Thực trạng nghiên cứu lo âu học đường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 56)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng lo âu học đường sử dụng thang đo lo âu học đường của Phillips trên tổng số 249 học sinh ở hai trường trung học cơ sở Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội và trung học cơ sở Khánh Lợi, Yên Khánh, Ninh Bình. Trong đó có 125 học sinh thuộc trường trung học cơ sở Thịnh Quang và 124 học sinh ở trường trung học cơ sở Khánh Lợi. Kết quả cho thấy trong tổng số 249 em tham gia làm trắc nghiệm: có 163 học sinh không có lo âu học đường chiếm 65,5%, có 83 học sinh lo âu ở mức độ cao hơn bình thường chiếm 33,3% và 3 em có lo âu ở mức độ cao chiếm 1,2%. Kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ nét ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có lo âu ở cả hai trường THCS Thịnh Quang và THCS Khánh Lợi

Nghiên cứu của viện Tâm lý học về “Rối loạn tâm lý, chẩn đoán – trị liệu với học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội” năm 2000 cũng cho thấy có 22,5% lo âu trầm cảm. Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng – Nguyễn Thị Nga về “Thực trạng lo âu học đường ở học sinh lớp 1” năm 2008 cho số liệu khá trùng khớp với luận văn. Nghiên cứu đó chỉ ra rằng, có 20,65% học sinh lớp 1 có biểu hiện lo âu cao hơn mức bình thường. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng

tôi có sự tương đương với kết quả nghiên cứu của viện tâm lý và tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng – Nguyễn Thị Nga.

Kết quả của thang lo âu học đường với các yếu tố khác

Trên đây là kết quả chung của thang đo. Dưới đây chúng tôi phân tích kết quả thu được của 8 tiểu thang đo lo âu học đường thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Mức độ lo âu của từng yếu tố (%)

Các yếu tố Không lo âu Lo âu hơn bình thường Lo âu cao ĐTB SD

Lo âu học đường nói chung 59,2 37,8 4,0 1,46 0,505

Stress xã hội 75,4 21,4 3,2 1,62 0,368

Lo âu liên quan đến nhu cầu tự thể

hiện 55,1 34,2 10,7

1,45 0,712

Bị hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích 59 18,9 22,1 2,31 0,572 Lo âu liên quan đến tình huống kiểm

tra kiến thức 17,3 57,8 24,9 1,73 0,835

Lo âu không thỏa mãn sự mong đợi

của người khác 67 27,2 5,8 1,13 0,34

Khả năng chống đỡ với stress sinh lý

thấp 52,7 43,3 4,0 2,16 0,564

Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo

viên 14,8 61,9 23,3 2,16 0,535

Bảng số liệu trên cho thấy có sự khác nhau ở mỗi yếu tố về mức độ và biểu hiện. Cụ thể là ở mức độ lo âu học đường nói chung thì trong tổng số 249 em được nghiên cứu thì có 37,8% học sinh lo âu ở mức độ cao hơn bình thường và 4,0% học sinh lo âu ở mức độ cao. Ngoài ra, các yếu tố có tỷ lệ lo âu mức độ cao như lo âu

liên quan đến quan hệ với giáo viên có 61,9% học sinh lo âu cao hơn bình thường và 53,8% học sinh lo âu cao hơn bình thường liên quan đến tình huống kiểm tra kiến thức.

Yếu tố stress xã hội mà chủ yếu là mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa lại ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc của học sinh trung học. Ở yếu tố này có 75,4% học sinh không lo âu, có 21,4% học sinh lo âu ở mức độ cao hơn bình thường và 3,2% học sinh lo âu ở mức độ cao. Sự thiết lập các mối quan hệ xã hội của các em lứa tuổi cấp II không còn nhiều khó khăn. Khi mà mối quan hệ bạn bè ở thiếu niên đòi hỏi sự thoải mái, yên tâm. Khi cần thì những điều thầm kín, những giải đáp thắc mắc của bản thân không sợ bị chê cười là “ngốc nghếch”. Chính vì vậy, mối quan hệ bạn bè tác động không nhỏ tới tâm lý của học sinh.

Yếu tố lo âu do bị hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích, đây là một phông cảm xúc bất lợi, không cho phép các em phát triển nhu cầu đạt được thành tích, được kết quả cao trong học tập. Ở yếu tố này có 59% học sinh không có lo âu, có 34,2% học sinh lo âu cao hơn bình thường và 10,7% học sinh lo âu cao. Nguyên nhân có thể do áp lực được điểm cao xuất phát từ chính môi trường mà các em học tập, các thầy cô luôn mong đợi các em được điểm cao, có thành tích tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng luôn muốn con mình học giỏi để “mở mày, mở mặt”. Hơn nữa chính bản thân các em cũng muốn mình đạt kết quả cao trong học tập nhằm mục đích được cha mẹ, thầy cô và bạn bè yêu quý.

Tỷ lệ học sinh có lo âu liên quan đến sự không thỏa mãn sự mong đợi của người khác: Có 27,2 % học sinh trong tổng số 100% em học sinh được hỏi có lo âu

ở mức độ cao hơn bình thường và 5,8% học sinh lo âu mức độ cao. Như vậy tỷ lệ không nhỏ các em định hướng vào sự đánh giá của người khác về kết quả công việc, hành động và ý nghĩa của bản thân, lo sợ sự đánh giá của người khác, chờ đợi những đánh giá âm tính. Ở các em, mong đợi và kì vọng của người khác đặc biệt từ “thần tượng” như cha mẹ, thầy cô có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc. Có những em căng mình cố gắng vì một lời khen gợi hay động viên đúng lúc từ phía thầy cô hoặc cha mẹ. Trong đó, quá trình giao tiếp với cha mẹ luôn đóng vai trò chủ đạo. Chính

vì vậy, áp lực thành tích, kết quả học tập cao ở các em xuất phát chủ yếu do sự đánh giá của người khác. Chính vì lẽ đó có nhiều câu trả lời cho rằng: “học giỏi thì có thể có những đặc quyền khác mà các bạn cùng lớp không có”.

Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức có tỷ lệ khá cao. Có 57,8% các em có biểu hiện lo âu cao hơn bình thường và 24,9% học sinh có biểu hiện lo âu cao. Học sinh cảm thấy lo lắng nhiều trong các tình huống kiểm tra bài như: thi, làm bài kiểm tra trên lớp, kiểm tra bài tập về nhà, thầy cô gọi lên bảng kiểm tra bài cũ…Các em có thái độ tiêu cực và có những trải nghiệm lo sợ trong các tình huống kiểm tra kiến thức, kiểm tra sự tiến bộ, khả năng như việc phải đứng trước mọi người. Chính vì sợ bị điểm thấp các bạn sẽ chê cười, thầy cô và mọi người không yêu quý nên câu trả lời của các em thường là cảm thấy sợ không làm được bài, hay lo lắng mình làm xong rồi thì đúng hay sai…Điều này có tác động tiêu cực, làm giảm kết quả học tập của các em vì có khi lo lắng quá khiến các em “Có lúc em cảm thấy mình như quên hết những kiến thức đã biết trước đó”. Từ đó, các em lại trở nên lo lắng hơn.

Mối quan hệ với giáo viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến cảm xúc của các em khi ở trường và kết quả học tập của các em. Đây là phông cảm xúc âm tính chung trong quan hệ của trẻ với những người lớn ở trường học, điều này góp phần làm giảm kết quả học tập của học sinh. Mặc dù vậy có tới 61,9% học sinh lo âu ở mức độ cao hơn bình thường và 23,3% học sinh lo âu mức độ cao và chỉ có 14,8% học sinh không lo âu.

Lo âu liên quan đến khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp, có 52,7% học sinh không lo âu, có 43,3% học sinh lo âu cao hơn bình thường và 4,0% học sinh lo âu mức độ cao. Yếu tố này thể hiện đặc điểm của hoạt động sinh lý làm giảm khả năng thích ứng của trẻ với những hoàn cảnh gây stress, làm tăng khả năng phản ứng chính xác và có hiệu quả của trẻ đối với những kích thích gây stress từ môi trường.

Như vậy các yếu tố: lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức, lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên, lo âu do bị hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích có ảnh hưởng lớn nhất tới học sinh THCS ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Ở hai mức

độ lo âu cao hơn bình thường và lo âu cao thì các yếu tố này luôn có tỷ lệ học sinh cao hơn các yếu tố còn lại. Đồng nghĩa với tỷ lệ lo âu học đường cao ở các yếu tố là việc nó chi phối nhiều tới cảm xúc học sinh. Do vậy, các em học sinh cần được trợ giúp để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực tạo điều kiện cho các em phát triển tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Kết quả trên cũng gần tương đương kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng – Nguyễn Thị Nga về “thực trạng lo âu học đường ở học sinh lớp 1 trường tiểu học Phượng Hoàng – Thanh Hà – Hải Dương và trường tiểu học Kim Giang – Thanh Xuân – Hà Nội”.

So sánh tỷ lệ lo âu cao hơn bình thường và lo âu cao ở hai địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ lo âu cao hơn bình thường xét theo địa bàn nghiên cứu (%) Ghi chú:

I: Lo âu học đường nói chung V: Lo âu liên quan đến tình huống kiểm tra kiến thức

II: Stress xã hội (quan hệ bạn bè) VI: Lo âu không thỏa mãn sự mong đợi của người khác

III: Lo âu liên quan đến nhu cầu tự thể hiện VII: Khả năng chống đỡ với stress sinh lý thấp

IV: Bị hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích VIII: Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên

So sánh trường trung học Thịnh Quang và trường trung học Khánh Lợi chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt nhau về tỷ lệ lo âu của mỗi yếu tố trong tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

Ở tiểu thang lo âu chung có 40,2% học sinh trường trung học Thịnh Quang và 40,8% học sinh trường Khánh Lợi ở mức lo âu cao hơn bình thường. Như vậy, tỷ lệ ở trường Thịnh Quang và trường trung học Khánh Lợi gần như bằng nhau. Tỷ lệ học sinh lo âu tương đương nhau ở trường Thịnh Quang và trường Khánh Lợi ở các yếu tố: lo âu cao liên quan đến nhu cầu tự thể hiện, lo âu không thỏa mãn sự mong đợi của người khác. Như vậy, không thể kết luận rằng khu vực thành thị thì học sinh trung học có lo âu liên quan đến nhu cầu tự thể hiện hay lo âu không thỏa mãn sự mong đợi của người khác hơn so với khu vực nông thôn. Bởi hiện nay, học sinh cả hai khu vực đều có nhu cầu thể hiện năng lực bản thân và cố gắng để thực hiện những mong muốn của người thân. Bởi các em luôn muốn làm hài lòng ông bà, cha mẹ.

Yếu tố thứ hai là stress xã hội, ở trường trung học Thịnh Quang có 22,5% học sinh và trường trung học Khánh Lợi có 7,3% học sinh có lo âu cao hơn bình thường. Như vậy, ở mức độ lo âu cao hơn bình thường, tỷ lệ học sinh của trường THCS Thịnh Quang cao hơn so với trường THCS Khánh Lợi. Nguyên nhân của sự khác biệt này liên quan đến yếu tố môi trường sống. Ở thành thị môi trường của các em đóng hơn so với nông thôn. Các em ít được chơi với các bạn cùng tuổi mà chủ yếu là tiếp xúc với người thân trong gia đình. Nên kỹ năng xã hội đặc biệt là quan hệ với bạn bè các em còn gặp nhiều khó khăn.

Yếu tố lo âu liên quan đến tình huống kiểm tra kiến thức. Tỷ lệ học sinh lo âu cao hơn bình thường ở trường THCS Thịnh Quang là 56,3% học sinh thấp hơn so với trường THCS Khánh Lợi là 63,1% học sinh. Như vậy, ở mức độ lo âu cao hơn bình thường thì tỷ lệ học sinh ở cả hai trường đều rất cao. Nguyên nhân do sự ganh đua trong học tập của các em rất lớn nên trong các tình huống kiểm tra kiến thức dễ làm cho các em cảm thấy lo lắng.

Lo âu không thỏa mãn mong đợi của người khác: ở mức độ lo âu cao hơn bình thường, trường trung học cơ sở Thịnh Quang có 28,9% học sinh so với 26,1% học sinh trường trung học Khánh Lợi. Như vậy có sự chênh lệch về tỉ lệ phần trăm học sinh có lo âu mức độ cao liên quan đến không thỏa mãn mong đợi của người

khác ở trường Thịnh Quang cao hơn. Điều này cũng phù hợp với từng khu vực, ở thành thị việc học của con cái được quan tâm, sát sao hơn so với ở nông thôn. Các em học sinh trung học ở thành thị định hướng vào sự đánh giá của người khác về kết quả học tập, hành động ý nghĩ của bản thân cũng như lo sợ sợ đánh giá của người khác nhiều hơn so với khu vực nông thôn.

Yếu tố khả năng chống đỡ với stress sinh lý thấp: trường Thịnh Quang có 49,6% học sinh và trường Khánh Lợi có 24,5% học sinh lo âu cao hơn bình thường. Tuy có sự khác biệt nhưng không thể khẳng định học sinh trường Khánh Lợi có khả năng chống đỡ với stress cao hơn so với học sinh trường Thịnh Quang. Nguyên nhân do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, ở các em cảm xúc chưa ổn định. Học sinh chưa có khả năng tự điều chỉnh được cảm xúc, tâm lý của mình. Trong những hoàn cảnh gây lo lắng, các em chưa có nhiều khả năng thích ứng. Ví dụ như các tình huống trả lời câu hỏi trên lớp, lên bảng kiểm tra bài cũ…cũng khiến các em rơi vào các phản ứng sinh lý run, toát mồ hôi…

Cuối cùng là yếu tố lo âu liên quan đến quan hệ của học sinh với giáo viên: Ở hai trường thì yếu tố này có sự tương đương nhau. Ở mức mức độ lo âu cao hơn bình thường trường trung học Thịnh Quang có 70,4% học sinh trong khi đó ở trường trung học Khánh Lợi có 67,7% học sinh lo âu cao hơn bình thường. Rõ ràng sự thiết lập quan hệ giữa học sinh và giáo viên chưa tốt. Học sinh ở hai khu vực còn lo lắng nhiều trong việc tiếp xúc với giáo viên. Điều này ảnh hưởng không ít tới kết quả học tập của các em. Bởi khi đối diện với các thầy cô các em còn nhiều căng thẳng, lo lắng nên hạn chế việc các em hỏi bài, trao đổi hay có ý kiến cá nhân về bài học trên lớp.

Kết luận chung: Tồn tại sự khác biệt nhau về tỷ lệ lo âu ở từng yếu tố giữa hai trường. Có những yếu tố trường này cao hơn trường kia và ngược lại. Ví dụ như ở yếu tố lo âu liên quan đến kiểm tra kiến thức thì tỷ lệ học sinh ở trường THCS Khánh Lợi là 63,1% cao hơn so với trường THCS Thịnh Quang là 56,8%; Yếu tố khả năng chống đỡ với stress sinh lý thấp thì tỷ lệ học sinh ở trường THCS Thịnh Quang là 49,6% lại cao hơn so với trường THCS Khánh Lợi là 24,5%. Nhưng cũng có những yếu tố mà tỷ lệ giữa hai trường gần như tương đương nhau. Như yếu tố lo âu học đường nói chung, stress xã hội, lo âu liên quan đến nhu cầu tự thể hiện và lo

âu liên quan đến quan hệ với giá viên. Đồng thời, giữa các yếu tố của từng trường cũng khác biệt nhau. Sự so sánh yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất ở hai trường là rất gần nhau. Điều đó phản ánh yếu tố khu vực không có ý nghĩa trong việc đánh giá thực trạng lo âu của học sinh trung học cơ sở. Học sinh của cả hai trường cần được quan tâm hơn nữa để các em bớt căng thẳng trong mối quan hệ bạn bè, quan hệ với giáo viên và trong các tình huống kiểm tra kiến thức. Ngoài ra nó còn thể hiện áp lực đạt thành tích từ nhiều phía tác động tới học sinh. Phía trước các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)