Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 32)

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Theo báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của Agribank và báo cáo nội bộ Agribank, tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:

- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng; - Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng; - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng;

- Tổng dƣ nợ: trên 480.453 tỷ đồng;

- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia;

- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.

Hiện Agribank có 9 công ty trực thuộc: tổng công ty vàng bạc(AJC); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; công ty cồ phần chứng khoán (Agriseco); công ty du lịch thƣơng mại (Agribank tours); công ty vàng bạc đá quý TPHCM (VJC); Công ty cổ phần bảo hiểm (AIBC); công ty cho thuê tài chính 1(ALC1); công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tƣ phát triển phát triển Hải Phòng và quan hệ đại lý với 1,034 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lƣơng ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì ngƣời nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng

đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, riêng năm 2012 là 333 tỷ đồng.

Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Nhận thức vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn của TP. Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, Agribank đã tập trung nguồn lực đầu tƣ và có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế- xã hội TP. Hồ Chí Minh nói chung, và khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Cơ cấu tổ chức: (tham khảo phụ lục 3)

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1 Mạng lƣới hoạt động:

Từ chi nhánh đầu tiên đƣợc thành lập ngày 12/10/1988 mang tên Agribank TP. HCM, đến nay Agribank trên địa bàn TP.HCM đã có 180 điểm giao dịch (trong đó có 40 chi nhánh loại I, loại II) với 4.013 cán bộ nhân viên, trực thuộc Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam. Hiện tại Agribank chiếm khoảng 11% về thị phần mạng lƣới các tổ chức tín dụng trên địa bàn ( tham khảo phụ lục 4).

Với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, Agribank hiện là ngân hàng duy nhất có khả năng tiếp cận đến tất cả các huyện, xã trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn khó khăn nhƣ Củ Chi, Cần Giờ. Riêng tại Cần Giờ, Agribank gần nhƣ là ngân hàng duy nhất cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho bà con nông dân và dân cƣ trên địa bàn.

2.1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang cung cấp

Dựa vào tiêu chí phân loại sản phẩm dịch vụ, dựa vào quản lý sản phẩm dịch vụ trên IPCAS, theo kết quả tƣ vấn về hiện đại hóa công nghệ thông tin và SPDV, hiện nay toàn bộ SPDV của Agribank đƣợc phân thành 10 nhóm cụ thể nhƣ sau:

Nhóm huy động vốn; Nhóm tín dụng; Nhóm thanh toán trong nƣớc; Nhóm thanh toán quốc tế; Nhóm Treasury; Nhóm sản phẩm đầu tƣ; Nhóm dịch vụ thẻ; Nhóm dịch vụ E-banking; Nhóm SPDV ngân quỹ và quản lý tiền tệ; Nhóm SPDV khác.

Thông qua trang Website: www.agribank.com.vn sẽ tìm thấy những thông tin đầy đủ, chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ của Agribank.

Trong đề tài, tác giả chỉ tập trung đánh giá năm dịch vụ ngân hàng.

Dịch vụ huy động vốn:

Ngân hàng tiếp nhận tiền nhàn rỗi dân cƣ dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tiền gửi không kì hạn: là loại tiền gửi mà ngƣời gửi tiền đƣợc sử dụng khoản tiền này bất cứ lúc nào. Ngân hàng huy động nguồn tiền này bằng cách mở tài khoản tiền gửi không kì hạn cho khách hàng. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên ngân hàng cần tập trung huy động nguồn vốn này;

- Tiền gửi có kì hạn: đây là loại tiền gửi mà ngƣời gửi có thỏa thuận cụ thể thời hạn gửi tiền trong hợp đồng chỉ đƣợc phép rút sau một thời hạn nhất định. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút trƣớc hạn nhƣng chỉ đƣợc hƣởng lãi suất không kì hạn. Mục đích là để an toàn, hƣởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn;

- Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi nhằm mục đích sinh lời, an toàn tài sản và để dành. Tiết kiệm có hai loại là không kì hạn và có kì hạn:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là sản phẩm dành cho khách hàng có tiền nhàn rỗi tạm thời nhƣng chƣa có kế hoạch sử dụng cụ thể. Mục tiêu của loại tiền gửi tiết kiệm này là an toàn và tiện lợi nên lãi suất thấp;

+ Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: thu hút nguồn tiền nhàn rỗi với lãi suất cao. Với loại tiền gửi này khách hàng có thể rút sau một thời hạn nhất định (vẫn có thể rút trƣớc hạn nhƣng hƣởng lãi suất thấp.)

- Phát hành chứng từ có giá. Đây là hình thức huy động vốn không thƣờng xuyên của ngân hàng. Để huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá nhƣ: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Dịch vụ tín dụng:

Dịch vụ tín dụng hiện nay rất phong phú, đa dạng, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Cho vay tiêu dùng: đây là loại hình cho vay hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân để thanh toán các khoản chi phí trong sinh hoạt nhƣ mua sắm tiêu dùng. Món vay thƣờng nhỏ và nguồn thu nợ chủ yếu dựa vào nguồn thu chủ yếu của ngƣời đi vay;

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Nhóm sản phẩm này nhằm đến đối tƣợng khách hàng vay là những cá nhân thiếu hụt vốn để thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh;

- Cho vay thấu chi: là hình thức khách hàng đƣợc rút vƣợt số dƣ trên tài khoản thanh toán trong một giới hạn nhất định đã thỏa thuận, gọi là hạn mức thấu chi;

- Cho vay trên thẻ tín dụng: đƣợc áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ tín dung, theo đó khách hàng đƣợc sử dụng một khoản tín dụng không trả lãi nếu hoàn trả số tiền đã dùng đúng kì hạn để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận loại thẻ này;

- Cho vay doanh nghiệp: là loại cho vay mà khách hàng là các donh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt nam;

- Ngoài ra còn có chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính…

Dịch vụ thẻ:

Dịch vụ thẻ ra đời đã thay đổi cách chi tiêu, giao dịch thanh toán của cộng đồng xã hội, tăng tỷ trọng giao dịch không dùng tiền mặt nền kinh tế. Ngoài ra dịch

vụ thẻ còn góp phần nâng cao vị thế ngân hàng, quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu và kéo khách hàng đến ngân hàng. Thẻ ngân hàng đƣợc chia làm hai loại:

+ Thẻ nội địa: Là thẻ đƣợc tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam;

+ Thẻ quốc tế: Là thẻ đƣợc tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; hoặc là thẻ đƣợc tổ chức nƣớc ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ thanh toán:

Gồm có dịch vụ thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là tham gia với hình thức trung gian. Việc thanh toán giúp khách hàng giảm chi phí vận chuyển, lƣu thông tiền mặt. Mặc khác sẽ mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

+ Thanh toán trong nƣớc bao gồm: dịch vụ thu ngân sách nhà nƣớc;gửi rút nhiều nơi; chuyển, nhận tiền – Agripay; dịch vụ thanh toán hóa đơn; dịch vụ nhờ thu tự động; dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nƣớc, điện thoại. ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc…

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế: nhƣ chuyển tiền ra nƣớc ngoài qua hệ thống ngân hàng, qua đƣờng Western Union; nhận và chi trả kiều hối qua ngân hàng , qua western union.phƣơng thức nhờ thu, tín dụng chứng từ, phƣơng thức chuyển tiền.

Dịch vụ ngân hàng điện tử:

- Mobile banking: dịch vụ này cho phép khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo cú pháp quy định đến tổng đài yêu cầu cung cấp các thông tin về tài khoản nhƣ: thông tin tỷ giá, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, thông tin thẻ…

- Internet banking: cho phép khách hàng cập nhập những thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng, các thông tin về sản phẩm dịch vụ mới, tham khảo biểu phí dịch vụ, tỷ giá, các chỉ dẫn đăng ký dịch vụ;

- Home banking: là kênh giao dịch điện tử mà khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiền gửi với Agribank tại văn phòng công ty. Hiện tại,

dịch vụ home banking của Agribank, khách hàng có thể tra cứu thông tin tài khoản và chuyển khoản.

2.2.Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.Thực trạng chất lƣợng dịch vụ huy động vốn

2.2.1.1. Kết quả kinh doanh huy động vốn

Bảng 2.1. Huy động vốn Agribank địa bàn TP. HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012

Huy động vốn 102,392 79,106 84,617

(Nguồn: thống kê của Agribank – Văn phòng đại diện miền Nam )

Năm 2010 đánh dấu một sự cạnh tranh gay gắt về thị phần huy động vốn giữa các ngân hàng, một sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ cho nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên Agribank nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng vẫn chiếm đƣợc thị phần tƣơng đối cao trong huy động nhờ lợi thế mạng lƣới rộng và lợi thế là ngân hàng thƣơng mại của Nhà nƣớc, Agribank có đƣợc những thuận lợi trong thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác nhƣ kho bạc nhà nƣớc, thuế, bảo hiểm xã hội...tạo nên thu nhập với giá rẻ. Kết quả huy động đạt 102,392 tỷ đồng trong năm 2010.

Tuy nhiên bƣớc sang năm 2011, 2012 với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, lợi thế về khách hàng là tổ chức kinh tế đã sụp giảm đáng kể. Năm 2011 đạt 79,106 tỷ đồng, sụp giảm 77,26% so với năm 2010, năm 2012 đạt 84,617 tỷ đồng tăng 5,511 tỷ đồng so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng nhà nƣớc đã 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động làm cho lãi suất huy động trên thị trƣờng giảm mạnh. Kết quả 6 tháng đầu năm đạt 84,777 tỷ đồng chiếm 15,1% nguồn vốn toàn hệ thống Agribank 92% kế hoạch năm 2013.

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của Agribank trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: thống kê của Agribank – Văn phòng đại diện miền Nam

Trong những năm trở lại đây, Agribank tập trung nâng cao chất lƣợng và ổn định nguồn vốn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tín dụng tại địa phƣơng, đặc biệt là đối tƣợng nông nghiệp, nông thôn. Trong huy động vốn chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cƣ hạn chế nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng.

Bảng 2.2. Huy động vốn dân cƣ Agribank trên địa bàn TP. HCM Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Huy động vốn KHCN 43,191 44,052 56,921

Tỷ trọng KHCN/Tổng NVHĐ 42,18% 55,69% 67,27%

Nguồn: thống kê của Agribank – Văn phòng đại diện miền Nam

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng khách hàng ta thấy đƣợc xu hƣớng chuyển biến tích cực trong cơ cấu nguồn vốn huy động, điều đó thể hiện qua tỉ trọng nguồn vốn huy động của dân cƣ tăng cao so với tổng nguồn vốn. Cụ thể:

năm 2010 chiếm 42,18% nhƣng đến tháng 6 năm 2013 tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân chiếm 70,71%/ tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.2 Huy động vốn Agribank trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: thống kê của Agribank – Văn phòng đại diện miền Nam

Trong những năm qua, ngân hàng nỗ lực huy động vốn dân cƣ và cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi từ dân cƣ bằng cách triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi. Kết quả là vốn huy động trong dân cƣ tăng trƣởng khá ấn tƣợng. Trong năm 2010, 2011 trong điều kiện kiểm soát lãi suất của NHNN nhƣng nguồn vốn huy động vẫn tăng từ 43,191 tỷ đồng năm 2010 lên 44,052 tỷ đồng năm 2011, tăng 10,2%. Năm 2012 huy động vốn gặp nhiều thuận lợi hơn do thanh khoản của hệ thống ngân hàng đƣợc cải thiện so với trƣớc đây. Năm 2012 đạt 56,922 tỷ đồng, đến tháng 6/2013 đạt 59,944 tỷ đồng. Huy động từ dân cƣ tăng nhanh là do chính sách, đƣờng lối điều hành của Agribank thay đổi, tập trung thu hút vốn nhàn rỗi từ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)