2.4.1 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman (1981):
Nghiên cứu năm 1981 của D.W Chap man về sự chọn trường đại học của học sinh đã đưa ra mô hình gồm 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh gồm: (1) Đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh, (2) các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của học sinh như các nhân tố có ảnh
Cá nhân khác - Nhu cầu - Sự mong đợi - Các khả năng lựa chọn Các sản phẩm đầu ra (của từng lựa chọn) Các đặc điểm khác Lựa chọn hợp lý
hưởng (gia đình, bạn bè,…), các đặc điểm cố định của trường đại học và nổ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh.
Chapman đã khẳng định rằng các yếu tố cố định của trường đại học như: vị trí địa lý, học phí, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát, ông cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên là: đặc điểm của nhà trường (bao gồm danh tiếng, cơ sơ vật chất, đội ngũ giáo viên viên và học phí), Đặc điểm cá nhân và gia đình, cha mẹ, bạn bè, giáo viên và Nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh có tác động và đáng tin cậy trong việc lựa chọn trường để học.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường để học. Carera và La Nasa đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hình chọn trường của D.W.Chapman và K.Freeman và từ kết quả nghiên cứu, Cabrera và La Nasa (2002) nhấn mạnh rằng, những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010), tác giả đã chứng minh các yếu tố: Địa điểm, Danh tiếng, Cơ sở vật chất, Chi phí học tập, Hỗ trợ tài chính của trường, Cơ hội việc làm, Các nỗ lực giao tiếp với sinh viên (bao gồm: quảng cáo, đại diện của trường làm công tác tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông thăm viếng khuôn viên trường) có tác động đến việc chọn trường.
Hình 2.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh của D.W.Chapman
Nguồn: D.W. Chapman (1975)
2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Ruth E.Kallio (1995)
Mô hình nghiên cứu của Ruth E.Kallio (1995), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học. Nghiên cứu được thực hiện tại một trường Đại học của Mỹ. Theo Ruth E. Kallio (1995), các yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi danh vào một trường đại học: chất lượng và đặc điểm của môi trường học tập, các yếu tố liên quan đến công việc, cân nhắc vợ hoặc chồng, hỗ trợ tài chính, môi trường xã hội của trường đại học.
Tuy nhiên, do Mỹ là một nước phát triển, lịch sử đào tạo sau đại học với họ đã tồn tại hàng trăm năm nên khi nghiên cứu mô hình này tại Việt Nam cần cân nhắc và lựa chọn các yếu tố phù hợp với nền giáo dục Việt Nam.
2.4.3 Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) được công bố trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 12, số 15 năm 2009. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh bao gồm: (1) Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh; (2) Yếu tố về đặc điểm của trường đại học; (3) Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; (4) Yếu tố về cơ
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH
ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN
ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH
CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
CÁC CÁ NHÂN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẶC ĐIỂM CỐ ĐỊNH CỦA TRƯỜNG ĐH
NỖ LỰC GIAO TIẾP CỦA TRƯỜNG ĐH ĐỐI VỚI HỌC SINH
ẤN TƯỢNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
hội học tập cao hơn trong tương lai; (5) Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai; (6) Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học; (7) Yếu tố về đặc trưng giới tính của học sinh.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là quyết định chọn trường để học đại học của học sinh phổ thông. Học sinh phổ thông có những đặc điểm khác với học viên cao học như: học sinh phổ thông chưa có việc làm, nghề nghiệp, học viên cao học đa số đều là những người đã đi làm, đã có gia đình, độ tuổi cũng khác nhau. Khi quyết định chọn trường để học đại học, học sinh phổ thông chịu phụ thuộc nhiều vào quyết định của cha mẹ, còn học viên cao học khi chọn trường để học cao học, họ tự quyết định.
Như vậy, hướng nghiên cứu tác giả khác biệt với nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009).
2.4.4 Mô hình nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thƣ và La Vĩnh Tín (2015) (2015)
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học
tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Nguyễn
Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 26 năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm để học tiếng Anh của các học viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: (1) Danh tiếng, (2) Cơ sở vật chất, (3) Đội ngũ giáo viên, (4) Học phí, (5) Nỗ lực giao tiếp của trung tâm ngoại ngữ, (6) Ảnh hưởng của xã hội, (7) Động cơ và (8) Thu nhập.
Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh
Nguồn: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, La Vĩnh Tín (2015)
Đội ngũ giáo viên
Học phí Cơ sở vật chất Danh tiếng Động cơ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐỂ HỌC TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ 0,35 3 - 0,325 0,313 0,099 0,079
Mô hình nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên cứu có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài là học viên ở trung tâm ngoại ngữ và quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh. Việc lựa chọn học tiếng Anh và lựa chọn học cao học có sự khác biệt bởi mục tiêu học tập và động cơ học tập là khác nhau. Hơn thế nữa, đối tượng học viên của trung tâm ngoại ngữ có sự khác biệt so với học viên cao học về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập… Do vậy, nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với nghiên cứu này.
2.4.5 Tóm tắt các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
Các nghiên cứu
Mô hình cơ
sở Các yếu tố ảnh hƣởng
Mô hình tổng quát về việc lựa chọn trường của D.W. Chapman (1981)
Mô hình của D.W.Chapman
- Đặc điểm của gia đình - Cá nhân học sinh
- Các cá nhân có ảnh hưởng - Danh tiếng
- Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí
- Địa điểm
- Chương trình đào tạo - Nỗ lực giao tiếp của trường Mô hình “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ở Malaysia” của Joseph Sia Kee Ming (2010) Mô hình của D.W.Chapman - Địa điểm - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Chi phí học tập
- Hỗ trợ tài chính của trường - Cơ hội việc làm
- Nỗ lực giao tiếp với sinh viên Mô hình “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên sau đại học” của Ruth E.Kallio (1995)
Mô hình của Ruth E.Kallio
- Chất lượng và đặc điểm của môi trường học tập - Các yếu tố liên quan đến công việc
- Cân nhắc vợ hoặc chồng - Hỗ trợ tài chính
- Môi trường xã hội của trường đại học. Mô hình “Nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh” của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Mô hình của D.W.Chapman
- Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh;
- Yếu tố về đặc điểm của trường đại học; - Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh;
- Yếu tố về cơ hội học tập cao hơn trong tương lai; - Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai;
trường đại học;
- Yếu tố về đặc trưng giới tính của học sinh. Mô hình “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và La Vĩnh Tín (2015) Mô hình của D.W.Chapman - Danh tiếng - Cơ sở vật chất - Đội ngũ giáo viên - Học phí
- Nỗ lực giao tiếp của trung tâm ngoại ngữ - Ảnh hưởng của xã hội
- Động cơ - Thu nhập.
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015)
Nhận xét: Tất cả các nghiên cứu trên đều đưa ra những yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh, trong đó chỉ có Ruth E.Kallio nghiên cứu về quyết định chọn trường của học viên sau đại học. Mỗi nghiên cứu đã đưa ra các nhóm nhân tố tác động lên quyết định chọn trường của người học. Vì vậy, có thể tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhân tố có tác động đến quyết định học của người học dựa vào các nghiên cứu trên như sau: Đặc điểm của trường học (bao gồm: Danh tiếng, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí, địa điểm học, chương trình học), cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, cơ hội về việc làm trong tương lai, ảnh hưởng của xã hội, nỗ lực giao tiếp của nhà trường với học sinh, sự tương thích với đặc điểm cá nhân, tính đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo; Đặc điểm của gia đình (cân nhắc của vợ chồng, khả năng tài chính,…); Đặc điểm của bản thân (công việc, giới tính,…).
2.5 Các cơ sở đào tạo cao học khối ngành kinh tế trên địa bàn Tp. HCM
Năm 2015, cả nước có 58 trường đại học tuyển sinh cao học, trong đó Tp. Hồ Chí Minh có 22 trường tuyển sinh cao học nói chung và có 11 trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh các chương trình thạc sỹ thuộc khối ngành kinh tế (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.2: Các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế tại Tp. HCM tuyển sinh thạc sỹ năm 2015
TT TÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN
SINH
1 Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Quản trị kinh doanh 2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM Quản trị kinh doanh 3 Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM Tài chính – Ngân hàng 4 Trường Đại học Tôn Đức Thắng Quản trị kinh doanh
Kế toán
5 Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia Tp.HCM
Kinh tế học Kinh tế chính trị
Tài chính – Ngân hàng Luật kinh tế
Kinh tế và quản lý công Kinh tế quốc tế
Quản trị kinh doanh
6 Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Kinh tế chính trị Kinh tế phát triển Thẩm định giá Quản trị kinh doanh Kinh doanh thương mại Tài chính – Ngân hàng Luật kinh tế
Kế toán
7 Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 Kinh tế quốc tế Quản trị kinh doanh 8 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Quản trị kinh doanh
Tài chính – Ngân hàng 9 Trường Đại học Tài chính – Marketing Quản trị kinh doanh
Tài chính – Ngân hàng 10 Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM Quản trị kinh doanh 11 Trường Đại học Mở Tp.HCM
Quản trị kinh doanh Tài chính – Ngân hàng Kinh tế học
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015)
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trường đại học mang đặc điểm của một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, cũng như xã
hội hóa giáo dục ngày càng mở rộng, thì trường đại học còn mang đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, mặc dù đặc tính nay vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa được xác định rõ ràng nhưng không thể phủ nhận điều đó.
Chính vì thế, việc xác định các yếu tố hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải xem xét dựa trên 2 đặc tính đó của trường đại học.
Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của .W. Chapman (1981) để làm cơ sở đề xuất mô hình cho nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, dựa vào các kết quả khảo sát chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học viên cao học (kết quả này sẽ được trình bày ở phần quy trình nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 2 nhóm yếu tố: (1) Các yếu tố thuộc về người học, gồm 3 giả thuyết nghiên cứu (1.1) Đặc điểm cá nhân, (1.2) Đặc điểm gia đình, (1.3) Ý kiến của những người ảnh hưởng; (2) Các yếu tố thuộc về trường đại học, gồm 6 giả thuyết: (2.1) Danh tiếng của trường đại học, (2.2) Cơ sở vật chất của trường đại học, (2.3) Học phí, (2.4) Khả năng trúng tuyển, (2.5) Nỗ Lực giao tiếp của trường đại học đối với học viên, (2.6) Sự thân thiện của cán bộ quản lý.
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất
CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƢỜI HỌC
- Đặc điểm cá nhân (H1) - Đặc điểm gia đình (H2)
- Ý kiến của người ảnh hưởng (H3)
CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC
- Danh tiếng của trường đại học (H4) - Cơ sở vật chất của trường đại học (H5) - Học phí (H6)
- Khả năng trúng tuyển (H7)
- Nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học viên (H8)
- Sự thân thiện của cán bộ quản lý (H9)
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐỂ HỌC CAO HỌC CỦA CÁC HỌC VIÊN THUỘC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TREN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân
Đặc điểm cá nhân bao gồm đặc điểm nhân khẩu học và một số đặc điểm khác như: nơi tốt nghiệp đại học, ngành tốt nghiệp đại học và xếp loại tốt nghiệp đại học.
Theo D.W. Chapman (1981), đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học. Thực tế hiện nay, việc chọn trường để học cao học chịu sự ảnh hưởng ít hay nhiều bởi các đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân người học bao gồm: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập. Tùy vào mục đích học, đặc điểm nhân khẩu học mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn trường phù hợp để theo học.
Theo Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Phillip Kotler, hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm như: tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế,… Hay Phillip Kotler (2001) cũng khẳng định, quyết định chọn dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng trong Lý thuyết về chọn dịch vụ của người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), sự phù hợp của ngành học với khả năng hay sở thích học sinh càng cao thì xu hướng chọn trường để học càng lớn.
Do vậy, ở đây tác giả cho rằng, ngoài các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học cao học, thì các yếu tố cá nhân khác cũng ảnh hưởng đến quyết định đó.
Tác giả đề xuất giả thiết H1 được phát biểu như sau:
H1: Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm gia đình
Trong việc học cao học, việc chọn trường để học sẽ chịu ảnh hưởng bởi đặc