Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
Các nghiên cứu
Mô hình cơ
sở Các yếu tố ảnh hƣởng
Mô hình tổng quát về việc lựa chọn trường của D.W. Chapman (1981)
Mô hình của D.W.Chapman
- Đặc điểm của gia đình - Cá nhân học sinh
- Các cá nhân có ảnh hưởng - Danh tiếng
- Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí
- Địa điểm
- Chương trình đào tạo - Nỗ lực giao tiếp của trường Mô hình “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010) Mô hình của D.W.Chapman - Địa điểm - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Chi phí học tập
- Hỗ trợ tài chính của trường - Cơ hội việc làm
- Nỗ lực giao tiếp với sinh viên Mô hình “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học” của Ruth E.Kallio (1995)
Mô hình của Ruth E.Kallio
- Chất lượng và đặc điểm của môi trường học tập - Các yếu tố liên quan đến công việc
- Cân nhắc vợ hoặc chồng - Hỗ trợ tài chính
- Môi trường xã hội của trường đại học. Mô hình “Nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh” của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Mô hình của D.W.Chapman
- Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh;
- Yếu tố về đặc điểm của trường đại học; - Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh;
- Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tương lai; - Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai;
trường đại học;
- Yếu tố về đặc trưng giới tính của học sinh. Mô hình “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015) Mô hình của D.W.Chapman - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí
- Nỗ lực giao tiếp của trung tâm ngoại ngữ - Ảnh hưởng của xã hội
- Động cơ - Thu nhập.
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015)
Nhận xét: Tất cả các nghiên cứu trên đều đưa ra những yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh, trong đó chỉ có Ruth E.Kallio nghiên cứu về quyết định chọn trường của học viên sau đại học. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra các nhóm nhân tố tác động lên quyết định chọn trường của người học. Vì vậy, có thể tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhân tố có tác động đến quyết định học của người học dựa vào các nghiên cứu trên như sau: Đặc điểm của trường học (bao gồm: Danh tiếng, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí, địa điểm học, chương trình học), cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, cơ hội về việc làm trong tương lai, ảnh hưởng của xã hội, nỗ lực giao tiếp của nhà trường với học sinh, sự tương thích với đặc điểm cá nhân, tính đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo; Đặc điểm của gia đình (cân nhắc của vợ chồng, khả năng tài chính,…); Đặc điểm của bản thân (công việc, giới tính,…).
2.5 Các cơ sở đào tạo cao học khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp. HCM
Năm 2015, cả nước có 58 trường đại học tuyển sinh cao học, trong đó Tp. Hồ Chí Minh có 22 trường tuyển sinh cao học nói chung và có 11 trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh các chương trình thạc sỹ thuộc khối ngành kinh tế (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.2: Các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế tại Tp. HCM tuyển sinh thạc sỹ năm 2015
TT TÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN
SINH
1 Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM Quản trị kinh doanh 3 Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM Tài chính – Ngân hàng 4 Trường Đại học Tôn Đức Thắng Quản trị kinh doanh
Kế toán
5 Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia Tp.HCM
Kinh tế học Kinh tế chính trị
Tài chính – Ngân hàng Luật kinh tế
Kinh tế và quản lý công Kinh tế quốc tế
Quản trị kinh doanh
6 Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Kinh tế chính trị Kinh tế phát triển Thẩm định giá Quản trị kinh doanh Kinh doanh thương mại Tài chính – Ngân hàng Luật kinh tế
Kế toán
7 Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 Kinh tế quốc tế Quản trị kinh doanh 8 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Quản trị kinh doanh
Tài chính – Ngân hàng 9 Trường Đại học Tài chính – Marketing Quản trị kinh doanh
Tài chính – Ngân hàng 10 Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM Quản trị kinh doanh 11 Trường Đại học Mở Tp.HCM
Quản trị kinh doanh Tài chính – Ngân hàng Kinh tế học
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015)
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trường đại học mang đặc điểm của một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, cũng như xã
hội hóa giáo dục ngày càng mở rộng, thì trường đại học còn mang đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, mặc dù đặc tính nay vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa được xác định rõ ràng nhưng không thể phủ nhận điều đó.
Chính vì thế, việc xác định các yếu tố hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải xem xét dựa trên 2 đặc tính đó của trường đại học.
Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của .W. Chapman (1981) để làm cơ sở đề xuất mô hình cho nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, dựa vào các kết quả khảo sát chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học viên cao học (kết quả này sẽ được trình bày ở phần quy trình nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 2 nhóm yếu tố: (1) Các yếu tố thuộc về người học, gồm 3 giả thuyết nghiên cứu (1.1) Đặc điểm cá nhân, (1.2) Đặc điểm gia đình, (1.3) Ý kiến của những người ảnh hưởng; (2) Các yếu tố thuộc về trường đại học, gồm 6 giả thuyết: (2.1) Danh tiếng của trường đại học, (2.2) Cơ sở vật chất của trường đại học, (2.3) Học phí, (2.4) Khả năng trúng tuyển, (2.5) Nỗ Lực giao tiếp của trường đại học đối với học viên, (2.6) Sự thân thiện của cán bộ quản lý.
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất
CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƢỜI HỌC
- Đặc điểm cá nhân (H1) - Đặc điểm gia đình (H2)
- Ý kiến của người ảnh hưởng (H3)
CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC
- Danh tiếng của trường đại học (H4) - Cơ sở vật chất của trường đại học (H5) - Học phí (H6)
- Khả năng trúng tuyển (H7)
- Nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học viên (H8)
- Sự thân thiện của cán bộ quản lý (H9)
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐỂ HỌC CAO HỌC CỦA CÁC HỌC VIÊN THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TREN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân
Đặc điểm cá nhân bao gồm đặc điểm nhân khẩu học và một số đặc điểm khác như: nơi tốt nghiệp đại học, ngành tốt nghiệp đại học và xếp loại tốt nghiệp đại học.
Theo D.W. Chapman (1981), đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học. Thực tế hiện nay, việc chọn trường để học cao học chịu sự ảnh hưởng ít hay nhiều bởi các đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân người học bao gồm: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập. Tùy vào mục đích học, đặc điểm nhân khẩu học mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn trường phù hợp để theo học.
Theo Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Phillip Kotler, hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm như: tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế,… Hay Phillip Kotler (2001) cũng khẳng định, quyết định chọn dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng trong Lý thuyết về chọn dịch vụ của người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), sự phù hợp của ngành học với khả năng hay sở thích học sinh càng cao thì xu hướng chọn trường để học càng lớn.
Do vậy, ở đây tác giả cho rằng, ngoài các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học, thì các yếu tố cá nhân khác cũng ảnh hưởng đến quyết định đó.
Tác giả đề xuất giả thiết H1 được phát biểu như sau:
H1: Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm gia đình
Trong việc học cao học, việc chọn trường để học sẽ chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm riêng của gia đình học, chẳng hạn như: tình trạng hôn nhâ, công việc của vợ/chồng hay số con.
Nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) cũng khẳng định, đặc điểm của gia đình có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường.
Tác giả đề xuất giả thuyết H2,đượcphát biểu như sau:
H2: Đặc điểm gia đình có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý kiến của người thân
Khi chọn một trường để bắt đầu học nói chung và chọn một trường để học cao học nói riêng, người học đều băn khoăn và muốn nghe lời khuyên góp ý của những người thân cận, trong đó bao gồm: vợ/chồng, cha mẹ, bạn bè hoặc anh chị em, đồng nghiệp hoặc cấp trên.
Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham dự thi (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh (trích theo Trần Văn Quí, Cao Hào Thi, 2009).
Theo Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), một trong 2 yếu tố tác động lên chuẩn chủ quan gây ra ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi đó là “Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người có ảnh hưởng”.
Ở đây, khi nghiên cứu về các cá nhân có ảnh hưởng, tác giả xem xét các mối quan hệ có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của học viên. Vì vậy, các cá nhân có ảnh hưởng bao gồm: vợ/chồng, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên.
H3: Ý kiến của người thân tác động cùng chiều (+) với quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi chọn lựa cơ sở giáo dục phục vụ cho mực đích học tập bất kì, người học luôn có xu hướng chọn những trường có danh tiếng, điều đó tạo sự an tâm và tin tưởng nơi người học.
Các nhân tố tạo nên danh tiếng của một trường đại học tác giả đưa ra bao gồm: - Đội ngũ giảng viên uy tín lâu năm
- Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm
- Trường nhiều học viên hiện đang giữ các chức vụ quan trọng - Học viên của trường được xã hội thừa nhận
- Chương trình đào tạo tốt - Chương trình đào tạo tiên tiến
Trong nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), yếu tố Danh tiếng có tác động đến quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài ra, M. J. Burn (2006) và cộng sự đã khẳng định mức độ nổi tiếng và uy tín của trường có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chọn trường của sinh viên.
Một trong các yếu tố quan trọng tạo nên danh tiếng của trường đại học là chất lượng đào tạo. Nói cách khác, chất lượng của dịch vụ đào tạo và chìa khóa tạo nên danh tiếng của một trường đại học, nếu chất lượng đào tạo càng tốt danh tiếng của trường càng được nâng cao, ngược lại nếu trường có danh tiếng tốt thì sẽ đảm bảo được chất lượng đào tạo, học viên sẽ yên tâm về chất lượng đào tạo khi chọn học tại trường. Theo Lý thuyết về cầu của N. Gregory Mankiw (2013), chất lượng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ.
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010) cũng cho kết quả “danh tiếng” là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên Malaysia.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015), Danh tiếng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của học viên.
Chính vì vậy, tác giả cho rằng, danh tiếng có tác động đến quyết định chọn trường để học cao học.
Tác giả đề xuất giả thuyết H4,đượcphát biểu như sau:
H4: Yếu tố danh tiếng của trường đại học có tác động cùng chiều (+) đến việc chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất của trường đại học
Trong việc đào tạo cao học, cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của học viên. Đào tạo cao học đòi hỏi các trường cần phải trang bị đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về học tập và nghiên cứu cho học viên như: hệ thống thư viện, hệ thống tài liệu, các hệ thống âm thanh, trình chiếu hiện đại,phòng học thoải mái,… Những vấn đề về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường của học viên trong hoàn cảnh cạnh tranh tuyển sinh sau đại học giữa các trường như hiện nay.
Nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) cho rằng yếu tố cơ sở vật chất có tác động đến quyết định chọn trường của học sinh.
Ngoài ra, các kết quả của các nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010), nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015) đều khẳng định rằng, cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Nếu cơ sở vật chất của trường càng khang trang, hiện đại thì quyết định chọn trường càng cao.
Tác giả đề xuất giả thuyết H5,đượcphát biểu như sau:
H5: Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất có tác động cùng chiều (+) với quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Khả năng trúng tuyển
Trong các nghiên cứu về quyết định chọn trường để học đại học hay để học ngoại ngữ trước đó đều không có yếu tố khả năng trúng tuyển. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đó được thực hiện tại nước ngoài và nghiên cứu việc chọn trung tâm ngoại ngữ, học sinh và học viên đều không qua thi tuyển. Duy chỉ có nghiên cứu của Cao Hào Thi và Trần Văn Quí (2009) là nghiên cứu về quyết định chọn trường học đại học của học sinh phổ thông nhưng cũng chưa nêu ra yếu tố này.
Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả cho rằng, dựa vào thực tế nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ có học sinh phải cân nhắc khả năng trúng tuyển vào đại học, mà khả năng trúng tuyển cũng tác động mạnh mẽ đến quyết định chọn trường để học cao học của học viên. Bởi vỉ, các học viên cao học đa số