Yếu tố tác động tiếp theo đối với quyết định chọn trường đề học cao học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM là khả năng trúng tuyển. Khả năng trúng tuyển càng cao, học viên càng quyết định chọn trường để học cao học.
Bảng 5.4: Thống kê mô tả thang đo Khả năng trúng tuyển
Hệ số beta trong mô hình hồi quy 0.109
Biến quan sát Điểm trung bình
TT1: Điểm chuẩn thấp 3.02
TT2: Tỷ lệ chọi thấp 3.04
TT4: Chỉ tiêu tuyển sinh cao 3.44
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 22 của tác giả
Khả năng trúng tuyển bao gồm 3 biến quan sát: Tỷ lệ chọi thấp, điểm chuẩn thấp, chỉ tiêu tuyển sinh cao.
Về điểm chuẩn, trên thực tế, nếu trường có điểm chuẩn quá thấp sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường, đồng thời, điểm chuẩn trúng tuyển còn tùy thuộc vào năng lực của các thí sinh dự thi, do vậy trường đại học không thể tác động vào yếu tố khả năng trúng tuyển thông qua biến quan sát điểm chuẩn thấp.
Về tỷ lệ chọi, nếu một trường có tỷ lệ chọi thấp chứng tỏ lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường thấp, trường có khả năng không tuyển sinh đủ chỉ tiêu đã đề ra. Do vậy, nỗ lực của trường đại học là thu hút càng nhiều thí sinh càng tốt.
Chính vì thế, để tác động vào yếu tố này, nhà trường chỉ có thể tác động vào chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh có ảnh hưởng mạnh nhất trong nhóm yếu tố khả năng trúng tuyển (Xem Bảng 5.4).
Trên thực tế, chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường là do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp dựa trên năng lực đào tạo của mỗi trường, trong đó có cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Do vậy, muốn nâng cao chỉ tiêu tuyển sinh, các trường cần có giải pháp nâng cao năng lực đào tạo, bao gồm phát triển cơ sở vật chất đáp ứng những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, gia tăng đội ngũ giảng viên có học hàm từ Tiến sỹ trở lên bằng nhiều cách:
Thứ nhất: hỗ trợ kinh phí học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên hiện có của trường;
Thứ hai: có chính sách thu hút nhân tài đối với các giảng viên có học hàm, học vị cao.