7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ-Singapore trước thế kỉ XXI
Khi mới thành lập, Singapore phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về tình hình trong nước lẫn khu vực. Điều đó buộc giới lãnh đạo Singapore mà đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu cần vạch ra một đường lối đối ngoại thích hợp cho phép đảm bảo đến mức tối đa và đạt hiệu quả nhất quyền lợi dân tộc của một quốc gia còn non trẻ. Chính phủ Singapore đưa ra khái niệm " trung lập tích cực" nghĩa là sẽ cố gắng thiết lập và mở rộng quan hệ không chỉ với những nước đã phát triển mà cả với những nước đang phát triển, với những nước xã hội chủ nghĩa và tích cực tham gia phong trào không liên kết. Đối với Ấn Độ, cũng giống như Singapore đều là thuộc địa của Anh và là một nước lớn của châu Á nên giới lãnh đạo Singapore đã đặc biệt quan tâm tới việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nước này. Điều này đặc biệt có lợi cho Singapore khi xây dựng chính sách phát triển kinh tế bởi Ấn Độ là thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng. Đồng thời, Ấn Độ còn là thành viên của khối Liên hiệp Anh và là nước sáng lập ra phong trào Không liên kết. Đối với Ấn Độ, từ đầu những năm 1990, Ấn Độ đưa ra chính sách hướng Đông cùng với quyết định tự do hóa nền kinh tế và các chương trình thúc đẩy xuất khẩu đã được sự ủng hộ nhanh chóng của Singapore với việc quốc đảo này nhanh chóng thực thi một chính sách "hướng ngoại".
Năm 1965, sau khi vấp phải những vấn đề trong việc liên minh với Malaysia, Singapore đã đứng ra phát triển độc lập và vấn đề đầu tiên mà Lý Quang Diệu quan tâm là xin gia nhập vào khối Liên hiệp Anh vì trong thời điểm hiện tại chỉ có như vậy mới đảm bảo cho Singapore phát triển an toàn và thịnh vượng. Nhờ sự vận động của ông Arnold Smith - Tổng thư ký khối Thịnh vượng chung, nên Paskixtan không phản đối việc kết nạp Singapore và kết quả là tháng 10/1965, Singapore trở thành thành viên thứ 22 của Khối thịnh vượng chung. Từ đây, bên cạnh mối quan hệ giữa hai quốc gia độc lập thì mối quan hệ giữa Ấn Độ và Singapore còn là quan hệ giữa hai thành viên của Khối thịnh vượng chung,
điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển.
Ngày 22/12/1965, nước Cộng hòa Singapore tuyên bố thành lập và bước vào thời kì phát triển mới. Chính phủ Singapore đã thực hiện một chính sách ngoại giao rộng rãi nhằm mở rộng quan hệ kinh tế và chính trị với các nước Á- Phi không liên kết. Một phái đoàn của Chính phủ Singapore do Phó thủ tướng dẫn đầu đã đi thăm 9 nước châu phi, Nam Tư, Liên Xô, Ấn Độ, Thái Lan và Cămpuchia. Trong chính sách đối ngoại của mình, chính phủ Singapore đã có sự tương đồng quan điểm với Ấn Độ khi cùng đưa ra quan điểm về xây dựng đường lối đối ngoại là không liên kết. Thủ tướng J. Nehru định nghĩa : "Không liên kết là không tham gia các khối quân sự, không chỉ tách khỏi chính sách đối ngoại của nước thực dân đã thống trị mình và các nước đế quốc khác, mà còn tích cực chống lại chính sách xâm lược của chúng" [ 30 ].Còn Quốc vụ khanh Rahim Ishak của Singapore thì định nghĩa Không liên kết " không đồng nghĩa với chính sách cô lập. Nó không ngăn cản chúng ta có ý kiến riêng về những vấn đề riêng biệt, xuất phát từ sự nhận thức của chúng ta về các hậu quả mà chính sách này có thể tạo ra đối với mối quan hệ quốc tế của chúng ta. Khi chúng ta bày tỏ quan điểm hay ý kiến của chúng ta về những vấn đề riêng biệt, chúng ta hãy hành xử hoàn toàn theo vụ việc và trước hết hoàn toàn về quyền lợi quốc gia, chứ không phải vì chúng ta nằm trong khối này hay khối kia." [ 30 ]. Chính sự tương đồng quan điểm này mà Ấn Độ đã ủng hộ Singapore tham gia vào phong trào Không liên kết. Còn Singapore ủng hộ lập trường của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1965 chống lại Pakixtan. Thủ tướng Lý Quang Diệu sang thăm Ấn Độ vào các năm 1966, 1970 và 1971 và một lần nữa vào năm 1988 để củng cố và tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của một trong những nước lớn của châu Á để đảm bảo sự phát triển độc lập cũng như tôn chỉ của đường lối Không liên kết
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, đất nước Ấn Độ gặp phải nhiều khó khăn. Bộ máy quan liêu cồng kềnh ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, chiến tranh biên giới với Trung Quốc và Pakixtan tác động xấu đến công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đường
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngược lại, Singapore lại ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh này vì điều đó có lợi cho Singapore trong việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Tuy có những bất đồng nhưng nhìn chung mối quan hệ ngoại giao giữa Singapore và Ấn Độ trong những năm 60-70 là phát triển tốt đẹp. Sau khi xem xét tiềm năng đối trọng và sức mạnh quân sự của Ấn Độ , Singapore đã yêu cầu Ấn Độ huấn luyện và trang bị cho lực lượng quân đội Singapore, đồng thời kêu gọi Ấn Độ phát huy vai trò to lớn hơn tại Đông Nam Á. Tháng 3 /1970, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Singapore còn tiến hành tổ chức diễn tập hải quân chung kéo dài 5 ngày tại Biển Đông. Theo đó, năm tàu chiến của Hải quân Ấn Độ, dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Harish Chandra Singh Bisht, đã đến Singapore để tham gia cuộc diễn tập hải quân chung, nhằm mục đích tăng cường quan hệ an ninh hàng hải giữa hai nước.
Năm 1979, quân đội Việt Nam tiến vào Cămpuchia với mục đích là giúp đỡ nhân dân Cămpuchia chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pôt và xây dựng đất nước. Ngay lập tức, vấn đề Cămpuchia xuất hiện và là nguyên nhân làm cho quan hệ Ấn Độ - Singapore xấu đi. Chính phủ Ấn Độ lên tiếng công nhận chính phủ Cămpuchia do Việt Nam hậu thuẫn và tìm mọi cách hạn chế sự phản đối của các nước đối với hành động của Việt Nam. Trong khi đó, Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng hành động Việt Nam đưa quân vào Cămpuchia sẽ tạo nên một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế nằm ngoài Hiến chương Liên Hợp Quốc. Singapore đã nhiều lần công khai bày tỏ quan điểm này tại các diễn đàn quốc tế như tại khóa họp 42 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc, Hội nghị cấp bộ trưởng thành viên các nước Không liên kết tại New York. Sự bất đồng đã làm cho quan hệ ngoại giao hai nước bị gián đoạn và ở vào tình thế chống đối nhau. Tháng 3/1983, Thủ tướng Lý Quang Diệu từ chối không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của phong trào Không liên kết vì ông cho rằng: " Trong nỗ lực đạt tới đoàn kết thực sự, Phong trào Không liên kết không thể thờ ơ với những vi phạm gần đây đối với những nguyên lý căn bản về độc lập, toàn vẹn và chủ quyền quốc gia, nhất là khi liên quan đến những thành viên của Phong trào" ." [ 30 ]
Đến tháng 3/1988, quan hệ Ấn Độ - Singapore bắt đầu trở lại bình thường khi Rajiv Gandhi lên làm Thủ tướng Ấn Độ. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và khi vấn đề Cămpuchia được giải quyết năm 1991 cùng với công cuộc cải cách kinh tế
của Ấn Độ đã tạo động lực cho quan hệ hai nước trở lại bình thường và tốt đẹp. Bộ trưởng Tài chính, Madhavsingh Solanki và Tiến sĩ Manmohan Singh sau khi đến thăm một số nước ASEAN năm 1991-1992 đã nói như sau "chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi tìm kiếm thị trường mới của Ấn Độ, chúng tôi phải bắt đầu với Singapore" [ 130; tr360 ]. Còn Thủ tướng Singapore Goh Tok Chong trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên của ông năm 1994 và khi trở về ông đã nói: "Tôi nhận ra tiềm năng của đất nước. Tôi quay trở lại Singapore và xác định sẽ làm cho mọi người ngạc nhiên về một Ấn Độ. Mặc dù nhiều người nghi ngờ cam kết về nền kinh tế mở cửa của Ấn Độ, tôi không bao giờ mất niềm tin ở Ấn Độ" [ 130; tr 360]
Singapore thực tế là nước ASEAN đầu tiên hưởng ứng một cách nhiệt tình chính sách hướng Đông của Ấn Độ và đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực giúp Ấn Độ hợp tác với các nước ASEAN như là một đối tác đối thoại, thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF) và tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN. Cùng với Nhật Bản, Singapore đã trở thành cầu nối để Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và Malaysia. Quan hệ Ấn Độ - Singapore đã được hỗ trợ bởi biện pháp khu vực hóa thương mại và đầu tư của Singapore, theo đó hai bên đã ký một Hiệp định thương mại tự do ( FTA) - Hiệp định đầu tiên loại này giữa một nước ASEAN với Ấn Độ. Dựa trên mối quan hệ văn hóa và lịch sử lâu đời, Ấn Độ và Singapore đã phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược vững mạnh bao trùm lên mọi lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa, an ninh và quốc phòng.