Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng thế kỉ XXI

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Về quan hệ ngoại giao và an ninh quốc phòng thế kỉ XXI

Cho dù quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam có từ thời Jawaharlal Nehru, nhưng mãi tới cuối những năm 1990, hai nước mới quyết định thiết lập và tăng cường quan hệ quân sự. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này nằm trong cả lịch sử và đương đại. Trước tiên, cả Ấn Độ và Việt Nam đều đã xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc, với Ấn Độ là chiến tranh biên giới năm 1962 với Trung Quốc và với Việt Nam là chiến tranh biên giới năm 1979. Kế đó là việc Ấn Độ và Việt Nam đều có một thời gian dài nhận sự bảo trợ về an ninh của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Ấn Độ và Việt Nam đều bị mất một đồng minh thực lực lớn mạnh.

Bước sang thế kỉ XXI, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao nói riêng cũng được duy trì và có những bước phát triển mới thông qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các bộ, ban, ngành hai nước. Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ giữa hai quốc gia. Chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee vào tháng 1/2001 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã cho thấy rõ sự phát triển trong quan hệ chính trị, kinh tế và an

nước đã ký một số hiệp định hợp tác bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục, văn hóa và một hiệp định quan trọng về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân và hợp tác trong các vấn đề quốc phòng. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Vajpayee đã tuyên bố: " Đối với nhân dân Ấn Độ, Việt Nam không chỉ là tên của một nước. Việt Nam là tấm gương về sự can đảm và lòng dũng cảm, về khả năng chịu đựng và quyết tâm vượt qua những khó khăn... Lịch sử đã chứng minh rằng hai nước đã trở thành đối tác chiến lược trong thế kỉ mới nhằm đảm bảo nền hòa bình, sự ổn định, an ninh và hợp tác có thể duy trì được giữa các nước tại châu Á" [ 83 ]

Quan hệ song phương giữa hai nước được nâng lên tầm cao mới, đánh dấu bằng chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4-2003), chính phủ Đảng nhân dân Ấn Độ đã ký một "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi hai nước bước vào thế kỉ XXI". Những điều khoản quan trọng được đưa ra trong tuyên bố chung này gồm:

- Tiến hành các cuộc gặp cấp cao thường kỳ.

- Hợp tác chặt chẽ trong Tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác

- Giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền lợi của nhau tại vũ đài quốc tế - Hai bên nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Khi chính phủ liên minh do Đảng Quốc Đại dẫn đầu lên cầm quyền hồi tháng 5/2004, Ngoại trưởng Natwar Singh đã sang thăm Việt Nam tháng 10/2004 ( nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru có cuộc gặp đầu tiên tại Hà Nội ( 17/10/1954 - 17/10/2004) đã làm tăng thêm khả năng hợp tác giữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt nam - Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, Ấn Độ đã đồng ý:

- Tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ.

- Thực hiện kế hoạch hành động 2004-2006

- Tăng kim ngạch buôn bán song phương lên 1 tỷ USD vào năm 2006, mở đường bay trực tiếp giữa hai nước vào năm 2005.

Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ G.Fernandes dẫn đầu một phái đoàn cấp cao sang Hà Nội 3/2000 theo lời mời của Chính phủ Việt Nam chứng tỏ chính sách hướng Đông của Ấn Độ được hoạch định chi tiết vào năm 1998 cuối cùng đã đi vào thực tế. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và ông đã hoan nghênh Việt Nam như là " người bạn, người đồng minh đáng tin cậy nhất". [ 83 ]. Ông cũng nhắc lại rằng Việt Nam đã cùng sát cánh với Ấn Độ khi Ấn Độ tiến hành các vụ thử hạt nhân và cũng ủng hộ mạnh mẽ Ấn Độ trong việc giành chiếc ghế Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy hai nước có quan hệ ngoại giao nhiều năm nay, tuy Nghị định Quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam được cựu Thủ tướng Ấn Độ đề xướng lần đầu tiên vào năm 1994 nhưng thực tế chính Bộ trưởng Fernandes mới là người mở rộng thỏa thuận đó và tạo động lực mới cho hợp tác quân sự hai nước. Thỏa thuận này đã thể chế hóa các cuộc gặp định kì giữa hai Bộ trưởng quốc phòng và các sỹ quan cấp cao cũng như trao đổi tin tức an ninh và tình báo. Bên cạnh đó, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam sửa chữa, nâng cấp, đóng tàu chiến và tuần tiễu. Một số chuyên gia Ấn Độ nêu ý tưởng Việt Nam có thể giúp Ấn Độ đối trọng với Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này. Ngược lại, Ấn Độ cũng có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa trong lĩnh vực hải quân và không quân. Ấn Độ có thể hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực mà nước này có thế mạnh, nhất là về hải quân. Từ 2007, Ấn Độ đã cung cấp trang thiết bị hải quân, đồng thời tham gia tập huấn cho nhiều sỹ quan Việt Nam.

Từ năm 2005 đến nay, rất nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đang ấm lên nhanh chóng. Ngày 6/7/2007, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành chuyến thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, hai bên nhất trí chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ lên một tầm cao mới. Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ hai nước ở tầm vĩ mô, mở đường cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước Việt Nam và Ấn Độ, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh của khu vực

mối quan hệ đối tác chiến lược mới này, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy, đồng thời nhất trí thiết lập Cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước. Hai bên cũng thoả thuận tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, đặc biệt là trong hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin, chống khủng bố, cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia. Không chỉ ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí, Ấn Độ và Việt Nam còn đưa ra kế hoạch hợp tác nghiên cứu phát triển các loại vũ khí mới. Và điều này làm cho các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc cho rằng " Ấn Độ tích cực vũ trang Việt Nam như vậy , mục đích chủ yếu là muốn mở rộng ảnh hưởng quân sự của Ấn Độ đến tận cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc" [ 96 ].

Tháng 3-2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ. Chuyến thăm tiếp tục góp phần củng cố và tạo động lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn trân trọng gìn giữ và không ngừng phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước. Năm 2010, trên cương vị là Chủ tịch ASEAN, là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị cấp cao Đông Á, Việt Nam có điều kiện giúp tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN.

Như vậy, các chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, một mặt thể hiện sự gần gũi, thân thiết của chính phủ và nhân dân hai nước; mặt khác đã tạo cơ hội để hai bên tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển, góp phần không nhỏ thực hiện thành công quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước của cả Việt Nam và Ấn Độ.

Cùng với quan hệ Nhà nước, quan hệ Đảng giữa hai quốc gia không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ chính thức với hai Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít từ năm 1978, với Đảng Quốc Đại từ năm 1982 và với Đảng Nhân dân Ấn Độ từ năm 2003. Các Đảng thường xuyên cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội của nhau. Các chuyến thăm cũng như việc cử

đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng của nhau đã chứng tỏ sự mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đảng giữa hai nước.

Trong mối quan hệ giữa Đảng ta với các chính đảng ở Ấn Độ, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và hai Đảng Cộng sản Ấn Độ có nhiều điểm nổi bật hơn cả. Hai Đảng Cộng sản Ấn Độ đã từng tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Những truyền thống tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị Việt - Ấn, sự tin cậy lẫn nhau tiếp tục được tăng cường, hai bên có nhiều điểm tương đồng về thế giới đương đại, phối hợp tốt trên các diễn đàn quốc tế, khu vực.

Điều khiến dư luận quốc tế chú ý là trong tương lai nhiều khả năng Ấn Độ sẽ thay thế Nga trở thành nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Hợp đồng mua bán vũ khí và hiệp định hợp tác quân sự mà hai nước đã ký trong năm 2007 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là có phạm vi rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực của hải, lục, không quân. Trên phương diện không quân, Công ty Hàng không STAN của Ấn Độ sẽ phụ trách công việc nâng cấp máy bay chiến đấu MIG-21MPE của Không quân Việt Nam hiện nay lên ngang tầm với trình độ hiện đại của máy bay chiến đấu MIG-21-93, đang phục vụ cho không quân Ấn Độ hiện nay, khiến cho máy bay chiến đấu MIG- 21MPE của Không quân Việt Nam có thể gắn thiết bị mang và phóng tên lửa không đối không R-77 có gắn hệ thống điều khiển của rađa. Ngoài ra, phía Ấn Độ còn cam kết cung cấp cho quân đội Việt Nam một số vũ khí không quân trị giá lên tới 280 triệu USD.

Về hải quân, Việt Nam tỏ ra rất hào hứng với loại tên lửa hành trình tầm xa BRAHMOS do Ấn Độ chế tạo. Tầm bắn của loại tên lửa này đạt tới 280 km, tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh. Việt Nam đang bàn bạc với Ấn độ để mua loại tên lửa này, dự bị trang bị cho tàu tuần tra lớp " Nhện độc" và lớp " Quang minh" của Hải quân Việt Nam.

Về Lục quân, Việt Nam mua của Ấn Độ tên lửa đạn đạo Prithvi-II do Ấn Độ chế tạo. Ấn Độ khẳng định tên lửa đạn đạo Prithvi-II có khả năng phá vỡ bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới, có thể linh hoạt tấn công nhiều

đào tạo con người, chuyển nhượng kỹ thuật vũ khí để tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam. Một số lượng lớn quan chức giảng dạy kiến thức quân sự và nhân viên kỹ thuật quân sự đã vào Việt Nam giúp quân đội Việt Nam đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu SU-30MKV và nhân viên kỹ thuật phục vụ trên mặt đất. Để đáp lại, quân đội Việt Nam đã truyền thụ các kinh nghiệm tác chiến trong rừng rậm của mình cho các sỹ quan quân đội Ấn Độ. Các nhà chiến lược Ấn Độ cho rằng nghệ thuật chiến tranh rừng rậm của Việt Nam có giá trị rất lớn đối với Ấn Độ trong việc chống lại các cuộc nổi loạn mà Ấn Độ từng phải chống chọi trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc.

Tháng 7 năm 2010, Tổng Tư lệnh Lục quân Ấn Độ V. K. Singh thăm Việt Nam nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ chiến lược vốn đã mật thiết giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên một Tổng Tư lệnh Lục quân Ấn Độ thăm Việt Nam trong 10 năm lại đây. Ngoài việc hội kiến với Phó Tổng Tham mưu trưởng Phạm Hồng Lợi, Tổng Tư lệnh Singh còn gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, thảo luận việc làm sao để triển khai thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt-Ấn ký năm 2009. Theo thông tin báo chí đưa, hai lĩnh vực mà Ấn Độ và Việt Nam hiện rất quan tâm là huấn luyện nhân viên quân sự và đối thoại chuyên gia về các vấn đề chiến lược. Sau chuyến thăm của Tổng Tư lệnh Lục quân V.K. Singh, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony sẽ đến Hà Nội tham dự Hội nghị ADMM+8.

Đầu năm 2010, Việt Nam cử đại diện tham gia diễn tập hải quân Milan- 2010 do Ấn Độ tổ chức với các bài tập chống khủng bố tại các khu vực duyên hải và hải đảo. Ấn Độ được trông đợi sẽ huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua từ Nga trong tương lai.

Vậy điều gì đã làm cho quan hệ Ấn Độ - Việt Nam về mặt an ninh quốc phòng lại phát triển nhanh trong những năm đầu thế kỉ XXI đến như thế? Có một số nguyên nhân để giải thích cho điều này:

Đối với quyền lợi an ninh quốc gia của Ấn Độ, sự thích hợp về mặt chiến lược của Việt Nam không hề bị giảm bớt:

-Thứ nhất, về mặt chính trị, Việt Nam không ngừng ủng hộ các chính sách và biện pháp ngoại giao của Ấn Độ.

- Thứ hai, Việt Nam có mọi tiềm năng để trở thành một cường quốc khu vực ở Đông Nam Á. Việt Nam có sự ổn định về chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2005 là 7%/ năm đã mở ra những triển vọng ưu đãi và hấp dẫn dối với luồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ Ấn Độ. Trong bài xã luận đăng ngày 8/10/2011, báo The Times of India nhận định: “Với nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam là một đối tác hấp dẫn đối với Ấn Độ. Những vấn đề chiến lược và quốc phòng có thể cũng sẽ được chú trọng hơn trong hợp tác song phương”.

- Thứ ba, về mặt chiến lược, vị trí địa chiến lược của Việt Nam cộng với tiến trình quân sự và sức mạnh về ý chí của quốc gia đã được bộc lộ. Khác với Ấn Độ, Việt Nam đẩy lùi được cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979, đã giúp Việt Nam có một vị trí trọng yếu trong những toan tính chiến lược không chỉ của Ấn Độ, mà còn của cả Mỹ, Nhật, và Singapore. Hầu hết các chuyên gia Ấn Độ đều đồng ý rằng biển Đông đóng vai trò thiết yếu đối với tất cả quốc gia trong khu vực và với bờ biển dài 3.100 km, Việt Nam là quốc gia có vị trí an ninh chiến lược quan trọng.

- Thứ tư, trong lĩnh vực an ninh năng lượng của Ấn Độ, các mỏ dầu ở ngoài

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)