Định hướng can thiệp cho H

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 103)

Sử dụng liệu pháp can thiệp nhận thức hành vi (CBT) nhằm thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận bản thân, giúp H tự tin hơn về bản thân mình. Từ đó, thay đổi hành vi của em trong các tình huống. Liệu pháp này sẽ giúp H hoạt động học tập có hiệu quả hơn.

Kết quả cần đạt được sau liệu pháp này: H thay đổi những niềm tin không hợp lý về bản thân (em học kém lắm, em không biết trả lời, các bạn trong lớp học giỏi…). Trước các sự kiện gây cho em cảm xúc âm tính, H cần thay thế các suy luận cũ bằng cách giải thích khác cho tình huống. Cần khuyến khích được H đánh giá thành công thực tế của em, chấp nhận bản thân như mình vốn có. Từ đó, giúp em có thể tự tin về bản thân hơn. Trang bị cho H những phương pháp ứng phó với lo âu tích cực và đạt hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Thực trạng lo âu học đường

+ Khi nghiên cứu ở hai địa bàn, chúng tôi thu được kết quả có tỉ lệ không nhỏ học sinh THCS có lo âu ở mức độ cao hơn bình thường và mức độ cao. Xét từng yếu tố của lo âu, các yếu tố lo âu liên quan đến tình huống kiểm tra kiến thức, lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên, lo âu hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích có ảnh hưởng lớn nhất tới học sinh THCS.

+ Kết quả khi nghiên cứu tương quan giữa lo âu học đường và các yếu tô khu vực, giới tính, khối lớp như sau:

Có sự khác nhau giữa tỷ lệ lo âu của trường trung học Thịnh Quang và trường trung học Khánh Lợi nhưng sự khác biệt này không đáng kể. Ngoài ra, tồn tại sự khác biệt về tỷ lệ lo âu học đường theo giới tính. Tuy nhiên, không có mối tương quan giữa tỷ lệ lo âu và yếu tố khu vực hay giới tính

Phần lớn các em có biểu hiện lo âu thuộc các khối lớp 8 và 9. Trong đó khối 9 có tỷ lệ lo âu cao hơn so với khối lớp 8.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết nghiên cứu ban đầu mà chúng tôi đưa ra là đúng. Yếu tố ảnh hưởng nhất tới lo âu học đường hiện nay là yếu tố áp lực học tập.

+ Ngoài ra, phải kể đến sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như:

Thứ nhất, ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý cá nhân trong đó ảnh hưởng nhất là tính thất thường dễ thay đổi, sống nội tâm, phụ thuộc vào người khác, dễ tin, đa nghi, bi quan, ít tâm sự với người khác, kém tự tin nhút nhát, ít hoạt động.

Thứ hai là sở thích, tỷ lệ cao học sinh có sở thích âm nhạc, thể thao, tán gẫu cùng bạn bè. Đặc biệt, học sinh có sở thích âm nhạc và tán gẫu cùng bạn bè có xu hướng ứng phó tích cực với lo âu. Ngược lại, học sinh có sở thích chơi game có xu hướng ứng phó không tích cực với lo âu.

+ Có mối tương quan giữa tỷ lệ học sinh có lo âu và thời gian tâm sự của cha mẹ và con cái. Cha mẹ càng ít tâm sự với con cái hằng ngày thì các em càng có nguy cơ lo âu học đường cao.

1.3. Cách ứng phó với lo âu

+ Nhìn chung học sinh của cả hai trường đều có cách ứng phó theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp chuyên nghiệp còn thấp, hầu hết các em không gọi điện tới các đường dây tư vấn tâm lý hoặc gặp chuyên gia tâm lý, không nhiều các em học sinh coi lo âu là bệnh không thể chữa khỏi.

+ Học sinh có lo âu cao thường ứng phó không tích cực, học sinh có lo âu cao hơn bình thường lại có xu hướng ứng phó tích cực hơn với lo âu.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trường

+ Nhà trường nên có các phòng tâm lý học đường trong đó có các nhà tâm lý giám sát, đánh giá, sàng lọc…học sinh có rối nhiễu tâm lý. Từ đó có kế hoạch trợ giúp cho các em.

+ Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình ngoại khóa giúp các em có những giờ học bổ ích và vui vẻ. Ở khu vực nông thôn cần đầu tư thêm các khu vui chơi giải trí cho các em học sinh.

+ Tổ chức các chương trình phòng ngừa lo âu học đường. Bên cạnh đó, học sinh cần được biết các cách ứng phó với lo âu tích cực để mang lại hiệu quả học tập cao. Ngoài ra, cần hướng học sinh vào các sở thích như âm nhạc, nghệ thuật, thể thao…

2.2. Đối với gia đình

+ Cần có sự kết hợp với nhà trường trong cách giáo dục học sinh, cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc học và những tâm tư tình cảm của con cái.

+ Các bậc cha mẹ ai cũng chăm lo việc học cho con cái nhưng điều cần thiết nhất là giảm áp lực học tập và áp lực thành tích đang đè nặng lên tâm lý học sinh. Phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc cho con hơn về mặt sức khỏe tinh thần. Học sinh cần được trang bị những kiến thức về tâm lý lứa tuổi để phát triển tâm lý một cách hoàn thiện nhất.

+ Cha mẹ và giáo viên cần tham gia các lớp nâng cao hiểu biết tâm lý lứa tuổi đặc biệt là kiến thức về cách xử lý khi con em mình có những khó khăn tâm lý. Từ đó, cha mẹ có cách ứng xử phù hợp, giáo viên có những phương pháp dạy, tiếp cận học trò một cách hiệu quả nhất. Cha mẹ và giáo viên khi nắm được các biểu

hiện sớm của học sinh, sẽ có cách ngăn ngừa kịp thời tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt nhất.

2.3. Đối với học sinh

+ Học sinh cần chủ động hơn nữa trong: phát huy những sở thích có ý nghĩa, tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng đặc biệt là các chương trình giúp các em phòng ngừa - ứng phó với lo âu, chủ động tìm đến với các dịch vụ trợ giúp chuyên nghiệp hay tìm cách trao đổi, chia sẻ với người khác về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình.

+ Đưa ra thời gian biểu học tập hợp lý và khoa học, tránh tình trạng tự gây sức ép thành tích cho chính bản thân mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Tú Anh (2010), “Bước đầu sử dụng “thang đo ứng phó của trẻ vị thành niên” để tìm hiểu đặc điểm ứng phó với khó khăn của trẻ vị thành niên

thành phố Huế”, Tạp chí tâm lý học (10), tr. 20-35.

2. Võ Văn Bản (2006), Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học, tr. 277- 281.

3. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb từ điển bách khoa,

tr.67.

4. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc

Gia, tr. 117-179.

5. Nguyễn Văn Đồng (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

6. Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), “Các tác nhân gây stress và cách ứng phó của trẻ vị

thành niên”, Tạp chí tâm lý học (7), tr. 20-26.

7. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo Dục.

8. Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, Nxb Khoa học xã hội, tr. 42-138.

9. Ngô Công Hoàn (2010), Giáo trình tâm lý học gia đình, Nxb Đại học sư

phạm, tr. 86 – 104.

10.Nguyễn Công Khanh (2003), Tâm lý trị liệu, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,

tr. 185-247.

11.Phạm Minh Lăng (2004), Freud và phân tâm học, Nxb Văn hóa thông tin, tr.

46-55.

12.Nguyễn Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc Gia Hà

Nội, tr. 20-27.

13.Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lý học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội, tr. 295-334.

14.Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hướng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, tr. 25 – 340.

15.Nguyễn Thị Hằng Phương (2008), Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ trường Đại

học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Hà Nội, tr. 12-13.

16.Patricia H. Miller (Vũ Thị Chín lược dịch) (2003), Các lý thuyết về tâm lý học phát triển, Nxb Văn hóa thông tin, tr. 255-298.

17.Pierreb Daco (Võ Phương Liên dịch) (2004), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học, Nxb thống kê.

18.Nguyễn Dục Quang (2004), Giáo dục trẻ em vị thành niên, Nxb Giáo Dục.

19.Robert S.Feldman, Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB thống kê.

20.Paul Bennett (Nguyễn Sinh Phúc biên dịch) (2003), Tâm lý học dị thường và lâm sàng, tr. 48-94.

21.Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nxb

Đại học Quốc Gia, tr. 117-131.

22.Nguyễn Minh Tuấn (1995), Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị.

Nxb Y học, tr. 11-14.

23.Nguyễn Khắc Viện (2007), Từ điển tâm lí, Nxb Văn hóa thông tin, tr. 45 -50.

 TRANG WEB 24.http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/hoc-sinh-viet-nam-co-xu-huong-tang- lo-au-va-tram. 11:01, ngày 15/08/2014. 25.http://www.goctamly.com/2014/09/lo-au-hoc-uong-van-e-ang-uoc-quan- tam.html. Chủ nhật ngày 28/09/2014. 26.http://vietbao.vn/Giao-duc/Ap-luc-hoc-tap-Thu-pham-la-nha-truong-hay-gia- dinh/45124301/202/. 15:09, ngày 08/12/2003. 27.http://tintuc.hocmai.vn/suy-ngam/17080-bao-dong-roi-nhi--u-tam-tri-o-hoc- sinh.html. 17:49, ngày 13/1/2009. 28.http://sharevn.org/index.aspx?Menu=1420&Style=1&ChiTiet=821. 26/10/2008. 29.http://www.baomoi.com/Khong-tao-ap-luc-hoc-hanh/59/14718418.epi. 22:09, ngày 02/09/2014.

30.http://www.doko.vn/luan-van/cach-thuc-ung-pho-truoc-nhung-kho-khan- tam-ly-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-thanh-pho-ho-chi-minh-284307 31.http://123doc.vn/document/942678-cach-thuc-ung-pho-truoc-nhung-kho- khan-tam-ly-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-thanh-pho-ho-chi-minh.htm 32.http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/177315/nhung-buc-tranh-bao-ve-moi- truong-cua-tre-tho.html 33.http://www.giuptrephattrien.com/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Thang đo lo âu học đường của Philips

Đây là phương pháp nghiên cứu mức độ và đặc điểm của lo âu học đường ở học sinh tiểu học và THCS. Phương pháp này bao gồm 58 câu hỏi, người làm trắc nghiệm có thể đọc cho học sinh nghe, cũng có thể đưa cho học sinh tự trả lời, có thể tiến hành với cá nhân hoặc nhóm (không quá 20 học sinh).

Chỉ dẫn dành cho học sinh: “Các em thân mến! Bây giờ các em sẽ được phát một

bộ câu hỏi gồm 58 câu hỏi khác nhau về tâm trạng của các em. Để hiểu rõ hơn về bản thân mình, các em hãy trả lời những câu hỏi này một cách trung thực nhất. Ở đây không có câu trả lời đúng hay không đúng, tốt hay xấu, vì vậy các em hãy cố gắng trả lời nhanh nhất có thể, đừng nghĩ nhiều. Bên cạnh các câu hỏi là các phương án trả lời, nếu em đồng ý (hoặc điều đó đúng với bản thân em) thì em hãy đánh dấu “+” vào cột “có”, nếu không đồng ý (hoặc không đúng với bản thân em) thì em đánh dấu “-“ vào cột “không”. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em! Bây giờ các em bắt đầu làm nhé!”

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI

Có Không 1 Em có cảm thấy rất khó phấn đấu để bằng các bạn trong lớp

không?

2 Em có lo lắng khi thầy/cô giáo nói sẽ kiểm tra xem em có thuộc bài và hiểu bài không?

3 Em có khó khăn khi học trên lớp theo yêu cầu của thầy/cô giáo không?

4 Thỉnh thoảng em có mơ thấy thầy/cô giáo giận dữ khi em không hiểu bài không?

6 Em có thường xuyên muốn rằng thầy/cô giáo giảng chậm lại để em hiểu bài hơn không?

7 Em có lo lắng lắm không khi trả lời câu hỏi hoặclàm bài tập ở lớp?

8 Em có bao giờ không dám phát biểu ở lớp vì sợ mình nói sai không?

9 Em có cảm thấy đầu gối run rẩy khi thầy/cô giáo gọi em đứng lên trả lời không?

10 Các bạn cùng lớp có hay cười chê em khi chơi các trò chơi không?

11 Đã có khi nào thầy/cô giáo cho em điểm thấp hơn sự mong đợi của em không?

12 Có khi nào em lo lắng rằng mình sẽ bị xếp loại học tập kém hoặc bị lưu ban (ở lại lớp) không?

13 Em có tránh không chơi những trò chơi mà có sự lựa chọn bạn chơi (chẳng hạn, đá bóng, đá cầu) vì em sợ không ai chọn em cả không?

14 Em có thỉnh thoảng run sợ khi bị gọi đứng lên trả lời câu hỏi không?

15 Em có thường xuyên có cảm giác rằng không một bạn nào trong lớp muốn nghe theo mình cả không?

16 Em có cảm thấy sợ lắm không khi bắt đầu làm bài tập?

17 Em có cảm thấy khó khăn khi phấn đấu được điểm cao như mong muốn của bố mẹ không?

18 Em có thỉnh thoảng sợ rằng mình sẽ bị coi là học sinh dốt không?

19 Em có nghĩ rằng các bạn sẽ cười mình khi mình trả lời sai điều gì đó không?

20 Em có giống với các bạn cùng lớp không?

21 Khi làm xong bài tập em có lo lắng rằng mình đã làm đúng hay chưa không?

22 Khi học ở trên lớp em có tự tin rằng mình nhớ bài tốt không? 23 Em có thỉnh thoảng mơ thấy mình đang ở trường và mình không

thể trả lời được câu hỏi của thầy/cô giáo không?

24 Có phải phần lớn các bạn đều đối xử tốt với em không?

25 Có phải em làm bài một cách cẩn thận hơn và chăm chỉ hơn nếu biết rằng bài của mình sẽ được so sánh với bài của các bạn khác không?

26 Em có thường xuyên muốn rằng giá mà mình đỡ run sợ hơn khi bị hỏi, khi bị kiểm tra bài tập không?

27 Thỉnh thoảng em có sợ tranh luận với các bạn trong lớp không? 28 Em có cảm thấy tim mình đập mạnh khi thầy/cô giáo nói sẽ

kiểm tra bài tập về nhà xem em làm đúng hay sai không?

29 Khi em được điểm cao có bạn nào trong lớp nghĩ rằng điều đó là do em may mắn mà có được không?

30 Em có cảm thấy thoải mái không khi chơi với những bạn mà được các bạn trong lớp yêu mến và quan tâm đặc biệt?

31 Có bao giờ các bạn trong lớp nói điều gì đó làm em tự ái không? 32 Em có nghĩ rằng những bạn học kém sẽ không có được cảm tình

của người khác không?

em phải không?

34 Em có thường xuyên sợ mình “bị quê” (bị coi là kỳ cục) không? 35 Em có bằng lòng với thái độ và cách ứng xử của thầy/cô giáo

đối với mình không?

36 Mẹ em có giúp đỡ em làm một số việc (như chuẩn bị cho em đi tham quan, giúp em chuẩn bị bài) như mẹ các bạn không? 37 Em có khi nào lo lắng về việc người khác sẽ nghĩ về em như thế

nào không?

38 Em có hy vọng rằng mình sẽ học tập tốt hơn trong tương lai không?

39 Em có cho rằng mình cũng mặc đẹp như các bạn ở lớp không? 40 Em có thường xuyên ngẫm nghĩ xem các bạn trong lớp nghĩ gì

khi mình đứng lên (hoặc lên bảng) trả lời câu hỏi không?

41 Theo em thì các bạn học giỏi trong lớp có những quyền gì đặc biệt mà các bạn khác không có không?

42 Có một số bạn trong lớp cảm thấy tức khi em được điểm cao hơn. Điều này có đúng không?

43 Em có cảm thấy hài lòng về thái độ và cách ứng xử với các bạn trong lớp đối với mình không?

44 Em có cảm thấy thoải mái khi một mình đối diện với thầy/cô giáo không?

45 Thỉnh thoảng các bạn trong lớp có chế nhạo em vì vẻ bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 103)