên một tờ báo hàng đầu Ấn Độ trong đó nói rằng " Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Đông Nam Á - Ấn Độ tổ chức ở Phnôm Pênh, Cămpuchia, thiết lập giai đoạn Ấn Độ di chuyển mục đích đến sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược rộng với các nước Đông Nam Á. Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ liên

Đông và Đông Nam Á nói về cách họ sẽ tăng cường sự thịnh vượng của các dân tộc của họ " [ 133 ]. Ấn Độ được mời tham gia cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (cũng như Ôxtrâylia và New Dilân) trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên vào tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur mặc dù Trung Quốc có sự e dè. Với lời mời này, ASEAN đã khẳng định rằng khu vực này chào đón Ấn Độ như là một đối trọng đầy đủ và bình đẳng trong khu vực.

Để mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế, Ấn Độ và ASEAN đã thành lập các cơ chế thể chế khác nhau để thông qua đó các cuộc thương lượng được thực thi và hai bên đang nỗ lực vượt qua các rào cản để làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác. Hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN đang được thực thi thông qua:

- Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN - Hội đồng kinh doanh Ấn Độ - ASEAN

- Các cuộc họp của Bộ trưởng kinh tế Ấn Độ - ASEAN - Ủy ban đàm phán thương mại Ấn Độ - ASEAN

- Nhóm công tác về đầu tư và thương mại Ấn Độ - ASEAN

Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại New Đêlhi vào tháng 10/2002. Hội nghị này do Thủ tướng A.B. Vajpayee chủ trì và kể từ đó Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh này thường được tổ chức trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, như là một diễn đàn cho mạng lưới công tác và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo kinh doanh Ấn Độ - ASEAN

Tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ hai năm 2003, hai bên đã ký một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện và các cuộc đàm phán được dự kiến sẽ được hoàn thành năm 2005. Một trong những mục tiêu của Hiệp định khung là để "tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hội nhập kinh tế hiệu quả của các nước thành viên ASEAN mới và chuyển tiếp khoảng cách phát triển giữa các bên". [ 133 ] . Hiệp định khung này đã tạo nền móng vững chắc cho sự thành lập khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN-Ấn Độ (RTIA). Hiệp định này bao gồm một Khu vực đầu tư, thương mại Ấn Độ - ASEAN trong đó có Khu vực mậu dịch tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Hiệp định cũng đề

ra Chương trình thu hoạch sớm về buôn bán hàng hóa tiến tới giảm thuế quan đối với 105 mặt hàng đã được nhất trí.

FTA Ấn Độ - ASEAN sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại với dân số 1,8 tỷ và GDP 2,75 nghìn tỷ USD, được coi là sức mạnh ngoại giao kinh tế với chính trị làm trọng tâm. FTA cung cấp cho Ấn Độ với quyền truy cập vào một thị trường 600 triệu người. Sau khi bị bế tắc tại các cuộc thương lượng vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), các hiệp định buôn bán khu vực là lựa chọn tốt hơn đối với Ấn Độ. Tuy nhiên, FTA tại Nam Á ( SAFTA) chỉ có giới hạn trong tiềm năng của nó do các nước thành viên có GDP thấp và các mặt hàng buôn bán giống nhau. Do vậy, một FTA với ASEAN trở nên thiết yếu với Ấn Độ. Hơn nữa, Trung Quốc đã ký FTA về lĩnh vực dịch vụ với ASEAN. Đây là bước đầu tiến tới việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Do bị chậm trễ trong việc thiết lập FTA với ASEAN, Ấn Độ đang bị tụt hậu so với Trung Quốc trong việc tiếp cận với các cơ hội thương mại tại Đông Nam Á.

Thực ra, ngay từ năm 2003, Ấn Độ và ASEAN đã bắt đầu có các cuộc thương lượng để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA). Nhưng mãi đến năm 2006, FTA vẫn chưa trở thành hiện thực. Trở ngại chính để đi đến ký kết FTA là do Ấn Độ có những xung đột trực tiếp về quyền lợi đối với một số nước thành viên ASEAN về một số mặt hàng nhất định như: dầu cọ với Malaysia và Inđônêxia, chè với Việt Nam...làm cho các cuộc thương lượng FTA trở nên khó khăn hơn. Dầu cọ chiếm tới khoảng 20% khối lượng nhập khẩu từ Malaysia và Inđônêxia của Ấn Độ. Mặc dù sản lượng dầu cọ trong nước của Ấn Độ thấp hơn nhu cầu, song các nông gia vẫn phải phụ thuộc vào việc sản xuất dầu cọ của các bang như Kerala. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của các nông gia này, Ấn Độ đã đánh thuế nhập khẩu cao đối với mặt hàng dầu cọ. Chủ tịch Đảng Quốc Đại Sonia Gandhi đã cảnh báo rằng " trong các cuộc thương lượng FTA, quyền lợi của nông gia Ấn Độ không được đem ra thỏa hiệp" [ 90 ] .

Một trở ngại nữa trong FTA Ấn Độ - ASEAN là danh mục các mặt hàng nhạy cảm (dầu cọ, hạt tiêu, cà phê và chè đen). Các mặt hàng nằm trong danh mục trên không được phép cắt giảm thuế. Cả Ấn Độ và ASEAN đều đưa ra danh

nhiều khó khăn, song Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 Ấn Độ - ASEAN đã dấy lên hy vọng về các cuộc thương lượng trong tương lai vì cả hai bên đều tỏ ra mềm dẻo hơn. Tại Hội nghị này, ASEAN đã chấp thuận đề nghị của Ấn Độ về danh sách các mặt hàng nhạy cảm bao gồm 490 mặt hàng và Ấn Độ đã nhất trí giảm 50% mức thuế đánh vào 4 mặt hàng nhạy cảm vào năm 2020. Khác với quan điểm trước đây, Ấn Độ cũng xem xét việc dỡ bỏ lệnh ngừng cắt giảm thuế quan trong vòng 5 năm đối với những mặt hàng này sau khi FTA được thành lập, nếu ASEAN cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ như cắt giảm các mặt hàng trong danh sách loại trừ của ASEAN. Một tiến triển tích cực nữa là cả hai bên đều nhất trí giảm thuế quan đối với 700 mặt hàng từ 0-5% đến năm 2018.

Bất chấp những khó khăn trong các cuộc thương lượng, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Băngkôc ngày 13/8/2009 sau sáu năm đàm phán ( Xem hình phụ lục 8). Việc ký kết thỏa thuận này đã mở đường cho việc thành lập một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới – một thị trường với gần 1,8 tỷ dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2,75 nghìn tỷ USD. Đàm phán mậu dịch tự do Ấn Độ-ASEAN đã thu được tiến triển quan trọng, hiệp định mậu dịch tự do hàng hóa đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, cuộc đàm phán mậu dịch tự do về dịch vụ và đầu tư đang tiến triển tích cực. Với việc khởi động FTA giữa ASEAN và Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đã chính thức tham gia vào làn sóng thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa các nước lớn Đông Á. FTA giữa Ấn Độ và ASEAN mang lại những thuận lợi nhất định cho Ấn Độ trong quá trình tăng cường hợp tác sâu rộng với khu vực kinh tế rộng lớn châu Á - Thái Bình Dương.

Ngày 2/3/2010, lần đầu tiên, 10 lãnh đạo Bộ Công thương của các nước ASEAN đã cùng có mặt tại New Delhi trong khuôn khổ Hội chợ thương mại và Hội đàm Ấn Độ - ASEAN nhằm thắt chặt quan hệ, tăng cường hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tại buổi hội đàm của các Bộ trưởng ASEAN. Ông Dato Sri Mustapa Mohamed - Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Malaysia nhấn mạnh: "Chính phủ của chúng ta đã thiết lập những cơ sở và tiến trình cho sự hợp tác giữa các nước ASEAN và Ấn Độ, chúng tôi, với vai trò những Bộ trưởng về kinh tế đã quyết định sẽ thắt chặt mối quan hệ cộng đồng kinh tế giữa các nước ASEAN cũng như ASEAN+3 hay ASEAN+6".

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI) đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN. Về mặt kinh tế, Ấn Độ là một nền kinh tế lớn trị giá 1.843 tỉ USD, đứng thứ 10 thế giới. Tuy nhiên, do luôn ý thức được rằng đem chia sản lượng cho 1,21 tỉ dân thì cũng chỉ được 1.527 USD/đầu người, còn thua kém không ít nước ASEAN, nên Ấn Độ cũng mong thu hút đầu tư từ ASEAN. Chương trình tự do hóa của Ấn Độ đã tạo ra bầu không khí thích hợp cho FDI của ASEAN trong các khu vực như cơ sở hạ tầng, khách sạn và dịch vụ

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 63)