Thuyết hành vi dự định

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế, nghiên cứu các trường tại tp hcm (Trang 28)

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planed Behavior – TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của Ajzen & Fishbein (1975) giả định một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi ý định để thực hiện hành vi đó. Theo đó, TPB cho rằng ý định được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi; ý định là tiền đề gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ (Attitude Toward Behavior – AB), chuẩn chủ quan (Subjective Norms – SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control – PBC). TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành lần lượt được xác định bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó: kỳ vọng hành vi về thái độ đối với một hành vi cho sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về kết quả của thực hiện hành vi. Kỳ vọng về chuẩn chủ quan đến nhận thức tán thành và không tán thành thực hiện hành vi của những người quan trọng khác. Kỳ vọng về kiểm soát liên quan tới những Niềm tin đối với những thuộc tính của

sản phẩm dịch vụ, dịch vụ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm dịch vụ, dịch

vụ

Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng người bị ảnh hưởng nên

hay không thực hiện hành vi

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng

Thái độ

Chuẩn chủ quan

yếu tố thuận tiện hay cản trở thực hiện hành vi. Như vậy, theo TPB, ý định thực hiện hành vi là một hàm của ba nhân tố.

Hình 2.7: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB)

Nguồn: Ajzen, I., The Theory of Planned Behaviour (1991, tr. 182)

Hạn chế của mô hình TPB:

Thứ nhất, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin Kok, 1996). TPB đánh giá dựa trên những kỳ vọng, khi một trong số những kỳ vọng thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi.

Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định thì không giới hạn thái độ, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể được giải thích bằng TPB (Ajzen, 1991, Werner). Nghĩa là, có thể mở rộng các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến ý định hành vi.

2.3.4 Thuyết lựa chọn duy lý hay còn đƣợc gọi là lý thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster (1986)

Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động. Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman.

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một

Kỳ vọng

Thái độ

Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi

cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.

Định đề cơ bản của thuyết duy lý được George Homans (1961) diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: “Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác suất thành công của hành động đó (ký hiệu là P) với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = (P x V) = Maximum.

Còn theo John Elster (1986), “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.

Hình 2.8: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986)

Nguồn: Elster, J. Ed., 1986, Rational Choice, Oxford: Basil Blackwell.

2.4 Quyết định chọn trƣờng thông qua các bằng chứng thực nghiệm trƣớc đây: 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman (1981): 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman (1981):

Nghiên cứu năm 1981 của D.W Chap man về sự chọn trường đại học của học sinh đã đưa ra mô hình gồm 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh gồm: (1) Đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh, (2) các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của học sinh như các nhân tố có ảnh

Cá nhân khác - Nhu cầu - Sự mong đợi - Các khả năng lựa chọn Các sản phẩm đầu ra (của từng lựa chọn) Các đặc điểm khác Lựa chọn hợp lý

hưởng (gia đình, bạn bè,…), các đặc điểm cố định của trường đại học và nổ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh.

Chapman đã khẳng định rằng các yếu tố cố định của trường đại học như: vị trí địa lý, học phí, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát, ông cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên là: đặc điểm của nhà trường (bao gồm danh tiếng, cơ sơ vật chất, đội ngũ giáo viên viên và học phí), Đặc điểm cá nhân và gia đình, cha mẹ, bạn bè, giáo viên và Nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh có tác động và đáng tin cậy trong việc lựa chọn trường để học.

Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường để học. Carera và La Nasa đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman và từ kết quả nghiên cứu, Cabrera và La Nasa (2002) nhấn mạnh rằng, những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010), tác giả đã chứng minh các yếu tố: Địa điểm, Danh tiếng, Cơ sở vật chất, Chi phí học tập, Hỗ trợ tài chính của trường, Cơ hội việc làm, Các nỗ lực giao tiếp với sinh viên (bao gồm: quảng cáo, đại diện của trường làm công tác tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông thăm viếng khuôn viên trường) có tác động đến việc chọn trường.

Hình 2.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh của D.W.Chapman

Nguồn: D.W. Chapman (1975)

2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Ruth E.Kallio (1995)

Mô hình nghiên cứu của Ruth E.Kallio (1995), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học. Nghiên cứu được thực hiện tại một trường Đại học của Mỹ. Theo Ruth E. Kallio (1995), các yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi danh vào một trường đại học: chất lượng và đặc điểm của môi trường học tập, các yếu tố liên quan đến công việc, cân nhắc vợ hoặc chồng, hỗ trợ tài chính, môi trường xã hội của trường đại học.

Tuy nhiên, do Mỹ là một nước phát triển, lịch sử đào tạo sau đại học với họ đã tồn tại hàng trăm năm nên khi nghiên cứu mô hình này tại Việt Nam cần cân nhắc và lựa chọn các yếu tố phù hợp với nền giáo dục Việt Nam.

2.4.3 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) được công bố trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 12, số 15 năm 2009. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh bao gồm: (1) Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh; (2) Yếu tố về đặc điểm của trường đại học; (3) Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; (4) Yếu tố về cơ

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH

CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI

CÁC CÁ NHÂN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẶC ĐIỂM CỐ ĐỊNH CỦA TRƯỜNG ĐH

NỖ LỰC GIAO TIẾP CỦA TRƯỜNG ĐH ĐỐI VỚI HỌC SINH

ẤN TƯỢNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

hội học tập cao hơn trong tương lai; (5) Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai; (6) Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học; (7) Yếu tố về đặc trưng giới tính của học sinh.

Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là quyết định chọn trường để học đại học của học sinh phổ thông. Học sinh phổ thông có những đặc điểm khác với học viên cao học như: học sinh phổ thông chưa có việc làm, nghề nghiệp, học viên cao học đa số đều là những người đã đi làm, đã có gia đình, độ tuổi cũng khác nhau. Khi quyết định chọn trường để học đại học, học sinh phổ thông chịu phụ thuộc nhiều vào quyết định của cha mẹ, còn học viên cao học khi chọn trường để học cao học, họ tự quyết định.

Như vậy, hướng nghiên cứu tác giả khác biệt với nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009).

2.4.4 Mô hình nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ và La Vĩnh Tín (2015) (2015)

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học

tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Nguyễn

Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 26 năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm để học tiếng Anh của các học viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: (1) Danh tiếng, (2) Cơ sở vật chất, (3) Đội ngũ giáo viên, (4) Học phí, (5) Nỗ lực giao tiếp của trung tâm ngoại ngữ, (6) Ảnh hưởng của xã hội, (7) Động cơ và (8) Thu nhập.

Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh

Nguồn: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, La Vĩnh Tín (2015)

Đội ngũ giáo viên

Học phí Cơ sở vật chất Danh tiếng Động cơ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐỂ HỌC TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ 0,35 3 - 0,325 0,313 0,099 0,079

Mô hình nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên cứu có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài là học viên ở trung tâm ngoại ngữ và quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh. Việc lựa chọn học tiếng Anh và lựa chọn học cao học có sự khác biệt bởi mục tiêu học tập và động cơ học tập là khác nhau. Hơn thế nữa, đối tượng học viên của trung tâm ngoại ngữ có sự khác biệt so với học viên cao học về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập… Do vậy, nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với nghiên cứu này.

2.4.5 Tóm tắt các mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình cơ

sở Các yếu tố ảnh hƣởng

Mô hình tổng quát về việc lựa chọn trường của D.W. Chapman (1981)

Mô hình của D.W.Chapman

- Đặc điểm của gia đình - Cá nhân học sinh

- Các cá nhân có ảnh hưởng - Danh tiếng

- Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí

- Địa điểm

- Chương trình đào tạo - Nỗ lực giao tiếp của trường Mô hình “Các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010) Mô hình của D.W.Chapman - Địa điểm - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Chi phí học tập

- Hỗ trợ tài chính của trường - Cơ hội việc làm

- Nỗ lực giao tiếp với sinh viên Mô hình “Các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học” của Ruth E.Kallio (1995)

Mô hình của Ruth E.Kallio

- Chất lượng và đặc điểm của môi trường học tập - Các yếu tố liên quan đến công việc

- Cân nhắc vợ hoặc chồng - Hỗ trợ tài chính

- Môi trường xã hội của trường đại học. Mô hình “Nghiên cứu về

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh” của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

Mô hình của D.W.Chapman

- Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh;

- Yếu tố về đặc điểm của trường đại học; - Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh;

- Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tương lai; - Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai;

trường đại học;

- Yếu tố về đặc trưng giới tính của học sinh. Mô hình “Nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015) Mô hình của D.W.Chapman - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí

- Nỗ lực giao tiếp của trung tâm ngoại ngữ - Ảnh hưởng của xã hội

- Động cơ - Thu nhập.

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015)

Nhận xét: Tất cả các nghiên cứu trên đều đưa ra những yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh, trong đó chỉ có Ruth E.Kallio nghiên cứu về quyết định chọn trường của học viên sau đại học. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra các nhóm nhân tố tác động lên quyết định chọn trường của người học. Vì vậy, có thể tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhân tố có tác động đến quyết định học của người học dựa vào các nghiên cứu trên như sau: Đặc điểm của trường học (bao gồm: Danh tiếng, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí, địa điểm học, chương trình học), cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, cơ hội về việc làm trong tương lai, ảnh hưởng của xã hội, nỗ lực giao tiếp của nhà trường với học sinh, sự tương thích với đặc điểm cá nhân, tính đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo; Đặc điểm của gia đình (cân nhắc của vợ chồng, khả năng tài chính,…); Đặc điểm của bản thân (công việc, giới tính,…).

2.5 Các cơ sở đào tạo cao học khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp. HCM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2015, cả nước có 58 trường đại học tuyển sinh cao học, trong đó Tp. Hồ Chí Minh có 22 trường tuyển sinh cao học nói chung và có 11 trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh các chương trình thạc sỹ thuộc khối ngành kinh tế (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.2: Các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế tại Tp. HCM tuyển sinh thạc sỹ năm 2015

TT TÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN

SINH

1 Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM Quản trị kinh doanh 3 Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM Tài chính – Ngân hàng

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế, nghiên cứu các trường tại tp hcm (Trang 28)