Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao

Bước sang thập niên đầu của thế kỉ XXI, tình hình thế giới và trong nước Ấn Độ có nhiều biến chuyển tác động tích cực tới mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Để mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên là các cuộc viếng thăm lẫn nhau của nhiều đoàn cấp cao. Chuyến thăm Singapore của Ngoại trưởng Ấn Độ Jaswant Singh từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 6 năm 2000 đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hai nước cũng như giữa Ấn Độ và khu vực. Chuyến thăm diễn ra chỉ cách hội nghị hàng năm cấp bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF) vài tuần. Do vậy, Ấn Độ và Singapore đã thảo luận chương trình nghị sự và các chủ đề có thể nổi lên ở hai hội nghị trên. Ngay trước cuộc gặp Thủ tướng Singapore, Ngoại trưởng Ấn Độ nói: " Sự can dự của một nước Ấn Độ mạnh về quân sự, thịnh vượng về kinh tế, tiến bộ về dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định hơn tại khu vực" [ 70 ]. Tháng 1 năm 2001, Thủ tướng Atal Behari Vajpayee tới thăm Việt Nam và Inđônêxia. Chuyến thăm này được xem là "một phần chính sách hướng Đông của Ấn Độ và nếu thành công, có thể giúp Ấn Độ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và thiết lập được vai trò lớn hơn trong ASEAN" [ 75 ]. Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đến thăm. Sau chuyến thăm này, Ấn Độ hy vọng thúc đẩy hơn nữa chính sách hướng Đông và củng cố những mong muốn kinh tế toàn cầu của Ấn Độ tại khu vực Viễn Đông.

Chuyến thăm của Thủ tướng tới Inđônêxia được Saeed Naqvi, phóng viên truyền hình, đồng thời là chuyên gia quốc tế của tờ " The Jakarta Post" nhận xét rằng: " Đây là thời gian tốt nhất để củng cố và tăng cường các mối quan hệ song phương ở châu Á khi chính quyền Bush của Mỹ đang còn phải bận tâm thành lập nội các mới tại Oasinhtơn" [ 75 ]. Đây là những sự kiện ngoại giao có ý nghĩa quan trọng, thể hiện những nỗ lực lớn của các nhà lãnh đạo trong việc phục hồi các mối liên kết văn minh và văn hóa giữa Ấn Độ và các nước ASEAN. Không chỉ có vậy, từ năm 1998 - 2003, Thủ tướng Vajpayee đã thực hiện một loạt các chuyến viếng thăm hầu hết các nước Đông Nam Á. Với những sự kiện ngoại giao như vậy, Ấn Độ cần cho Trung Quốc thấy rằng họ có tất cả bạn bè trong khu vực

Đông Nam Á, và là một quốc gia có số người theo đạo Hồi vào hàng đông nhất thế giới. Ấn Độ có thể là đồng minh của Inđônêxia cũng như của cả Tổ chức Hội nghị Hồi giáo ( OIC). Thủ tướng Vajpayee cũng đã khuyến khích cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài tăng cường mối liên kết văn hóa, tinh thần và tình cảm với các nước họ đang sinh sống, tăng cường hỗ trợ mọi mặt để góp phần đưa Ấn Độ trở thành Siêu cường Tri thức vào năm 2010. Quan điểm này được thể hiện qua việc trong số 70 nhà kinh doanh Inđônêxia cùng đi với Tổng thống Wahid tới Ấn Độ đã có nhiều người gốc Ấn.

Đáp lại, các nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á cũng có những cuộc viếng thăm Ấn Độ vào đầu năm 2000 và được đón tiếp nồng nhiệt. Đó là Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương; Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong; Tổng thống Inđônêxia A. Wahid và Thủ tướng Cămpuchia S.Hun Sen. Các cuộc viếng thăm này không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thực tế, nó phản ánh nỗ lực thúc đẩy chính sách " hướng Đông" mà Ấn Độ đang theo đuổi. Các cuộc tiếp xúc đó không những mang lại lợi ích thiết thực mà còn trở thành động lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Qua những vận động ngoại giao không biết mệt mỏi, năm 1997, Ấn Độ lần đầu tiên được tham gia vào cuộc họp các quan chức cấp cao ( SOM) lần thứ tư của ARF. Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên đã diễn ra tại Cămpuchia. Như vậy, ngoài ASEAN+3, còn có một hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ hàng năm. Tháng 11-2003, Ấn Độ đã tuyên bố tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ( TAC) của ASEAN.

Về phía các nước ASEAN, tuy cùng nằm trong một khuôn khổ rộng rãi, song chương trình nghị sự của từng nước đối với Ấn Độ cũng có sự khác biệt nhất định. Singapore đặt mục tiêu xây dựng hợp tác trên cơ sở sẵn có, đặc biệt là công nghệ thông tin. Inđônêxia quan tâm tới sự ủng hộ chính trị nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ. Về phía Việt Nam và Cămpuchia, viện trợ lại đóng vai trò quan trọng. Hợp tác Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí đã chuyển sang một giai đoạn mới đầy triển vọng kể từ năm 2000. Trong chuyến thăm Ấn Độ vào đầu năm 2000, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã đề cập tới "một chân trời hợp tác mới", đặc biệt những cơ hội to lớn

hộ của Việt Nam về việc Ấn Độ chiếm một ghế tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hai bên. Phát biểu của Chủ tịch Trần Đức Lương đã nhận được sự tán đồng cao từ phía Ấn Độ: "Việc sử dụng sức mạnh và áp đặt chính sách của một số nước và tổ chức khu vực; hành động quân sự đơn phương chống lại các quốc gia độc lập và có chủ quyền ở khu vực Ban Căng, vùng Vịnh đã tạo ra những tiền lệ nguy hiểm, vi phạm và đe dọa nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế" [ 62 ]

Còn đối với Cămpuchia, việc Ấn Độ ủng hộ chính phủ Cộng hòa nhân dân Cămpuchia vào những năm 1980 đã làm Ấn Độ xa lánh các nước khác ở Đông Nam Á. Nhưng trong bối cảnh này, đó lại là nhân tố để gắn bó hai nước. Ấn Độ đã mở rộng khoản tín dụng 10 triệu đô la giúp Cămpuchia tái thiết đất nước. ASEAN đã nhìn nhận Ấn Độ như là một động lực giúp giảm bớt khoảng cách của sự phát triển giữa các nước thành viên ASEAN cũ và mới. Ấn Độ có quan hệ thân thiết với Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Myanmar. Ấn Độ có thể giúp các nước này hòa nhập với phần còn lại của Đông Nam Á thông qua sự phát triển các cơ sở hạ tầng và tiến bộ về dân chủ. Các nhà hoạch định chính sách của hai bên đã làm việc về cái gọi là văn kiện khung " Tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ năm 2020" nhằm bảo đảm rằng Ấn Độ vẫn tham gia đầy đủ vào khu vực.

Một tình bạn thân thiết hiếm có giữa Ấn Độ với ba nước Cămpuchia, Lào, Thái Lan đã được đánh dấu bằng chuyến công du 5 ngày của Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee vào cuối năm 2002. Thủ tướng A.B.Vajpayee khẳng định chuyến thăm Cămpuchia và Lào của ông có một tầm quan trọng chính trị đặc biệt. [ 79 ]. Sang giai đoạn II của chính sách hướng Đông, Ấn Độ đặc biệt chú ý tới Lào và Cămpuchia, 2 nước không nằm trong hệ thống "rada" của Ấn Độ trong hơn 40 năm qua nên Ấn Độ chưa thể hợp tác đầy đủ và toàn diện với ASEAN.

Chuyến thăm song phương Thái Lan, Cămpuchia và Lào vào cuối năm 2002 của Thủ tướng A.B.Vajpayee đã mang lại sự hài lòng về hợp tác kinh tế và chính trị giữa Ấn Độ với các nước ASEAN và kết quả là Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN đầu tiên diễn ra tại Cămpuchia vào năm 2002. Đề cập tới sự xuất hiện của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á trong những năm đầu thế kỉ XXI, Thủ tướng A.B.Vajpayee nói: " Có thời điểm rất khó có thể gõ cửa ASEAN.

Ngày nay, tình hình thế giới đã trải qua những thay đổi to lớn. Và cũng có những thay đổi trong ảnh hưởng và sức mạnh của Ấn Độ" [ 79 ]

Vào đầu tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Vajpayee đã thực hiện chuyến thăm tới Đông Nam Á để dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tại Inđônêxia và sau đó thăm Thái Lan. Chuyến thăm này một mặt đánh dấu thành tựu của Chính sách hướng Đông đã được hơn một thập kỉ kể từ sau khi ra đời, mặt khác đánh dấu một giai đoạn mới của sự triển khai chính sách này - giai đoạn II của Chính sách hướng Đông. Sự ủng hộ rộng rãi của tất cả các Chính phủ ở Ấn Độ trong thập kỉ qua dành cho chính sách hướng Đông vừa phản ánh sự nhất quán trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, vừa cho thấy mức độ nhất trí đáng kể giữa các chính đảng về hướng chính sách đối ngoại mới này sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Ngày nay, Ấn Độ và Đông Nam Á là những đối tác trong nỗ lực thúc đẩy sức mạnh về kỹ năng, công nghệ và kinh tế. Các nước ASEAN và Ấn Độ cũng có một điểm hội tụ về triển vọng an ninh, quyền lợi chung trong hòa bình, sự ổn định tại khu vực và trong việc duy trì an ninh trên biển. Ấn Độ và ASEAN hiện có những cuộc đối thoại hàng năm cấp Ngoại trưởng và thượng đỉnh. Các cuộc tiếp xúc chính trị này đang được thúc đẩy bởi các cuộc gặp giữa các quan chức cao cấp, các nhóm công tác chuyên ngành trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, y tế, thương mại và đầu tư, giao thông và cơ sở hạ tầng.

Chuyến công du 3 nước của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 tái khẳng định quyết tâm theo đuổi “Chính sách hướng Đông” của nước này, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược, địa-chính trị cũng như kinh tế. Nhân chuyến thăm này, Thủ tướng Manmohan Singh đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Ấn Độ lần thứ 8 tại Việt Nam. Củng cố thêm chuyến đi của Thủ tướng Manmohan Singh tới khu vực lần này là chuyến công du của Tổng thống Pratibha Patil tới Lào, Cămpuchia vào tháng trước. Tại những cuộc họp này, không chỉ có các thỏa thuận văn hóa được ký kết mà các cuộc thảo luận về kinh doanh cũng được tiến hành. Trước đây, các chuyến công du chủ yếu mang tính hình thức. Nhưng giờ đây rất nhiều doanh nghiệp đã tháp tùng người đứng đầu nhà nước. Cụ thể, tháp

mới và đã tạo nên sự thay đổi lớn, cho phép các mối quan hệ kinh tế thúc đẩy các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Tổng thống Patil cho biết mối quan hệ với Lào, Cămpuchia sẽ được mở rộng và sẽ được phát triển qua kênh song phương cũng như qua ASEAN. Tại Lào, Ấn Độ đã nâng khoản tín dụng trị giá 72,55 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án điện. Còn tại Cămpuchia, Tổng thống Patil đã ký 2 thỏa thuận quan trọng. Ngoài ra, Cămpuchia hiện là nước điều phối viên với Ấn Độ tại ASEAN và sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN vào năm 2012.

Như vậy, trải qua những thăng trầm trong quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, ASEAN đã cam kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Nhà nước ASEAN nhận được đảm bảo Ấn Độ không bao giờ từ bỏ can dự tới Đông Á. Do chính phủ Thủ tướng A.B. Vajpayee ngày càng ổn định, ASEAN hướng đến xây dựng nền tảng đối tác bền vững hơn giữa hai bên.

Cùng với những nỗ lực về mặt ngoại giao, sự hợp tác về mặt an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh trên cơ sở lợi ích của hai bên. Trong bức điện mừng nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ I.K.Gujral đã viết: " Ấn Độ có chung biên giới trên đất liền và trên biển với ASEAN dài hàng trăm kilômet. Là bạn đối thoại đầy đủ và là thành viên ARF, Ấn Độ hiểu và chia sẻ nguyện vọng và những mối quan tâm của ASEAN" [ 5; tr 257 ]. Sau năm 1990, Ấn Độ đã bắt tay vào việc thực thi dự án hợp tác quốc phòng với tất cả các nước chủ chốt trong khu vực như Malaysia năm 1993, Inđônêxia năm 2001, Việt Nam năm 2000, Singapore năm 2003 và Philippin năm 2006. Ấn Độ đã trở thành nước tham gia một loạt các thể chế cho phép Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực an ninh. Năm 1996, Ấn Độ tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF), một thể chế an ninh đa phương đầu tiên của khu vực châu Á to lớn hơn. Năm 1997, Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN và năm 2002, hội nghị đầu tiên trong một loạt hội nghị thượng đỉnh hàng năm Ấn Độ - ASEAN được tổ chức. Trong các thể chế và hội nghị đó, trong khi những vấn đề kinh tế trở thành trọng tâm trong đối thoại Ấn Độ - ASEAN thì những mối lo ngại về an ninh giữa hai bên cũng được đề cập tới. Với sự ủng hộ của các nước ASEAN, đặc biệt là của Singapore và Inđônêxia, tháng 12/2005, Ấn Độ đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh

Đông Á ( EAS) do ASEAN đứng đầu. Mặc dù tầm quan trọng của EAS vẫn chưa rõ ràng, song chính trị và an ninh đã được coi là những vấn đề quan trọng như kinh tế. Năm 2001, khi Thủ tướng A.B. Vajpayee tuyên bố tầm nhìn của Ấn Độ về một cơ cấu an ninh mới đối với khu vực Đông Nam Á, ông đã nhấn mạnh tới sự cần thiết " hình thành một môi trường an ninh mới không có đối đầu và căng thẳng" [ 88 ], theo đó những vấn đề an ninh phi quân sự sẽ được giải quyết thông qua " biện pháp hợp tác và có tính chất khu vực". Những tuyên bố này được hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN vui mừng đón nhận. Hai bên đã ký một Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế năm 2003.

Khủng bố đã là một trở ngại chính về việc thực hiện mục tiêu ổn định khu vực. Nó áp đặt mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của cộng đồng và gây cản trở phát triển kinh tế.Trong thực tế, châu Á được coi là trung tâm của khủng bố. Đông Nam Á được coi là cơ sở của hoạt động kinh doanh và các mục tiêu tấn công của nhóm cấp tiến cực đoan Hồi giáo . Ấn Độ thì phải đối mặt với các cuộc tấn công khủng bố chủ yếu vì sự đa dạng của tôn giáo và xung đột trong thời gian dài với Pakixtan. Thành viên các quốc gia ASEAN và Ấn Độ cam kết loại bỏ chủ nghĩa khủng bố trong khu vực. Vì vậy, tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ là rất lớn, sự hợp tác này được thể hiện trong Tuyên bố chung ASEAN-Ấn Độ về hợp tác Phòng chống khủng bố quốc tế nhằm mục đích để ngăn chặn, làm gián đoạn và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế thông qua việc trao đổi thông tin.

Và điều quan trọng là Ấn Độ đã ký Hiệp ước ân xá và hợp tác với ASEAN năm 2003, vì vậy Ấn Độ đã đồng ý không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên ASEAN. Việc ký kết văn kiện về "Đối tác Ấn Độ - ASEAN vì hòa bình, tiến bộ và cùng chia sẻ thịnh vượng" tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 3 ở Viêng Chăn hồi tháng 11/2004 là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai bên. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 diễn ra ở Cebu tháng 1/2007 và lần thứ 7 năm 2008 cũng tạo thêm động lực cho mối quan hệ này. ( Xem hình phụ lục 3)

Ấn Độ đã cùng với Inđônêxia tiến hành hoạt động tuần tra chung đầu tiên để ngăn chặn tình trạng cướp biển tại khu vực biển Andaman. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3/2000 của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Fernandes, Ấn

ngầm lớp Petia cho Việt Nam. Lực lượng không quân Ấn Độ đã triển khai 10 máy bay Mirage-2000 và máy bay tấn công Jaguar để tham gia cuộc tập trận

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ asean trong thập niên đầu của thế kỉ xxi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)