Các cách thức ứng phó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 34)

● Lazarus và Folkman cho rằng có hai chiến lược ứng phó: Tập trung trọng tâm vào vấn đề và tập trung trọng tâm vào cảm xúc. Chiến lược trọng tâm vào vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giải quyết, giải quyết vấn đề) hay là những cố gắng để giải quyết vấn đề là những cố gắng làm một cái gì đó có tính xây dựng trước các tình huống khó khăn, trong điều kiện stress. Chiến lược ứng phó tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi thái độ, tâm thế của mình trong mối quan hệ với hoàn cảnh) bao gồm những nỗ lực của con người nhằm điều chỉnh các hệ quả của phản ứng cảm xúc trong các biến cố xảy ra.

Theo nghiên cứu của Lazarus, Folkman và cộng sự năm 1986 chỉ ra có 8 cách ứng phó cho hai loại chiến lược ứng phó trên:

+ Trong chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề gồm có: Sẵn dàng đương đầu được đặc trưng bởi những nỗ lực mang tính xâm kích nhằm làm thay đổi tình huống; Tìm kiếm chỗ dựa xã hội đặc trưng bởi những cố gắng để có được sự bình ổn về cảm xúc và cơ hội để có thể chia sẻ thông tin với những người khác về vấn đề vừa xảy ra với mình; Giải quyết vấn đề có kế hoạch mô tả cụ thể những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề.

+ Những chiến lược ứng phó tập trung nhiều hơn đến điều chỉnh cảm xúc: Kiểm soát bản thân mô tả những cố gắng điều chỉnh cảm giác của mình; Giữ khoảng cách là những cố gắng không đề cập tới tình huống gây stress, thờ ơ với nó; Đánh giá lại những quan điểm dương tính đặc trưng bởi những nỗ lực tìm ra ý nghĩa tốt đẹp trong việc trải nghiệm tình huống stress như việc coi đó là cơ hội để bản thân lớn

hơn, có kinh nghiệm hơn; Chấp nhận trách nhiệm nhìn nhận lại trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong vấn đề xảy ra; Lảng tránh/chạy trốn mô tả suy nghĩ hy vọng rằng tình huống xấu qua đi thật nhanh hay là những nỗ lực chạy trốn hoặc lảng tránh tình huốn bằng cách ăn uống, uống rượu, hút thuốc hoặc dùng thuốc.

● Một cách phân loại khác do Lazarus (1971) và Meichenbaum (1977) đưa ra: Chiến lược ứng phó bằng con đường nhận thức gồm việc thay đổi cách diễn giải những hoàn cảnh khó khăn của con người và vì thế có thể thay đổi được cách họ đáp lại hoàn cảnh. Chiến lược này giúp cho con người suy nghĩ một cách bình tĩnh hơn, hợp lý hơn và có tính xây dựng hơn khi đối mặt với những khó khăn. Trong đó có quá trình “nói chuyện với bản thân” về vấn đề xảy ra. [8, tr. 52].

Chiến lược ứng phó bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại cá việc phải làm trước hoàn cảnh xảy ra nhằm làm giảm tới mức tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân mình. Quản lý thời gian là một trong những hình thức của chiến lược này (bao gồm: lên kế hoạch theo thời gian, xây dựng thời gian biểu chỉ ra những hành động cụ thể cần phải làm trong một giai đoạn nhất định. Chiến lược này nhiều tác giả đã đề cập đến. Nó gắn chặt với vấn đề của lựa chọn và ra quyết định trên cơ sở những phân tích tình hình và tiềm năng, khả năng của bản thân.

Chiến lược ứng phó bằng hành động và nhận thức thường gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc suy nghĩ bình tĩnh giúp con người dễ dàng lên những kế hoạch hợp lý cho hành động của mình. Khi hành động có những kết quả nhất định, hạn chế được khó khăn thì những suy nghĩ và cảm giác về bản thân càng tốt đẹp hơn.

Chiến lược ứng phó bằng con đường sinh lý là việc phản ứng trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn, tress xảy ra. Cách ứng phó này chỉ có tác dụng tạm thời bởi nó không nhằm trực tiếp đến vấn đề xảy ra. Cách dùng các loại thuốc an thần, ma túy …nên được thay thế bằng biện pháp an toàn hơn như thư giãn, sử dụng các dụng cụ đo các phản ứng sinh lý của cơ thể như huyết áp, nhịp tim , độ căng cơ…để họ có thể kiểm soát các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể mình bằng các chiến lược tinh thần.

● Cách phân loại của Olson: Theo ông, chiến lược ứng phó là cố gắng thu hẹp, hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress (ứng phó hướng đến tác nhân kích

thích), giảm biên độ của phản ứng đáp lại (ứng phó hướng đến phản ứng đáp lại) hoặc thay đổi cách nhận thức về tác nhân gây stress (ứng phó nhận thức).

+ Ứng phó hướng đến tác nhân kích thích: Đó là cách ứng phó xoay quanh vấn đề xảy ra, tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề, về nguyên nhân phát sinh, những bước hành động để khắc phục nó, làm thay đổi nó hoặc làm nó phát triển theo hướng thuận lợi hơn, gây tác hại ít hơn…

+ Ứng phó hướng đến làm giảm nhẹ phản ứng gây stress cũng là một cách làm quên đi tình huống khó khăn hiện tại. Sự lựa chọn cách ứng phó này có thể có hiệu quả tức thì, những phản ứng sinh lý trở nên dịu lại, con người cảm thấy dễ chịu hơn, những khó khăn tạm thời khuất đi. Một trong những kỹ thuật khác nhằm làm giảm nhẹ phản ứng khó chịu của stress là luyện tập thể dục thể thao. Đây là ký thuật rất có ích cho sức khỏe và tăng tuần hoàn não.

+ Chiến lược ứng phó tâm lý là việc thay đổi cách nghĩ về tác nhân gây stress cũng như phản ứng stress. Đánh giá và xây dựng lại nhận thức về sự kiện, về vấn đề xảy ra sẽ giúp cho con người suy nghĩ biến cố theo chiều hướng tích cực. Các kỹ thuật: Tưởng tượng đầy đủ về bản thân với đầy đủ tiềm năng để vượt qua khó khăn; Suy nghĩ theo hướng “trong cái rủi có cái may” nhằm làm giảm ảnh hưởng có hại của stress đối với sức khỏe, với cơ thể. Tuy nhiên cách này nếu kéo dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

● Phân chia theo hiệu quả: Chiến lược ứng phó hiệu quả và chiến lược ứng phó không hiệu quả.

+ Chiến lược ứng phó hiệu quả là những chiến lược giải quyết về cơ bản những vấn đề xảy ra, giúp con người làm chủ tình thế, làm giảm đi đáng kể tác hại của stress gây ra cho con người, mang đến cho họ một hy vọng, niềm tin và những cảm giác dương tính về bản thân.

+ Chiến lược ứng phó không hiệu quả không giúp cho con người đương đầu với stress một cách tốt đẹp, làm suy sụp tinh thần, con người không thể làm chủ được tình huống và chịu tác động tiêu cực của tình huống đó, không làm thay đổi được vấn đề xảy ra, thậm chí càng lún sâu vào vấn đề phức tạp hơn.

● Theo Cox và Ferguson (1991) thì có 3 chiến lược ứng phó chính: Ứng phó đặt trọng tâm vào vấn đề hay nhiệm vụ là những nỗ lực nhằm thay đổi môi trường khách quan bên ngoài, thường bao gồm những hành động đã được lên kế hoạch. Ứng phó đặt trọng tâm vào cảm xúc là chiến lược trong đó con người cố gắng thay đổi suy nghĩ và cảm giác của mình về sự kiện vừa xảy ra, bằng cách rút một số kinh nghiệm, bài học qua tình huống, nhìn về phía sáng của vấn đề hoặc thể hiện những cảm xúc âm tính của mình. Lảng tránh là chiến lược nhằm chạy trốn khỏi vấn đề, bằng cách che dấu suy nghĩ thực về vấn đề, làm lãng trí bằng các hoạt động khác, tích cực thoát ra khỏi tình huống. [8]

● Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác nhau của các nhà nghiên cứu tùy theo hướng nghiên cứu của họ:

+ A. Billing và R. Moos xem xét 3 cách ứng phó: Đánh giá hoàn cảnh, tham dự sâu vào hoàn cảnh và chạy trốn.

+ Cách phân loại do P. Vitaliano đưa ra: Đổ lỗi cho bản thân, lảng tránh và suy nghĩ mang tính tô hồng sự việc.

+ H. Weber cho rằng có 8 cách ứng phó cụ thể là: giải quyết vấn đề thực tế; tìm kiếm chỗ dựa xã hội; cải tạo hoàn cảnh theo hướng có lợi cho mình; tự vệ và từ chối vấn đề; láng tránh và khuất phục; tự giày vò; đánh giá thấp bản thân; thể hiện cảm xúc.[Dẫn theo 8]

Như vậy, việc phân loại các cách ứng phó là tương đối khó khăn, tuy nhiên chúng ta có thể tổng hợp những dấu hiệu của ứng phó như sau:

- Có tính định hướng hoặc trọng tâm (vào vấn đề, vào bản thân)

- Thuộc lĩnh vực tâm lý mà trong đó ứng phó được nảy sinh và phát triển (bao gồm hoạt động bên ngoài, tri giác hoặc tình cảm)

- Tính hiệu quả (có tính đến kết quả giải quyết khó khăn hay không)

- Tính thời gian để nhận được hiệu quả (tình huống đã được giải quyết một cách cơ bản hay còn cần thêm thời gian nữa)

- Hoàn cảnh – tình huống sinh ra hành vi ứng phó (tình huống khủng hoảng hay thường ngày.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng cách phân chia ứng phó theo hai cách: Cách thứ nhất là ứng phó tập trung vào nhận thức, hành vi và cảm xúc. Thứ hai dựa vào hiệu quả của ứng phó phân chia thành 3 loại ứng phó tích cực, ứng phó trung tính và ứng phó không tích cực.

Ứng phó với stress và lo âu

+ Một số chiến lược ứng phó có thể được áp dụng để ứng phó với stress. Việc lựa chọn chiến lược chịu ảnh hưởng bởi các thông số thuộc về bản thân đương sự cũng như các thông số thuộc về tình huống. Những thông số cá nhân như giá trị (value) và niềm tin (belief) sẽ làm phát sinh hoặc loại bỏ một số cách thức hành động và ảnh hưởng đến cách thức của đương sự ứng phó như thế nào với các tác nhân gây stress. Một kiểu cách đáp ứng cũng phải có sẵn trong “vốn sống” của đương sự. Tóm lại, các kiểu hành động ứng phó phải “có sẵn” nơi đương sự và được đương sự chấp nhận.

+ Tình huống xảy ra tác nhân gây stress cũng có thể ảnh hưởng đến phương thức mà đương sự áp dụng để ứng phó. Hiển nhiên rằng, tác nhân gây stress tự nó có thể thúc đẩy tính khả dụng và hiệu quả của các chiến lược ứng phó. Nỗi mất mát từ cái chết của một người mà mình thương yêu chủ yếu đòi hỏi một hình thức ứng phó định hướng cảm xúc, bởi không thể nào làm người chết sống lại. Nội dung của tác nhân gây stress cũng thúc đẩy sự ứng phó. Hậu quả không hay sẽ xảy ra nếu một người nào đó đánh ông chủ của mình vì những yêu cầu không hợp lí. Những cố gắng ứng phó do vậy thường phải làm sao cho phù hợp với những áp lực và đòi hỏi của môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)