Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 07 nhân tố tác động đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP. HCM với trọng số từ cao tới thấp như sau: Công tác truyền thông của trường đại học (0.333), Các chính sách hỗ trợ tài chính của trường đại học (0.269), Nỗ lực giao tiếp của trường
0,201 Nỗ lực giao tiếp của
trường đại học 0.333 0,269 0,109 Truyền thông Các chính sách hỗ trợ tài chính Khả năng trúng tuyển QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐỂ HỌC CAO HỌC CỦA CÁC HỌC VÊN THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Ý kiến của những người có ảnh hưởng
0,080
Thái độ của cán bộ quản lý
Danh tiếng
0,044
đại học (0.201), Khả năng trúng tuyển (0.109), Ý kiến tham khảo (0.080), Thái độ của cán bộ quản lý (0.044) và Danh tiếng của trường đại học (0.032). Mô hình hồi quy có hệ số R2 hiệu chỉnh = 72.53 %, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu là khá cao, giải thích được 72.53% cho bộ dữ liệu khảo sát.
Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp.HCM.
Như vậy, có thể nói kết quả nghiên cứu của đề tài này khá phù hợp với nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) về quyết định chọn trường và thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975).
Tuy nhiên, trong kết quả của nghiên cứu này đã bác bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường được từ mô hình nghiên cứu đề xuất, bao gồm: Cơ sở vật chất, thái độ của cán bộ quản lý, danh tiếng. Điều này phù hợp với thực tế tâm lý của người Việt Nam nối chung và học viên nói riêng. Có thể nói, người học chỉ quan tâm đến vấn đề có thể theo học và có thể đạt được bằng cấp hơn là phòng học đẹp, trường có hệ thống thư viện hiện đại hau kho tài liệu phong phú vì nhiều lý do khác nhau.
Kết quả nghiên cứu này cũng phản ảnh được ý kiến của học viên về tình hình thực tế quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể như sau:
Công tác truyền thông của trường đại học:
Đây là nhân tố khám phá trong nghiên cứu này. Yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học viên cao học nhiều nhất. Đây là một yếu tố hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đây. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã áp dụng nhiều hình thức truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, chương trình đào tạo của trường đến người học. Cho nên có thể thấy rằng, trường đại học nào có công tác truyền thông càng tốt thì ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của học viên càng cao. Trước đây, danh tiếng của các trường đại học được hình thành theo cách “hữu xạ tự nhiên hương”, nhưng ngày nay, đối với những trường non trẻ, công nghệ truyền thông hiện đại sẽ giúp trường tạo nên danh tiếng và thương hiệu. Điều này rất phù hợp với xu hướng truyền thông giáo dục hiện nay.
Các chính sách hỗ trợ tài chính:
Trong đó bao gồm học phí thấp và các chính sách hỗ trợ vay vốn để học. Yếu tố này có tác động tương đối mạnh đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên. Nếu chính sách hỗ trợ tài chính của trường càng tốt, học viên càng quyết tâm chọn trường để học. Thực tế khảo sát cho thấy, đa số học viên cao học đều là nhân viên với mức thu nhập đa số vào khoảng 6-10 triệu dồng/tháng. vì vậy, khi lựa chọn trường để học cao học, học viên sẽ rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ tài chính. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với nghiên cứu của của Joseph Sia Kee Ming (2010) về quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông tại Malaysia; mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học” của Ruth E.Kallio (1995) cũng chỉ ra rằng, hỗ trợ tài chính cũng là một trong các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên sau đại học tại Mỹ.
Nỗ lực giao tiếp của trường đại học:
Kết quả phân tích cho thấy, nếu trường có nỗ lực giao tiếp với học viên càng cao thì quyết định chọn trường để học cao học càng cao. Kết quả kiểm định yếu tố Nỗ lực giao tiếp của trường đại học là phù hợp với nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) và thực tiễn.
Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm khác cũng khẳng định nỗ lực giao tiếp của trường có tác động đến quyết định chọn trường của người học, bao gồm: nghiên cứu của của Joseph Sia Kee Ming (2010), mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), mô hình nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015).
Theo lý thuyết lựa chọn sử dụng dịch vụ của Phillip Kotler, một trong những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng là hoạt động chiêu thị. Hoạt động chiêu thị cũng chính là một trong những nỗ lực giao tiếp của người bán đối với khách hàng của mình.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này đại đa số là những người đã có công việc ổn định, thời gian hạn hẹp. Chính vì vậy, nhà trường càng nỗ lực tiếp cận họ, họ càng hiểu rõ về trường, về chương trình đào tạo, qui định, qui chế của trường, họ càng có quyết tâm chọn trường để học.
Vì thế, kết quả phân tích cho thấy nỗ lực giao tiếp của trường đại học có tác động đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM là phù hợp với lý thuyết khoa học, với mô hình thực nghiệm trước đó và với thực tiễn.
Khả năng trúng tuyển:
Trong các mô hình thực nghiệm về quyết định chọn trường mà tác giả nghiên cứu trong chương 2, chưa có mô hình nào cho thấy rằng Khả năng trúng tuyển có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Tuy nhiên, theo ý kết nghiên cứu sơ bộ và khảo sát chuyên gia ở Bảng 3.2 cho thấy, có 100% người được khảo sát (17/17) đồng ý rằng, Yếu tố khả năng trúng tuyển có ảnh hưởng đến Quyết định chọn trường để học cao học của cá học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp.HCM.
Tuy nhiên, theo N.Gregory Mankiw (2013), cầu của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hàng hóa hay dịch vụ thay thế. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng có sự cân nhắc khi đứng trước nhiều lựa chọn.
Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster (1986), một trong các yếu tố ảnh hưởng đến Lựa chọn hợp lý là các khả năng lựa chọn. Nghĩa là, khi đưa ra một lựa chọn hợp lý, con người sẽ cân nhắc mình sẽ có khả năng thực hiện được lựa chọn nào, khả năng thực hiện được lựa chọn nào là tốt nhất.
Hiện nay có rất nhiều trường đại học chiêu sinh chương trình cao học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM, mỗi trường có tỉ lệ chọi, chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau, tạo nên khản năng trúng tuyển khác nhau ở mỗi trường. Chính vì vậy, khi quyết định chọn 1 trường để học cao học, các học viên phải cân nhắc rất nhiều về khả năng trúng tuyển vào trường đó.
Các mô hình nghiên cứu trước đó đa số đều được thực hiện ở nước ngoài, nơi không tổ chức thi tuyển sinh, đồng thời, đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thông nên việc chọn trường để học thường chịu tác động nhiều bởi ý kiến của người thân. Đối với các học viên cao học tại Việt Nam, họ phải trải qua kỳ thi tuyển cam go và khó khăn, cho nên việc chọn lựa trường có khả năng trúng tuyển cao đối với bản thân rất quan trọng đối với học viên, vì nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí ôn thi và sớm có bằng cấp trong tay.
Như vậy, mặc dù chưa có mô hình nào trong các mô hình tác giả đã tham khảo khẳng định yếu tố này có tác động đến quyết định chọn trường, nhưng trên thực tế điều này có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM và trên lý thuyết là có cơ sở.
Ý kiến của những người có ảnh hưởng:
Theo thuyết Hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), khi một người quyết định hành động, họ sẽ chịu ảnh hưởng của những người thân thiết, những người đó sẽ cho lời khuyên nên hay không nên hành động.
Theo mô hình nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), các cá nhân có ảnh hưởng là một trong cấc yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Nghĩa là ý kiến của những người có liên quan như cha mẹ, anh chị em , bạn bè,… có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Ngoài ra, theo Philip Kotler (2001), người tiêu dùng khi quyết định chọn sử dụng dịch vụ đều tham khảo ý kiến người khác. Phillip Kotler gọi đó là Nhóm tham khảo.
Thực tế, khi khi bất kỳ ai muốn lựa chọn một vấn đề quan trọng thì đều tham khảo ý kiến của người thân để đảm bảo rằng mình không bỏ sót các chi tiết quan trọng để có thể đưa ra quyết định lựa chọn. Kết quả phân tích cho thấy rằng, nếu những người thân thiết càng khuyên nên chọn trường để học thì quyết tâm chọn trường của học viên càng cao.
Thái độ của cán bộ quản lý:
Theo Phillip Kotler (2001), yếu tố tâm lý là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định chọn dịch vụ của người tiêu dùng. Nếu nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn tiếp xúc niềm nở và tạo được thiện chí đối với khách thì quyết định sử dụng dịch vụ của họ càng cao.
Do đó, theo kết quả phân tích của nghiên cứu, tác giả thấy rằng, thái độ của cán bộ quản lý có tác động nhất định đến việc quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM.
Tuy chưa có mô hình nào trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả đã tham khảo khẳng định về sự tác động của yếu tố này, yếu tố này phù hợp với cơ sở lý thuyết theo lý thuyết về lựa chọn sử dụng dịch vụ của Phillip Kotler (2001).
Danh tiếng của trường đại học:
Theo thuyết lựa chọn hợp lý của của George Homans (1961) và John Elster (1986), một trong các yếu tố tác động đến lựa chọn hợp lý là các sản phẩm đầu ra, có nghĩa là người đưa ra lựa chọn sẽ căn cứ vào chất lượng sản phẩm mà đưa ra lựa chọn.
Như tác giả đã nêu trong chương 3, danh tiếng của trường đại học thể hiện chất lượng đào tạo của trường, chính vì thế, danh tiếng có tác động đến quyết định chọn trường để học cao học của học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế tại TP.HCM.
Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đó cũng đã chứng minh danh tiếng có tác động đến quyết định chọn trường, gồm: Mô hình tổng quát về việc lựa chọn trường của D.W. Chapman (1981); Mô hình của Ruth E.Kallio (1995); Mô hình của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015).
Kiểm định nhân khẩu học (bao gồm đặc điểm của bản thân và đặc điểm của
gia đình):
Trong các lý thuyết như: Thuyết hành vi người tiêu dùng hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler và Gary Amstrong (2012), thuyết về lựa chọn dịch vụ của Phillip Kotler (2001) đều cho rằng, các đặc điểm thuộc về người tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyết định chọn sản phẩm, dịch vụ. Các đặc điểm đó bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp,…
Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ, về độ tuổi, và tình trạng hôn nhân trong quyết định chọn trường để học cao học.
Việc học cao học là một vấn đề quan trọng, thời gian kéo dài và đòi hỏi đầu tư tâm sức, tiền bạc lẫn thời gian khá nhiều. Phụ nữ và nam giới với vai trò, vị trí xã hội cũng như vị trí, vai trò trong gia đình khác nhau nên có sự lựa chọn khác nhau là điều hoàn toàn phù hợp.
Tương tự, những người có độ tuổi khác nhau cũng có tác động khác nhau đến việc lựa chọn trường để học cao học, người càng lớn tuổi, thì việc lựa chọn trường để học cao học càng tăng và ngược lại. Điều này có thể lý giải rằng, người càng lớn tuổi, càng có mong muốn phấn đấu và quyết tâm đạt được bằng cấp vì mục tiêu sự nghiệp
trong tương lai. Càng thấy rõ sự khác biệt này đối với những người ở độ tuổi trên 40. Thông thường, những người trên 40 tuổi đã có thời gian làm việc lâu năm, muốn thay đổi vị trí, muốn nâng cao trình độ để chuyển sang một công việc khác tốt hơn hay thăng tiến lên chức vụ cao hơn.
Tình trạng hôn nhân khác nhau cũng sẽ có những lựa chọn khác nhau. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy, những người đã kết hôn và người chưa kết hôn có quyết định chọn trường là khác nhau.
Tuy nhiên, sự chọn lựa trường để học cao học lại không bị ảnh hưởng bởi thu nhập, số con, xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp.
Cơ sở vật chất:
Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy, Yếu tố cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến Quyết định chọn trường để học cao học của các học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp.HCM. Đó là do trên thực tế, cơ sở vật chất giữa các trường đại học của Việt Nam vẫn chưa có nhiều sự khác biệt như các trường nước ngoài.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định chọn trường mà tác giả đã tham khảo, mô hình của của D.W. Chapman (1981), mô hình của Joseph Sia Kee Ming (2010), mô hình của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015) đều khẳng định Yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Các nghiên cứu cho thấy học sinh và học viên cao học nước ngoài rất chú trọng đến hệ thống cơ sở vật chất của trường đại học khi quyết định chọn trường, điều đó tương tự với học viên tại các trung tâm Anh ngữ của Việt Nam.
Chính vì thế, theo xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và hội nhập về giáo dục nói riêng, ngày càng sẽ có nhiều trường đầu tư vào Việt Nam, không chỉ dừng ở mức độ liên kết chương trình giáo dục đào tạo, mà sẽ xây dựng cơ sở vật chất tại Việt Nam. Với nguồn vốn lớn, nguồn lực mạnh, các trường nước ngoài sẽ có các cơ sở đào tạo khang trang, phòng học đẹp và đáp ứng các yêu cầu về hệ thống thư viện, hệ thống tài liệu học tập, nghiên cứu.
Như vậy trong tương lai, người học Việt Nam sẽ có sự đắn đo lựa chọn giữa các trường đại học về cơ sở vật chất. Trong tương lai, Cơ sở vật chất có khả năng sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học.
Kết luận chƣơng 4
Trong chương 4, tác giả đã mô tả mẫu khảo sát theo các đặc điểm về bản thân học viên: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, kết quả xếp loại tốt nghiệp và thu nhập. Kết quả phân tích nghiên cứu sơ bộ cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết, 39 biến quan sát của thang đo sơ bộ được tiếp tục đưa vào thang đo chính thức. Ở nghiên cứu chính thức, bước đánh giá độ tin cậy của các thang đo, biến quan sát VC3 bị loại, các biến còn lại đều đạt yêu cầu. Bước phân tích nhân tố (EFA), biến VC1, VC2, HP4 và TT3 bị loại. Tác giả tiến hành đặt tên cho các nhóm nhân tố mới, bao gồm 8 nhóm với 30 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi quy, cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp