Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 101)

Khi mang thai H, mẹ thường xuyên lo lắng về hoàn cảnh kinh tế gia đình. Chính vì vậy, mẹ em lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. Hơn nữa, khi em lớn lên bố mẹ cũng ít khi trò chuyện hay tâm sự, giành thời gian cho em. Em thường ít gần gũi bố mẹ nên thiếu thốn tình cảm. Bao nhiêu tình cảm gia đình em dồn hết cho bà nội, người mà em cho là thương cháu nhưng nói quá nhiều. Như vậy, H thường xuyên thiếu hụt tình cảm. Sự kì vọng của bà và bố mẹ. Gia đình chỉ có mình H, nên ai cũng kì vọng em sẽ học giỏi. Sự kỳ vọng này ép H phải học mặc dù khả năng của em ở mức dưới sự kì vọng của gia đình.

Bố mẹ luôn so sánh em với các bạn học giỏi hơn H, không tin tưởng và khả năng của con mình. Ngoài ra, khi ở trường H luôn cảm nhận thầy cô đánh giá thấp bản thân em hơn những gì em mong đợi. Em luôn mơ thấy tình huống em không trả lời được câu hỏi của thầy cô. Chính vì vậy, H cũng không cảm thấy tự tin vào bản thân. Điều này khiến em lên bảng viết mờ, không trả lời được bài mặc dù em đã học bài ở nhà, trong các tình huống kiểm tra em như quên hết kiến thức và mong chờ nếu có ai đó nhắc cho em « những dòng đầu tiên, những ý đầu tiên »…Em sợ phát biểu vì sợ mình sẽ nói sai, hoặc khi cô gọi lên bảng cảm thấy rất run.

Trong cuộc nói chuyện H ít nhắc đến mẹ bởi trong gia đình em luôn thiếu vắng tình yêu của cả bố và mẹ. Bố mẹ giao phó con mình cho bà nội và về đến nhà chỉ nói chuyện làm ăn. Gia đình là nơi em cảm thấy thoải mái nhất nhưng đôi khi cảm giác cô đơn trong chính ngôi nhà của mình lại xuất hiện. H chơi game khi nào buồn chán, vì khi đó em được giải tỏa nhu cầu được công nhận, được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 101)