Quan hệ Ấn Độ-ASEAN từ năm 1991 2000

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.4. Quan hệ Ấn Độ-ASEAN từ năm 1991 2000

Từ sau khi Ấn Độ giành được độc lập, chưa bao giờ mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á lại có một môi trường thuận lợi như giai đoạn này. Với việc Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh chấm dứt, sự đối đầu quân sự Đông - Tây đã được thay thế bằng xu thế hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới. Ngoài ra, tình hình khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Á, tình hình trong nước của Ấn Độ, ASEAN cũng đã tạo điều kiện cho mối quan hệ này phát triển.

Một giai đoạn mới, nhiều triển vọng được mở ra với một sự nỗ lực chưa từng thấy của Ấn Độ nhằm cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. Trong bài phân tích của ông I.K.Gujral, cựu ngoại trưởng Ấn Độ đăng trên báo the Hindustan Times ngày 18/4/91: "Trọng tâm của chúng ta trong thời kì sau Chiến tranh lạnh sẽ là cùng nhau làm việc với các nước láng giềng trong các dự án lớn, vừa hoặc nhỏ nhằm đóng góp vào sự phát triển của Nam Á song phương và khu vực... Ấn Độ phải theo đuổi một cách mạnh mẽ một con đường đưa đến việc phát triển sự hợp tác với các nước Đông Á và Đông Nam Á trên cơ sở tay đôi và khu vực. Năm 1984, chính phủ đã vô tình bỏ phí một cơ hội tham gia vào cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng các nước ASEAN. Giờ đây chúng ta phải làm hết sức mình để mở rộng sự hợp tác với tất cả các nước ASEAN..." [ 51 ]. Còn Theo Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Chính sách hướng Đông không chỉ là một chính sách kinh tế đối ngoại, mà còn thay đổi chiến lược để đáp ứng với nền kinh tế toàn cầu đang tiến triển và thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ giữa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Tuy nhiên, chính sách này cũng được xem như là một công cụ trong việc cân bằng quyền bá chủ kinh tế của Trung Quốc trong khu vực .{ 139 }

Ấn Độ đang nỗ lực vươn lên thành một cường quốc khu vực và thế giới, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới. Châu Á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu của Ấn Độ. Thủ tướng Narasimha Rao nói: " Châu Á - Thái Bình Dương có thể là bàn đạp cho chúng ta bước vào thị trường toàn cầu". Một giai đoạn mới,

nhiều triển vọng đã được mở ra với một sự nỗ lực chưa từng thấy của Ấn Độ. Một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét: " Ngày nay, Ấn Độ và Đông Nam Á nhìn về nhau một cách tích cực hơn có lẽ bất kì một thời điểm nào trong ba thập kỉ qua... Giờ đây, Ấn Độ đã nhận thức được rằng vì lợi ích của chính mình, Ấn Độ phải thay đổi một cách kiên quyết và đầy ấn tượng để tận dụng những cơ hội hơn là chờ đợi sự khởi đầu từ phía các nước Đông Nam Á" [ 5; tr 241]

Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ triển khai chính sách " Hướng Đông" mà một trong những mục tiêu chủ yếu của nó là đẩy mạnh hợp tác kinh tế với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1993, Ấn Độ trở thành thành viên đối thoại bộ phận với ASEAN. Cuộc họp các quan chức cao cấp đầu tiên về đối thoại bộ phận Ấn Độ - ASEAN được tổ chức tại New Delhi từ ngày 16 đến ngày 17/3/1993. Tiếp đó hai bên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và sự tiếp xúc giữa các nhà doanh nghiệp cũng tăng lên. Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao thăm Inđônêxia năm 1992, Thái Lan năm 1993, Việt Nam và Singapore năm 1994, Malaysia năm 1995. Sự kiện này đã được giới ngoại giao và báo chí đánh giá là một sự kiện đặc biệt cũng như một dấu hiệu tích cực của Ấn Độ sau gần ba thập kỉ vắng bóng ở Đông Nam Á. Phát biểu với các phóng viên báo chí tại New Delhi nhân chuyến đi thăm Ấn Độ, Thứ trưởng ngoại giao Thái Lan Pitsuwan đã cho rằng: Ấn Độ đã có những dấu hiệu tích cực trong thái độ đối với khu vực Đông Nam Á. Chưa bao giờ một vị Thủ tướng Ấn Độ lại liên tục đến vùng này trong một thời gian ngắn như vậy. [ 53]. Ngược lại, một loạt các cuộc viếng thăm cấp cao ASEAN sang Ấn Độ đã góp phần khôi phục quan hệ song phương nồng ấm. Hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn cấp Bộ trưởng thăm viếng lẫn nhau. Tháng 12 năm 1995, Hội nghị cấp cao ASEAN tại Băngkốc quyết định nâng quan hệ Ấn Độ - ASEAN lên thành quy chế thành viên đối thoại đầy đủ. Vị trí mới này cho phép Ấn Độ mở rộng hợp tác chặt chẽ với ASEAN trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, đặc biệt là kinh tế. Ý nghĩa quan trọng của việc Ấn Độ trở thành Đối tác Đối thoại đầy đủ đã được Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ I.K Gujral nêu rõ như sau: " Quyết định của ASEAN công nhận Ấn Độ là Đối tác Đối thoại đầy đủ dựa trên cơ sở đánh giá lâu dài về hội tụ chiến lược và chính trị, đẩy nhanh quan hệ

chưa được tận dụng. Mục đích mang tính chất quyết định của Ấn Độ và ASEAN là chuyển sang mối quan hệ trực tiếp không bị bóp méo, không bị hiểu lầm, không thờ ơ và không trung gian". [ 60 ] Tiếp theo, Ấn Độ trở thành thành viên của Tổ chức Diễn đàn khu vực ASEAN năm 1996 và đối tác cấp thượng đỉnh ( cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) năm 2002. Tháng 7/1996, Ngoại trưởng Ấn Độ I.K. Gujral lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và diễn đàn ARF tại Jakarta. Ủy ban hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN ( JCC) được thành lập và đã họp phiên họp này. Ngoại trưởng Ấn Độ Gujral nói: Ấn Độ và ASEAN ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với một khung cảnh địa chính trị rộng lớn hơn mà chúng ta đang sống... Sự bổ sung kinh tế cho nhau sẽ đóng góp cho những mục tiêu quốc gia và khu vực trong khi chúng ta đang tiến tới một thế kỉ châu Á - Thái Bình Dương. [ 36 ]

Với những thành quả như trên, có thể nói rằng, đó là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á sau gần ba mươi năm vắng bóng ở khu vực này. Lần đầu tiên Ấn Độ cùng với các nước lớn và các tổ chức khu vực khác trên thế giới được ngồi thảo luận về những vấn đề chung của toàn khu vực. Đây là những kết quả của những nỗ lực không ngừng của Ấn Độ trong mấy năm điều chỉnh chính sách đối với khu vực Đông Nam Á.

Về quan hệ kinh tế của Ấn Độ - ASEAN trong thời gian từ năm 1991- 2000 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các nước ASEAN, đi đầu là Singapore, Thái Lan và Malaysia đã tăng cường đầu tư, buôn bán với Ấn Độ. Singapore trở thành nước đứng thứ 10 đầu tư vào Ấn Độ và đã đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ thuật Bangalore với số vốn 150 triệu USD. Trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng N. Rao tháng 9/ 1994, hai bên đã ký 12 Hiệp định đầu tư với số vốn 530 triệu USD. Mậu dịch 2 chiều Ấn Độ và Inđônêxia tăng từ 103 triệu USD năm 1988 lên 485 triệu USD năm 1993. Inđônêxia đứng thứ 18 trong số các nước đầu tư vào Ấn Độ với số vốn trên 217,5 triệu USD. [ 36 ]. Từ năm 1991 - 1995, nguồn vốn của ASEAN vào Ấn Độ đạt tổng trị giá khoảng 21,7 tỷ Rupia, chiếm 6,2% tổng đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ. Trong đó, phần của Thái Lan là 10 tỷ, Singapore là 5,5 tỷ, Malaysia là 4,4 tỷ, Inđônêxia là 1,2 tỷ. [ 22 ]. Tính đến cuối năm 1996, đầu tư của ASEAN vào Ấn Độ là 217 triệu USD và con số này tăng lên đột biến vào năm 1997 là 758 triệu USD. Trao đổi mậu dịch cũng tăng từ 2,8

tỷ USD năm 1996 lên 6 tỷ USD năm 1997 và 10 tỷ USD năm 2000. Trong hai năm 1996 - 1997, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Ấn Độ với Singapore là 3 tỷ USD, với Malaysia là 2 tỷ USD, với Inđônêxia và Thái Lan đều ở mức trên 1 tỷ USD. [ 22 ]. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ cũng khuyến khích các công ty Ấn Độ tăng đầu tư và xây dựng những công trình liên doanh ở các nước Đông Nam Á. Tính đến hết năm 1996, trong tổng số 200 liên doanh của Ấn Độ ở nước ngoài thì có 152 liên doanh tại các nước ASEAN với số vốn đầu tư trên 88,5 triệu USD. [ 5; tr253 ]. Ấn Độ cũng đã ký Hiệp định đầu tư trong thời hạn 10 năm với Malaysia và các nước ASEAN khác.

Hợp tác giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đã bị tổn thương và tạm thụt lùi sau khi Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân Pokhran II hồi tháng 5/1998. Mặc dù vậy, tại cuộc gặp gỡ cấp cao của ASEAN tại Manila, bất chấp sức ép mạnh từ Mỹ, Nhật Bản và Cộng đồng Châu Âu, các nhà lãnh đạo ASEAN " đã né tránh vấn đề lên án Ấn Độ và Pakixtan về các vụ thử hạt nhân. Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN chỉ nhấn mạnh mối lo ngại nghiêm chỉnh về các vụ thử hạt nhân mới xảy ra ở Nam Á" [ 59 ]. Tuy ASEAN không lên án mạnh mẽ Ấn Độ trong vụ thử hạt nhân nhưng xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước ASEAN giảm mạnh. Ước tính trong cả năm 1998, xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN giảm 18%, trong khi nhập khẩu lại tăng do sự phá giá của các đồng tiền tại khu vực Đông Nam Á. Đó là do hậu qủa của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu từ giữa năm 1997. Mặc dù Ấn Độ không chịu ảnh hưởng nhiều nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Mức độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 chỉ đạt 5% so với mức 7% của năm 1997. Ấn Độ còn phải chịu sự cấm vận kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản - các đối tác đầu tư chủ yếu của Ấn Độ - kể từ sau vụ thử hạt nhân này.

Mặc dù tốc độ tăng còn chậm song so với giai đoạn trước thì những thành tựu bước đầu đã đạt được trong thập niên cuối thế kỉ XX đã có tác dụng làm ấm lên mối quan hệ hai bên sau ba thập niên buồn tẻ. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN chưa tương xứng với tổng kim ngạch thương mại hai bên cũng như thương mại của Ấn Độ - ASEAN với nhiều nước khác. Có một số nguyên nhân như sau:

những năm cuối của thế kỉ XX, với việc đẩy mạnh chính sách " Hướng Đông", quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã từng bước khởi động lại nhưng chưa thể nào có những bước đột phá như mong muốn được.

- Nền kinh tế Ấn Độ vẫn chưa có những bước đi ấn tượng để thu hút sự quan tâm chú ý của các nước ASEAN. Bởi vậy, lúc này ASEAN vẫn đang vươn ra nhiều thị trường khác có nhiều tiềm năng và hấp dẫn hơn.

- Ấn Độ vẫn chủ yếu quan hệ với các nước ASEAN cũ. Chẳng hạn, Ấn Độ có quan hệ nhiều với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin. Ông Keng Yong - tổng thư ký ASEAN cho biết, có 98% thương mại của Ấn Độ là đối với các nước nói trên, trong khi với các nước ASEAN còn lại chỉ chiếm khoảng 2% [ 16; tr131]. Điều này dẫn đến Ấn Độ chưa thể nào khai thác được hết tiềm năng trong thị trường các nước ASEAN.

- Khả năng về vốn và công nghệ của cả Ấn Độ và ASEAN đều có hạn; trong khi cạnh tranh từ các cường quốc kinh tế vốn có nhiều thế mạnh ( Mỹ, Nhật Bản, tây Âu, Trung quốc...) ngày càng tăng, nhất là ảnh hưởng của Trung Quốc tại cả hai thị trường này. Hệ thống luật pháp mang tính bảo hộ nặng nề của Ấn Độ làm cản trở xuất khẩu của các nước vào Ấn Độ. Ấn Độ còn quá thận trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ví dụ như chủ trương Swadeshi " người Ấn Độ dùng hàng Ấn Độ" nhấn mạnh bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thói quen, tập tục làm ăn của các doanh nhân Ấn Độ thiếu mềm dẻo, khéo léo, không phù hợp với người Đông Nam Á bằng người Hoa.

- Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cũng là một nguyên nhân khiến cho mối quan hệ thương mại hai bên bị chậm lại trong một thời gian ngắn rồi mới bắt đầu phục hồi lại.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới và ASEAN, Ấn Độ có nhiều mặt mạnh như : thị trường chứng khoán ổn định, các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn được xếp ngang hàng với các nước phát triển nhất, có đội ngũ chuyên gia phần mềm đứng thứ 3 thế giới, giáo dục cơ bản đào tạo kiến thức kinh doanh tốt, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống pháp luật khá chặt chẽ. Đây là những thế mạnh mà ASEAN có thể tận dụng và khai thác trong quá trình khôi phục kinh tế sau khủng hoảng. Vì vậy, quan hệ hai bên mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng hứa hẹn nhiều triển vọng, biểu hiện là tỷ lệ trao đổi hàng hóa sản

xuất dịch vụ giữa hai bên ngày càng tăng, từ 2,5 tỷ USD năm 1993 lên tới 7,8 tỷ USD vào năm 2001 - 2002. [ 43 ]. Ấn Độ và ASEAN đã lập nên Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Ấn Độ - ASEAN ( IAJCC) và Hội đồng kinh doanh chung Ấn Độ - ASEAN ( IAJBC). Và ý tưởng về một sự liên kết rộng rãi Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương đã được nảy sinh, được thể hiện qua đề nghị của Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Young Sam, trong chuyến thăm Ấn Độ năm 1999. Nhưng để hội nhập hoàn toàn vào các mối quan hệ ở châu Á - Thái Bình Dương ( gia nhập APEC, ASEM...), trong những năm tiếp theo, Ấn Độ cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ toàn diện với ASEAN cả về chính trị, kinh tế và an ninh. Có như thế, Ấn Độ và ASEAN mới khai thác có hiệu quả những lợi thế của nhau và cùng nhau nắm bắt được những cơ hội trong thế kỉ XXI.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thời gian trước thế kỉ XXI đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Sự thăng hay trầm đó phần lớn là do những yếu tố bên ngoài tác động tới. Mối quan hệ truyền thống hữu nghị hai bên đã không đứng vững được trước những biến đổi của tình hình thế giới. Thế nhưng chính sự phát triển thăng trầm của mối quan hệ đó đã để lại những kinh nghiệm quý báu để Ấn Độ và ASEAN tiếp tục phát triển mối quan hệ trong thế kỉ XXI.

Bước vào những năm đầu thế kỉ XXI, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa đặt các nước đang phát triển như Ấn Độ và ASEAN trước những khó khăn và thách thức nhiều hơn là cơ hội. Trước hết các nước này cần tham gia các tổ chức kinh tế khu vực để mở rộng dần tự do hóa, phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế nước mình. Đặc biệt, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đã diễn ra xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thay thế cho xu thế đối đầu trước đây. Sự diễn ra nhanh chóng và sâu rộng trên phạm vi toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động mạnh đến mối quan hệ quốc tế, chuyển cuộc đấu tranh về chính trị và quân sự sang cuộc chạy đua để giành ưu thế về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các nước và các trung tâm. Chính điều này buộc các nước phải tăng cường liên kết để đối phó với những thách thức đó, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cùng nhau phát

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)