Sơ lược về quan hệ Ấn Độ Myanmar trước thế kỉ 21

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Sơ lược về quan hệ Ấn Độ Myanmar trước thế kỉ 21

Xét về mặt lịch sử, Ấn Độ và Myanmar có các mối quan hệ gần gũi và thân thiện nhưng cũng trải qua nhiều thăng trầm. Kể từ năm 1886 khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh thì Myanmar là một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Một số lượng đông đảo người Ấn Độ đã tràn sang Myanmar làm ăn sinh sống và đã góp phần cải thiện quan hệ giữa hai nước. Myanmar và Ấn Độ đều là thành viên của phong trào không liên kết Sau khi giành độc lập vào năm 1947, Ấn Độ và Myanmar đã duy trì mối quan hệ hữu nghị, phần lớn nhờ vào mối quan hệ cá nhân giữa các cố Thủ tướng Nehru và U Nu. Hai nước đã ký một Hiệp ước hữu nghị năm 1951. Hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ sự hiểu biết về các vấn đề toàn cầu và khu vực từ nền tự do của Inđônêxia đến Hà Lan và cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Nhưng ngay sau khi giành được độc lập, Myanmar đã gặp phải khó khăn đầu tiên. Tướng Aung San, người thành lập quân đội Myanmar , kiến trúc sư của

nền độc lập và là người cha của bà Suu Kyi đã bị ám sát. Đất nước được hưởng một thời kì dân chủ ngắn ngủi dưới thời UNu, nhưng vào năm 1962, tướng Ne Win đã lên cầm quyền sau cuộc đảo chính quân sự. Trong khoảng thời gian từ cuộc đảo chính quân sự năm 1962 đến cuộc nổi dậy vì dân chủ năm 1988, Myanmar đã tự cô lập mình. Chính quyền quân sự Myanmar đã có các chính sách chống Ấn Độ. Chính sách của Ne Win về " Con đường của Myanmar tiến tời chủ nghĩa xã hội" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người dân Myanmar gốc Ấn Độ. Lập trường trung lập của Myanmar đối với cuộc chiến tranh do Trung Quốc tiến hành chống Ấn Độ năm 1962 đã được Ấn Độ coi là động thái thân Trung Quốc. Sau cuộc xung đột Ấn - Trung năm 1962, hình ảnh Ấn Độ như là một đối trọng ở khu vực chống lại Trung Quốc đã bị lu mờ thì chính sách đối ngoại của Myanmar cũng nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn so với Ấn Độ. Về phía Ấn Độ, Ấn Độ đã lên án cuộc đàn áp bạo lực của chính quyền quân sự Myanmar đối với cuộc nổi dậy năm 1988, đình chỉ các quan hệ chính thức, dành quy chế tỵ nạn cho những nhân vật lưu vong chính trị từ Myanmar, và năm 1992 trao giải thưởng Jawaharlal Nehru vì sự hiểu biết quốc tế cho bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ " cuộc đấu tranh vì dân chủ" ở nước này. Hội đồng quân sự cầm quyền Myanmar trong tâm trạng tức giận đã nhanh chóng có hành động đáp lại. Hội đồng quân sự đã quyết định ngừng các hoạt động quân sự và thậm chí còn trả tự do cho rất nhiều phần tử nổi dậy mà quân đội nước này bắt được. Kể từ năm 1962, quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar đã trở nên xấu đi khi một số lượng lớn người Ấn Độ bị trục xuất khỏi Myanmar. Ngoài ra, sự ủng hộ của Ấn Độ đối với phong trào thân dân chủ trong năm 1988 cũng góp phần làm cho quan hệ giữa hai nước trở nên nhạt nhẽo hơn.

Tới năm 1993, tình hình đã thay đổi khi Ấn Độ bắt đầu một chính sách " can dự có tính xây dựng" với chế độ quân sự Myanmar. Những cuộc tiếp xúc chính thức được khôi phục trong năm 1993. Bí thư Đối ngoại Ấn Độ I.N. Dixit đã thăm Myanmar và ký một hiệp định với nước này về chống buôn lậu ma túy và buôn bán qua biên giới tại Mareh - bang Manipur ( Ấn Độ) được mở ra vào năm 1994. Kể từ đó, những can dự này với chế độ quân sự Myanmar đã liên tiếp tăng lên, và Ấn Độ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng hóa

lực lượng nổi dậy đã được tăng cường mạnh mẽ. Sự hợp tác này bao gồm việc trao đổi tin tức tình báo về vị trí đóng quân của lực lượng nổi dậy và sự phối hợp giữa các cuộc hành quân ở hai phía biên giới. Có ba nguyên nhân khiến Ấn Độ chuyển hướng trong chính sách đối ngoại với Myanmar:

Một là, do tình trạng cô lập của Myanmar với thế giới bên ngoài, nên ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar ngày càng gia tăng.. Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc lôi kéo được Myanmar, động thái này sẽ mở đường cho khả năng Trung Quốc bao vây Ấn Độ thông qua ba chính quyền thân Trung Quốc tại Bănglađet, Pakixtan và Myanmar. Với việc thuê quần đảo Coco của Myanmar, Trung Quốc có thể tiến vào Ấn Độ Dương và xây dựng các cơ sở tại đây để không chỉ theo dõi hoạt động hải quân tại bờ biển phía Đông của Ấn Độ mà còn do thám chương trình phóng tên lửa của Ấn Độ.

Hai là để chống lại các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang nổi lên tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ, việc hợp tác với Myanmar là điều thiết yếu. Vấn đề này đòi hỏi được xử lý bằng chính trị chứ không phải bằng các biện pháp chiến lược và quân sự.

Ba là, Ấn Độ bắt đầu tiến hành chính sách hướng Đông năm 1991, dự định tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, và Myanmar là nước duy nhất trong ASEAN có chung biên giới với Ấn Độ. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ coi Myanmar là cửa ngõ để tiến vào ASEAN.

Vậy tại sao Myanmar lại muốn khôi phục quan hệ với Ấn Độ? Có một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, một số lượng lớn người dân Trung Quốc đang di cư sang Myanmar trong vài thập kỉ qua buộc Myanmar phải tìm kiếm một mối quan hệ đối tác lựa chọn khác trong khu vực.

Thứ hai, Myanmar không muốn phải hứng chịu các hậu quả từ việc tự do buôn bán - bán phá giá. Thay vì Myanmar muốn được tận hưởng những lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa để có thể trở thành một đất nước phồn vinh

Thứ ba, Ấn Độ đã tạo điều kiện cho Myanmar thâm nhập sâu hơn vào thị trường Ấn Độ. Điều này đã giúp Myanmar xây dựng ngành công nghiệp dựa vào các nguồn tài nguyên để có thể tận dụng các lợi thế vốn có về nguồn năng lượng

Cuối cùng là các viên tướng đang nắm chính quyền tại Myanmar muốn dân chúng được hưởng nền dân chủ vào năm 2010.

3.2.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng.

Quan hệ quốc phòng bắt đầu vào năm 1995 khi tướng Bipin Joshi trở thành tư lệnh Lục quân đầu tiên đến thăm Myanmar. Tiếp theo là hoạt động quân sự ngoại giao cấp cao và trao đổi các chuyến thăm. Nhân vật đứng hàng thứ hai trong Hội đồng quân sự cầm quyền ở Myanmar, tướng Maung Aye, đã đến thăm Ấn Độ vào tháng 11/2000, và người đứng đầu chính phủ Myanmar, Tướng Than Shwe đã hội kiến với Tổng thống APJ Abdul Kalam và Thủ tướng Momahan Singh tại New Đêlhi hồi tháng 10/2004 - chuyến công du của một vị lãnh đạo chóp bu đầu tiên của Myanmar trong 24 năm qua. Trong thời gian ở thăm Ấn Độ, ông đã đảm bảo với Ấn Độ rằng ông sẽ không cho phép các nhóm vũ trang chống Ấn Độ hoạt động ở khu vực Đông Bắc hỗn loạn của Ấn Độ, nơi hiện được coi là cái nôi của các cuộc xung đột sắc tộc và bộ lạc cũng như các phong trào nổi dậy theo xu hướng ly khai, sử dụng đất nước Myanmar vào các mục đích của chúng. Đỉnh cao nhất là chuyến thăm Myanmar của Tổng thống APJ Abdul Kalam vào tháng 3/2006, đó là chuyến viếng thăm của một viên chức cấp cao nhất của Ấn Độ đến thăm quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 1987. Chuyến thăm này đánh dấu tiến bộ mới nhất trong mối quan hệ giữa Ấn Độ với chính quyền Myanmar. Các nhà quan sát cho rằng diễn tiến này nằm trong khuôn khổ của chính sách hướng Đông của Ấn Độ với mục tiêu chính là cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. [ 86]

Tháng 1/2006, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ , Đô đốc Arun Pradesh, cũng đã dẫn đầu một phái đoàn hải quân đi thăm Myanmar để bàn với các nhà lãnh đạo cấp cao Myanmar , về việc Ấn Độ hỗ trợ kỹ thuật cho kế hoạch hiện đại hóa hải quân Myanmar . Trong dịp này, Chính quyền quân sự Myanmar đã đề nghị thành lập các căn cứ tại Myanmar để hải quân Ấn Độ tiến hành công tác huấn luyện cho binh sĩ Myanmar .

Myanmar là nước láng giềng duy nhất của Ấn Độ nằm trong ASEAN và có chung 1650 km đường biên giới với hầu hết các bang Đông Bắc của Ấn Độ là Arunachal Pradesh, Nagaland, Kanipur, Assam và Mizoram. Khu này đang phải

giành được độc lập vì những mối liên quan về sắc tộc, các nhóm nổi dậy như ULFA và NSCN tại khu vực Đông Bắc không chỉ ẩn náu tại Myanmar mà còn có các căn cứ ở đây. Trong chuyến thăm Myanmar vào năm 2007, Ngoại trưởng Ấn Độ Mukherjee nhấn mạnh tới sự cần thiết hợp tác quân sự giữa hai nước.Quân đội Myanmar đã thực hiện các hoạt động phối hợp với quân đội Ấn Độ vào năm 1995 và tháng 2/2007. Hội nghị cấp quốc gia lần thứ 8 giữa Ấn Độ và Myanmar được tổ chức vào các ngày 10-11/7/2002 tại New Đêlhi đã kết thúc với việc hai bên thỏa thuận rằng chế độ quân sự Myanmar sẽ trấn áp các trại phiến quân Đông Bắc Ấn Độ nằm trên lãnh thổ Myanmar. Bên cạnh đó, hai bên thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực chống buôn lậu ma túy qua biên giới, duy tu tuyến đường Kalewa-Kalemyu-Tamu, cùng thanh tra các cột mốc biên giới, xây dựng một trung tâm du lịch bên hồ Rhi, biên mậu, hợp tác ngân hàng, xúc tiến các dự án xây dựng Kaladin và Tamanthi....

Cùng với Thái Lan, Lào, Myanmar cũng là một phần trong khu vực " Tam giác vàng" của hoạt động buôn lậu ma túy, là nguồn cung cấp ma túy và căn bệnh AIDS tới các bang Kanipur, Mizoram. Để chống lại các mối đe dọa an ninh này, cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực biên giới Ấn Độ - Myanmar. Quân đội hai nước đã tiến hành các cuộc trao đổi thường kì tại các đồn biên giới như Moreh- Tamu ở Kanipur.

Các cuộc viếng thăm và trao đổi với nhau đó chứng tỏ rằng Ấn Độ đã chấp thuận một chính sách mới trong quan hệ với Myanmar. Từ khi chính phủ của Đảng Nhân dân cầm quyền thay cho chính phủ Mặt trận quốc gia Ấn Độ, Ấn Độ đã bắt đầu nhấn mạnh tới "nền chính trị thực dụng" hơn là chủ nghĩa duy tâm trong quan hệ với Myanmar. Chính phủ hiện nay do Đảng Quốc Đại đứng đầu đã theo đuổi chính sách hợp tác với chính quyền quân sự Myanmar, "Ấn Độ tuyên bố rằng phong trào đòi dân chủ tại Myanmar là vấn đề nội bộ của Rănggun và New Đêlhi sẵn sàng hợp tác với bất kì ai lên cầm quyền tại Myanmar ". { 112 }. Ấn Độ đã chấp nhận thực tế rằng mục tiêu khôi phục dân chủ tại Myanmar là vấn đề nội bộ và quyết định không đóng vai trò gì trong vấn đề này.

Hiện nay, Ấn Độ là một trong hai nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho Myanmar. Nguồn cung cấp thứ hai là Trung Quốc. Năm 2007, Ấn Độ đã phải chịu nhiều chỉ trích từ các phương tiện truyền thông vì đã bán vũ khí cho Myanmar, vi

phạm lệnh cấm vận vũ khí của EU chống lại Myanmar. Tháng 8/2007, Ấn Độ đã bàn giao cho Myanmar 2 máy bay do thám hải quân BN-2 bất chấp sự phản đối của Chính phủ Anh - nước bán máy bay này cho Ấn Độ.

Tháng 7/2007, một nhóm ân xá quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ của EU đã tố cáo Ấn Độ bán máy bay lên thẳng loại nhẹ hiện đại cho Myanmar với nhan đề " Máy bay trực thăng của Ấn Độ cho Myanmar: Một sự nhạo báng lệnh cấm vận vũ khí của EU". Các máy bay này, do công ty Hindustan Aeronautical Ltd của Ấn Độ chế tạo, được trang bị rốcket và súng máy có thể được chuyển giao cho chính phủ Myanmar như là một phần trong chương trình tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Trong cuộc gặp tháng 11/2006 giữa Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ S. Dutt và Tướng Maung Aye, Ấn Độ đưa ra đề nghị bán máy bay lên thẳng và xe tăng T55, pháo 105 mm, súng cối, đạn dược cho Myanmar để nước này nâng cấp các máy bay do Nga và Trung Quốc chế tạo và theo nhiều nguồn tin tức cho rằng số vũ khí trên đã tới Ấn Độ trong năm 2008. Cũng trong cuộc gặp này, Ấn Độ đưa ra đề nghị giúp Myanmar huấn luyện binh sĩ nhằm chống quân nổi dậy. Những hoạt động buôn bán và chuyển giao vũ khí của Ấn Độ cho Myanmar chắc chắn có liên quan tới các hoạt động chung tại biên giới hai nước nhằm chống lại lực lượng nổi dậy có căn cứ tại Myanmar. Một quan chức tình báo đóng ở Imphal nói với phóng viên của " Asia Times" rằng: " Khi Ấn Độ mở các cuộc hành quân trên phần lãnh thổ của mình đồng thời thông báo cho phía Myanmar biết thì quân đội Myanmar cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động lùng sục trên những vùng đồi núi phía Tây của nước mình. Khi quân đội Myanmar triệt phá các căn cứ của ULFA nằm dọc sông Chindwin cuối năm 2004, Ấn Độ đã đóng cửa biên giới trong khu vực này. Quân đội Ấn Độ về phần mình đã tiến hành săn lùng và truy quét hàng trăm phần tử nổi dậy người Myanmar bên phía lãnh thổ của Ấn Độ. Tháng 6/2005, ít nhất có 200 phần tử phiến loạn thuộc Quân đội Dân tộc Chin đã bị quét khỏi Mizoram" [ 84 ]. Và Ấn Độ đang hy vọng sự hợp tác chống nổi dậy giữa Ấn Độ và Myanmar có khả năng sẽ chuyển từ chỗ phối hợp sang chỗ thực hiện các cuộc hành quân chung trên lãnh thổ Myanmar. Một sỹ quan quân đội Ấn Độ lập luận " Đây không còn là một sự lựa chọn nữa. Nếu Ấn Độ muốn quét sạch phong trào nổi dậy ở phía Đông Bắc, thì phải tìm cách đóng cửa các căn cứ

phiến loạn ở các quốc gia láng giềng, và nếu Myanmar không có thiết bị vũ khí và kỹ thuật chiến đấu để tự mình làm điều đó, thì Ấn Độ có thể vào giúp đỡ..." [ 84]

3.2.3. Về quan hệ kinh tế

Sự thâm nhập về kinh tế đối với chính quyền quân sự Myanmar bắt đầu phát triển mạnh kể từ năm 1998 khi Myanmar trở thành thành viên của ASEAN. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và việc thành lập Sáng kiến hợp tác kinh tế BIMSTEC năm 1998 đã có một vai trò to lớn tại khu vực này. Tầm quan trọng chiến lược của Myanmar đang lên đáng kể không chỉ là khu vực đệm giữa hai đối thủ Ấn Độ - Trung Quốc mà còn là cửa ngõ cho Ấn Độ thâm nhập vào ASEAN. Từ năm 2008, nỗi nghi ngờ của Ấn Độ về sự hiện diện của lực lượng hải quân Trung Quốc tại khu vực biển Andaman bắt đầu dịu đi nhờ sự tự tin của chính Ấn Độ với việc thành lập Bộ tư lệnh Hải quân Viễn Đông tại Andaman. Gạt qua một bên những mối lo ngại an ninh, Ấn zĐộ đã bắt tay vào việc kết nối các khu vực biên giới với Myanmar nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động buôn bán qua biên giới được dễ dàng hơn. Tuyến đường bộ Moreh - Tamu - Kalemyo hoàn tất vào năm 2001 được coi là một ví dụ quan trọng của tiến trình này. Theo khuôn khổ của Hợp tác sông Hằng - sông Mê Công, Ấn Độ dự định phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt nối New Đêlhi với Hà Nội. Một sáng kiến quan trọng khác cũng được thực thi theo hướng này là dự án xây dựng đường quốc lộ Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan để thâm nhập vào thị trường Singapore và các thị trường khác.

Từ năm 2004, Myanmar đã nổi lên là chiếc cầu nối về cả mặt kinh tế lẫn địa

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)