Cần phải mất thời gian để tìm hiểu về nguyên nhân của lo âu học đường, tuy nhiên có thể có hai nhóm nguyên nhân sau:
1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập (những đứa trẻ này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô cha mẹ trách mắng, bạn bè chê cười).
- Mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn.
- Đặc điểm tâm lý cá nhân: tự ti, nhút nhát, quá nhạy cảm, cầu toàn… - Cảm thấy lo lắng về trường mới hay cấp học mới.
- Cảm thấy lo lắng về việc học tập ở trường (kiểm tra, bị gọi lên trước lớp, trình bày…)
- Không muốn xa bố hoặc mẹ.
- Trẻ mắc một vài bệnh thực thể cũng có thể là nguyên nhân của lo âu.
1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Bao gồm những nguyên nhân có liên quan đến gia đình nhà trường và xã hội: - Cha mẹ quá kì vọng vào việc học tập cũng như thành tích học tập của con
mình.
- Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: yêu cầu con học quá nhiều, học thêm, học hè…
- Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà…)
- Việc học ở trường quá dễ hoặc quá chán hoặc quá khó và chán nản. - Trẻ bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối…
- Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhiều lần, làm cho đứa trẻ không có khả năng thích nghi.
- Phương pháp giảng dạy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh như yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động trong giờ học…
- Trẻ gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên. - Cường độ học tập cao, khối lượng kiến thức cần phải học lớn.
- Trẻ sử dụng một số chất kích thích như: rượu, cà phê, …cũng có thể là nguyên nhân gây ra lo âu ở trẻ.
Ngoài ra, xã hội cũng đã, đang tác động đến trường học, gia đình và gián tiếp gây ra lo âu học đường ở học sinh.