Về quan hệ kinh tế

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Về quan hệ kinh tế

Singapore đã quan tâm đến Ấn Độ từ lâu. Cái quan trọng mà Singapore có thể đem lại cho Ấn Độ là thị trường. Ngoài ra, Ấn Độ có thể khai thác lợi thế của các nhà đầu tư Singapore như trình độ, vốn và cơ sở đầu tư để tiếp cận thị trường các nước vùng lưu vực sông Mê Công. Về phía Singapore, ngay từ năm 1993- 1994, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nhận thức được tầm quan trọng của Ấn Độ và quyết định hướng đến " con hổ trong cũi" này. Vào năm 2000, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ở mức 7% và tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều đó tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư hai nước ngày càng phát triển. Trong năm này, Singapore tuy chưa phải là nhà đầu tư chính tại Ấn Độ, song Singapore đủ khả năng tiếp thị cho tiềm năng Ấn Độ. Sự hiện diện của các công ty đa quốc gia ở Singapore đã giúp họ định hình một nền kinh tế mới. Ngoài ra, sự hiểu biết về Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương biến Singapore thành đối tác lý tưởng mà qua đó Ấn Độ có thể thu hút đầu tư hay tiến ra khu vực. Năm 1997, Singapore tổ chức " Hội nghị chủ doanh nghiệp Ấn Độ toàn cầu" nhằm tập hợp Ấn kiều và cộng đồng người gốc Ấn Độ trên thế giới. Mục tiêu hội nghị là nhằm biến Ấn kiều thành lực lượng trung gian thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ tài chính và tư vấn đối với những ai muốn kinh doanh ở Ấn Độ.

Sức mạnh và quy mô của quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước trong những năm gần đây có thể được đo bằng thực tế rằng Singapore: 1. Là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong số các nước ASEAN; 2. Là nước đầu tư lớn nhất trong ASEAN vào Ấn Độ và 3. Là nước đầu tư vào Ấn Độ lớn thứ 8 trên thế giới. [ 93 ]. Có 2 lý do quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế Ấn Độ - Singapore. Một là sự nỗ lực của Ấn Độ nhằm hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu, thị trường trong nước nhỏ bé của Singapore và nỗ lực chuyển hướng từ quốc tế hóa sang khu vực hóa của quốc đảo này. Hai là chính sách thúc đẩy xuất khẩu, tự do hóa thị trường và khuyến khích đầu tư của nước ngoài đã thu hút sự chú ý của giới doanh nghiệp tư nhân Singapore. Điều này đã thúc đẩy sự hợp tác về mặt tài chính và thương mại to lớn hơn giữa giới doanh nghiệp tư nhân hai nước. Ngoài ra còn 3 nguyên nhân thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Đó là: Chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong năm 1992; các Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN diễn ra năm 2001; và Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện song phương Ấn Độ - Singapore ( CECA) được ký năm 2005. Diễn đàn nghị viện Ấn Độ - Singapore được thành lập năm 2005 cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ này.

Trong khi chính sách hướng Đông giúp thúc đẩy thương mại Ấn Độ - Singapore thì CECA đã góp phần củng cố bản chất và quy mô của các mối quan hệ kinh tế song phương. Kim ngạch buôn bán Ấn Độ - Singapore đã tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2001 lên tới 9 tỷ USD năm 2006, tăng khoảng 400% trong vòng 5 năm. Singapore hoàn toàn loại bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm đến từ Ấn Độ trong khi Ấn Độ đưa ra mức giảm thuế đáng kể đối với 80% sản phẩm xuất khẩu của Singapore sang Ấn Độ. CECA Ấn Độ-Singapore cũng bao gồm các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh trong các lĩnh vực quy định.

Ngoài quan hệ thương mại, hai nước cũng thúc đẩy luồng đầu tư. Trong khi chiếm tới 95% số vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Ấn Độ trong năm 2005, Singapore đã trở thành một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ, với tổng giá trị đầu tư lên tới 3 tỷ USD trong năm 2006. Theo như Ngoại trưởng George Yeo cho biết CECA đã trở thành một thắng lợi. Tính đến năm 2007, Singapore trở thành nước đầu tư lớn thứ hai vào Ấn Độ. Theo như Cơ quan

nghiệp Ấn Độ (FICCI) trong một bản báo cáo gần đây cho biết đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) của Singapore vào Ấn Độ vào năm 2008 đã tăng lên 11,69 tỷ RM (=Ringgit Malaysia =3,3 tỷ USD), cao hơn nhiều với mức 1 tỷ RM vào năm 2005. Các công ty của Singapore đã quan tâm nhiều tới thị trường Ấn Độ và đang tăng cường đầu tư vào thị trường to lớn này. Ông còn cho biết chính tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ và ảnh hưởng của Ấn Độ ngày càng gia tăng trên chính trường thế giới đã thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Singapore [ 87 ].

Tuy nhiên, những nỗ lực của Singapore trong việc làm ăn với Ấn Độ vẫn còn vấp phải những khó khăn do vấn đề thủ tục, tình trạng quan liêu bao cấp, thiếu sự minh bạch và sự khác biệt về hành chính - chính trị. Các chính sách bảo hộ của Chính phủ Ấn Độ không chỉ làm chậm nhịp độ đầu tư và hoạt động kinh doanh của Singapore tại Ấn Độ mà còn gây ra nỗi thất vọng to lớn trong giới kinh doanh Singapore. Hai nước cần thể chế hóa sự hợp tác chính trị và đối tác chiến lược đối với các vấn đề liên quan tới khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Ấn Độ và Singapore cũng cần chia sẻ trách nhiệm trong việc tạo ra nền hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á mà không gây ra bất cứ sự thống trị bên ngoài nào.

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)