Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 77)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Khoa học công nghệ

Có phạm vi rộng trong sự hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. ASEAN có khả năng đáng kể về sản xuất phần cứng và nền kinh tế phần lớn theo định hướng xuất khẩu. Ấn Độ cần khai thác và kết hợp giữa khả năng phần cứng của các nước ASEAN và khả năng dịch vụ phần mềm của riêng mình để tăng cường nền tảng công nghệ thông tin của khu vực và là cầu nối về khoảng cách kỹ thuật số giữa hai bên.

Quan hệ đối tác ngày càng gia tăng giữa Ấn Độ và ASEAN đã được minh chứng bằng sự hợp tác về khoa học và công nghệ. Hai bên đã ký một loạt hiệp định trong các lĩnh vực như công nghệ khoảng không vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược phẩm và chữa bệnh từ xa. Những sáng kiến hợp tác này được thực thi bởi các diễn đàn như Nhóm công tác về khoa học và công nghệ Ấn Độ - ASEAN, Diễn đàn công nghệ thông tin Ấn Độ - ASEAN. Hai bên cũng đã nhất trí thành lập Viện sở hữu trí thức Ấn Độ - ASEAN, Viện công nghệ sinh học Ấn Độ - ASEAN tại Giacacta và phát triển vòng cung số Ấn Độ - ASEAN. Ấn Độ cũng chủ động đề nghị thành lập trung tâm tin học tại một trong số các nước thuộc khối ASEAN và sẵn sàng cung cấp các trang thiết bị hiện đại nhất cũng như thiết lập một chương trình đào tạo kỹ thuật cao cấp về tin học cho 100 người thuộc các nước ASEAN mỗi năm.

Một Chương trình Hợp tác trong khoa học và Công nghệ (POC) giữa Ấn Độ-Thái Lan, đã được ký kết trong tháng 2 năm 2006 tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác song phương giữa các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu của hai nước thông qua các chuyến thăm hai bên, các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo, các suất

Hai nước cũng đã ký một POC trong Công nghệ sinh học vào năm 2003 cung cấp cách tổ chức sắp xếp để tạo điều kiện phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học thông qua trao đổi thông tin và chương trình nghiên cứu chung. Trong cùng năm đó, cả hai cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học nông nghiệp, công nghệ và kinh tế xác định khu vực chăn nuôi bò sữa như là một khu vực hai bên cùng có lợi khi hợp tác. Trong lĩnh vực công nghệ, Ấn Độ và Thái Lan đã ký một Hiệp định về Hợp tác trong thăm dò và sử dụng Outer Space cho mục đích hòa bình vào năm 2002. Ấn Độ cũng đã cung cấp hình ảnh vệ tinh IRS cho Thái Lan từ một cơ sở thương mại. Cuộc họp thứ hai của Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác trong Khoa học và Công nghệ đã được tổ chức vào ngày 8 Tháng 11 năm 2006 tại New Đêlhi. Trong cuộc họp, cả hai đã nhất trí đáp ứng về sự cần thiết cho nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực để thúc đẩy khoa học công nghệ hai nước cùng phát triển. Cuộc họp thứ ba của Uỷ ban được tổ chức tại Băngkok trong quý cuối cùng năm 2007. Ấn Độ cũng cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho khoa học và công nghệ Thái Lan phát triển như trong trường hợp hỗ trợ để thiết lập một phòng thí nghiệm thiết kế điện tử tại trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok. Và thêm một chiều hướng mới trong hợp tác khoa học và công nghệ song phương giữa Ấn Độ và Thái Lan khi hai nước ký một Biên bản ghi nhớ để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực không tái tạo năng lượng trong năm 2007. Bản ghi nhớ này dự kiến thực hiện trong các lĩnh vực tế bào điện quang, năng lượng nhiệt mặt trời, khí sinh học, khí hydro và năng lượng gió. Công nghệ Ấn Độ cũng đang tìm thị trường ở Thái Lan. Các công ty Ấn Độ như NIIT và APTECH đã có cơ sở hoạt động của họ ở Thái Lan trong phát triển phần mềm và máy tính. Satyam Computer Services ( SCS) thành lập một công ty con ở Thái Lan vào năm 2004 và Công ty 3I-Infote (Thái Lan) đã được hoạt động từ năm 2006.

Mặc dù công nghệ thông tin Ấn Độ có nhiều điểm vượt trội hơn so với Trung Quốc trong khu vực (năm 2001, xuất khẩu Ấn Độ đạt 7,8 tỷ USD, trong khi Trung Quốc là 0,720 USD), lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm 3% GDP của Ấn Độ. [ 139 ] nhưng bình quân xuất khẩu của các sản phẩm điện tử của Trung Quốc sang ASEAN tăng từ 43,1% năm 2001 lên 50,2% vào năm 2004, trong khi đó của Ấn Độ giảm từ 21,3% đến 1,9% (xem bảng phụ lục 10 ) Để xóa đói giảm

nghèo trong nước và tiến hành công nghiệp hóa, Ấn Độ cần nỗ lực để phát triển các ngành công nghiệp và cạnh tranh với Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất của thế giới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1. Sang thập niên đầu của thế kỉ XXI, tình hình thế giới và trong nước Ấn Độ có nhiều biến chuyển tác động tích cực tới mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Các cuộc viếng thăm lẫn nhau của nhiều đoàn cấp cao hai bên đã diễn ra thường xuyên hơn. Các cuộc tiếp xúc đó không những mang lại lợi ích thiết thực mà còn trở thành động lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai bên.

2. Sự hợp tác về mặt an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh trên cơ sở lợi ích của hai bên. Ngoài ra, vào những năm đầu thế kỉ XXI, Ấn Độ và ASEAN bắt đầu tìm kiếm khả năng hợp tác hàng hải lớn hơn bằng các biện pháp phối hợp tuần tra biển, thăm viếng lẫn nhau, đào tạo sỹ quan Hải quân, tiến hành những cuộc tập trận hải quân chung, cứu hộ cứu nạn, chống cướp biển... những việc làm đó đảm bảo cho Ấn Độ cơ hội tiến hành các chuyến thăm thường xuyên ở vùng biển gần lãnh hải Trung Quốc và giành được sự thông cảm của các quốc gia ven biển về quyền lợi và vai trò của Ấn Độ tại eo biển Malăcca.

3. Thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN đã tăng lên trong thập kỷ qua, với những nỗ lực hướng tới hội nhập kinh tế của cả hai bên. Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN đang nổi lên như một đối tác thương mại quan trọng của Ấn Độ. Sau Mỹ và châu Âu, các nước ASEAN là bạn hàng lớn nhất của Ấn Độ. Và điều đặc biệt là sau khi vượt qua nhiều trở ngại, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Băngkôc ngày 13/8/2009 sau sáu năm đàm phán, mở đường cho việc thành lập một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, tạo ra những thuận lợi nhất định cho cả hai bên trong quá trình hợp tác kinh tế.

4. Sang giai đoạn II của chính sách hướng Đông, việc thiết lập các mối liên hệ đường bộ và đường không với Đông và Đông Nam Á đã trở nên hết sức cấp thiết nhằm phục vụ cho thương mại phát triển. Ấn Độ đã tích cực xây dựng các tuyến đường nối Ấn Độ với Đông Nam Á - trong đó có đề án ba bên về tuyến xa lộ nối với Myanmar và Thái Lan, và đề nghị xây dựng tuyến đường sắt nối liền New Đêlhi với Hà Nội. Ấn Độ cũng đã ký kết một vài hiệp định song phương về hàng không với các nước ASEAN như Philippin, Singapore, Thái Lan. ASEAN

5. Vì Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo và có mối quan hệ văn hóa lâu đời với các nước Đông Nam Á nên cả Ấn Độ và ASEAN đều có tiềm năng tuyệt vời trong lĩnh vực văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ. Có nhiều việc làm cho ta thấy nỗ lực của Ấn Độ trong việc mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với ASEAN trong giai đoạn II của chính sách hướng Đông.

6. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác Ấn Độ - ASEAN cũng gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN vẫn còn thấp, không ngang tầm với quy mô của nền kinh tế hai bên và vẫn còn tương đối thấp so với các đối tác đối thoại khác của ASEAN, nguồn đầu tư từ Ấn Độ sang các nước ASEAN và từ các nước ASEAN đến Ấn Độ còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ với các nước ASEAN ( trừ Singapore ) vẫn chưa được phát triển. Về mặt văn hóa, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực du lịch chưa có tiến triển nhiều. Nhiều dự án đưa ra chưa được thực thi... Những khó khăn đó cần sự nỗ lực giải quyết của cả hai bên để xóa bỏ những rào cản nhằm tiến tới một Cộng đồng kinh tế châu Á như Ấn Độ từng mong muốn.

CHƯƠNG 3. QUAN HỆ GIỮA ẤN ĐỘ VỚI MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN ASEAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ

KỈ XXI

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 77)