7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Văn hóa giáo dục
Cả Ấn Độ và ASEAN có tiềm năng tuyệt vời trong ngành công nghiệp du lịch. Đó là một lĩnh vực mà Ấn Độ nêu cao để liên kết với ASEAN nhằm thúc đẩy các tuyến giao thông phục vụ du lịch hai chiều và hòa nhập với thị trường du lịch quốc tế. Điểm đến cụ thể ở Ấn Độ đang được xác định để giải quyết vấn đề liên quan đến nhu cầu cơ sở hạ tầng của cả hai bên ASEAN và các nhà đầu tư Ấn
Độ. Ấn Độ đang tìm kiếm
đối với ASEAN để đạt được chuyên môn trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các lĩnh vực khác liên quan đến dịch vụ.
Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo và có mối quan hệ văn hóa lâu đời với các nước Đông Nam Á. Bước sang thế kỉ XXI, Ấn Độ đang có những nỗ lực để phục hồi lại mối quan hệ đó. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee đến thăm Inđônêxia và Singapore vào tháng 6/2007, ông rất hài lòng khi chính sách hướng
Đông của Ấn Độ bắt đầu thể hiện trong các lĩnh vực, từ du lịch đến thương mại và quốc phòng. Singapore đã đưa ra đề nghị phục hồi Trường Đại học tổng hợp quốc tế tại địa danh học thuật cổ Nalanda tại bang Biha để khám phá những di sản văn minh sâu sắc giữa Ấn Độ với châu Á. Ấn Độ đã bắt tay vào việc xây dựng lại hệ thống đường sá, đường sắt tại các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Myanmar nhằm tạo điều kiện cho nhân dân và du khách khu vực này tới chiêm bái các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ như Sanchi, Sarnath, Bodhgaya và Nalanda. Các viện giáo dục của Ấn Độ như Trường Cao đẳng Y manipal đã mở các chi nhánh tại Malaysia và Singapore. Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã mở các trung tâm đào tạo phần mềm tại Việt Nam, Cămpuchia, Malaysia và Inđônêxia. Ấn Độ cũng đưa ra đề nghị cấp 100 suất học bổng trong năm 2003 và 300 suất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra, Ấn Độ cũng bảo trợ cho các khóa học tiếng Anh. Nhưng chỉ có một vài suất học bổng được thực thi. Trong thời gian tới, Ấn Độ cần có sự lựa chọn nên tổ chức các khóa học tiếng Anh cho người Myanmar, người Thái hay người Việt Nam, hay là tổ chức các khóa học về di sản văn hóa chung của Nam Á và Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ vào tháng 9/2000 nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày quốc khánh Việt Nam, Bộ trưởng Singh đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất của dự án sông Hằng - MêCông - Suvawnaphumi, dự án nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, văn hóa và giáo dục giữa Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Myanmar. Ấn Độ có những mối quan hệ văn hóa với những nước trên trải qua hàng nghìn năm. Trong dự án này, Ấn Độ là nước xúc tác nhằm tạo ra các mối quan hệ thông tin và cơ sở hạ tầng trong nước cần thiết. Dự án này không những tạo điều kiện cho văn hóa và du lịch của các nước ASEAN phát triển mà còn tạo điều kiện cho ngành du lịch khu vực Nam Á phát triển.
Đối với Inđônêxia, có tiềm năng lớn cho Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Trong chuyến thăm Inđônêxia của Thủ tướng Chính phủ Manmohan Singh vào tháng 4 năm 2005 tại lễ kỷ niệm của Hội nghị Băngđung, ông tuyên bố rằng: "phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao là chìa khóa để tạo ra của cải, đặc biệt là trong thời đại của toàn cầu hóa. Điều này đã được đặt trong chiến lược của
tôi đã mở rộng hỗ trợ kỹ thuật trị giá 1 tỷ USD. Chúng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn nữa". Không còn nghi ngờ gì nữa, Inđônêxia đã là một trong những nước hưởng lợi nhất trong chương trình hợp tác kỹ thuật của các nước đang phát triển. Khoảng 1000 chuyên gia Inđônêxia cũng như các quan chức được đào tạo ở Ấn Độ dưới ITEC. Ấn Độ cung cấp hơn 1100 suất học bổng cho học sinh Inđônêxia học tại các trường đại học Ấn Độ. Vào tháng 5 năm 2006, Ấn Độ đã mở ra một Trung tâm dạy nghề trị giá 750.000 USD. Văn hóa được coi như một lĩnh vực để thúc đẩy sự liên kết giữa Ấn Độ với Đông Nam Á nói chung và Inđônêxia nói riêng. Văn hóa Ấn Độ là một phần không thể tách rời trong phong tục của người Inđônêxia. Văn hóa hai nước có mối quan hệ lịch sử khoảng hơn 2000 năm. Mặc dù Inđônêxia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, nhưng di sản văn hóa của nó chủ yếu có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo và Phật giáo, thể hiện trong kiến trúc đền thờ của Prambanan và Borobudur ở Trung java và vô số các Candis nằm rải rác dọc theo khu vực. Mặc dù nguồn gốc văn hóa của Inđônêxia có thể có được từ Ấn Độ nhưng Inđônêxia cũng đã đóng góp khá đáng kể trong sự phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của họ. Khách du lịch Ấn Độ có thể được khuyến khích đi du lịch với số lượng lớn hơn trong các vùng đó để khám phá ra tài năng vốn có của người dân Inđônêxia trong việc bảo tồn nền văn hóa đó và trong quá trình liên kết chung giữa hai nước.
Ngoài ra Chính phủ Ấn Độ cũng đã đồng ý đơn giản hóa việc cấp thị thực nhập cảnh cho công dân các nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Philippin. Theo đó từ ngày 1/1/2011 người dân bốn nước thuộc ASEAN nói trên sẽ được cấp thị thực nhập cảnh vào Ấn Độ ngay tại cửa khẩu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã hoàn tất biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác du lịch với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực du lịch chưa có tiến triển nhiều. Những chỉ dẫn về đầu tư vào lĩnh vực du lịch sông Hằng - sông MêCông đã được đưa ra từ năm 2000 song tới nay không thấy nước nào nhắc tới. Thúc đẩy du lịch cần phải có sự cải thiện về đường sá. Đề xuất của Thủ tướng Manmohan Singh về việc đàm phán một hiệp định " mở cửa bầu trời" với ASEAN cần phải được nhanh chóng biến thành thực tế. Ấn Độ cần tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng cho các bang Uttar Pradesh, Bihar và Madhya Pradesh để
tạo điều kiện cho khách du lịch châu Á tới thăm các di tích Phật giáo tại miền Bắc Ấn Độ. Thêm vào đó, các "Di sản Ấn Độ" ở Đông Nam Á cũng cần phải được quan tâm. Các đền đài Ăngkor Wat tráng lệ ở Xiêm Riệp, Cămpuchia đến những di sản của vương quốc Chămpa ở Việt Nam, và các di sản ở Yogyakarta và Borobudur ở Inđônêxia cùng những di sản văn hóa Ấn Độ phong phú ở Đông Á cho đến nay vẫn chưa tạo ra dấu ấn đối với tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ rằng ở những nơi đó có những điểm du lịch hấp dẫn mới.