Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 29)

Nam

Nếu trƣớc đây, cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thƣơng mại thì ngày nay nguồn thu từ dịch vụ chiếm một tỉ lệ đáng kể. Phát triển dịch vụ ngân hàng đƣợc xem là một xu hƣớng tất yếu khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đúc kết những kinh nghiệm của các ngân hàng ở trên đã mang lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đó là:

- Mở rộng mạng lƣới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lƣới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lƣợc công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra việc phát triển mạng lƣới cần phải đi đôi với chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng. Đi đôi với việc phát triển mạng lƣới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí;

- Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trƣờng nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng, phân khúc thị trƣờng;

- Trình độ phát triển công nghệ là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng;

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cần phải đƣợc nâng cấp để triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển hơn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa;

- Việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cƣờng chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng, nắm đƣợc cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;

- Khi cung cấp dịch vụ mới, ngân hàng phải hƣớng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ;

- Các ngân hàng cần phải tích cực trong việc đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực.

Kết luận chương 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã triển khai hệ thống hóa lại toàn bộ các lý luận cơ bản về các loại hình dịch vụ của ngân hàng và đánh giá chất lƣợng dịch vụ bao gồm các nội dung về khái niệm dịch vụ ngân hàng, chất lƣợng dịch vụ và thang đo chất lƣợng dịch vụ.Trên cơ sở các lý luận cơ bản đó, tác giả đã đi vào trình bày các nội dung chính của các nhân tố từ phía ngân hàng và khách hàng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng và xem xét một số học thuyết kinh điển hỗ trợ cho công việc này. Với toàn bộ hệ thống lý luận đƣợc trình bày sẽ tạo điều kiện tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu ở các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)