Trước hết chúng tôi đưa ra số liệu thống kê học sinh có sở thích ở cả hai khu vực nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sở thích của các em.
Bảng 3.5.Tỷ lệ học sinh có sở thích TT Sở thích Sl (%) ĐTB SD Sig 1 Âm nhạc 177 71,1 1,29 0,454 0.227 2 Mua sắm 83 33,3 1,67 0,427 0,014 3 Thể thao 168 67,5 1,33 0,469 0,024 4 Nghệ thuật 91 36,5 1,63 0.483 0,389 5 Tán gẫu cùng bạn bè 142 57,0 1,43 0,496 0,2 6 Chơi game 129 51,8 1,48 0,501 0,93
Như vậy, ngoài việc học thì hoạt động thể thao được các em học sinh quan tâm và ưu tiên nhất với 177 lượt chọn chiếm 71,1 % tổng số 249 phiếu điều tra. Chủ yếu các em tham gia trò chơi có tính tập thể cao như: đá cầu, đá bóng, cầu lông…và một số các sở thích khác như: bơi, đọc sách, xem phim, bóng bàn, nhảy cao, điền kinh…Các loại hình thể thao của các em khá đa dạng và có sự khác nhau giữa hai trường. Khu vực trường THCS Khánh Lợi chủ yếu các em chơi cầu lông, đá cầu, đá bóng, nhảy dây, bóng chuyền, bơi, cờ vua…Ngoài trò chơi tập thể như ở khu vực
nông thôn, ở trường THCS Thịnh Quang các em còn có nhiều trò chơi mang tính “công nghệ” khác như các loại game: liên minh huyền thoại, chơi bài magic, game chiến thuật, game đua xe… Khi được hỏi các em có chơi môn thể thao nào không? Thì có tới 218 em trả lời “có” chiếm 87,6%.
Hầu hết các em ít chơi nhạc cụ chỉ có 60 em trả lời có và chiếm 24,1%. Và chủ yếu là các bạn nữ với các loại nhạc cụ như piano hay organ. Các bạn nam chủ yếu chơi sáo và trống. Loại hình nhạc cụ mà các em chơi ở cả hai khu vực cũng khác nhau. Trong khi ở khu vực nông thôn các em ít chơi các loại nhạc cụ và nếu có thì là sáo, trống và rất ít đàn piano. Thì ở thành thị các em chơi đàn piano, organ, sáo rất nhiều. Điều này cũng phản ánh một phần lớn nguyên nhân khó khăn về kinh tế ở các vùng nông thôn, cha mẹ chưa có điều kiện để hướng con cái tham gia chơi các loại nhạc cụ khác nhau, chủ yếu các em tự cảm thấy thích và học bạn bè để chơi. Sở thích âm nhạc được các em chú ý nhiều, hầu hết các em đều có sở thích này và nghe thường xuyên. Em Thoa học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Khánh
Lợi tâm sự: “lúc nào học thì em học, còn rảnh rỗi em nghe nhạc. Em hay nghe ở máy nghe nhạc cá nhân, ở đấy có các bài nhạc mà em thích”. Em Trang học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở Thịnh Quang cho biết: “Ngoài việc học, em thích nghe nhạc nhất. Nghe nhạc làm cho em thoái mái tinh thần và học tập trung hơn. Nhưng bố mẹ cấm không cho nghe nhiều, bảo là không chịu học”. Như vậy việc các em
giải trí sau giờ học là một nhu cầu rất lớn.
Hoạt động tình nguyện ở học sinh trung học cơ sở còn chủ yếu là mua tăm tre cho người mù, quên góp cho đồng bào lũ lụt… Ở THCS Khánh Lợi có hoạt động “dọn đường làng ngõ xóm”, ở THCS Thịnh Quang có “ủng hộ tiền và đồ dùng cho các bạn học sinh nghèo”. Nhưng đều có đặc điểm chung là do nhà trường phát động. Hầu hết các em đều tham gia đầy đủ, nhưng một số em nghĩ đó chưa phải là hoạt động tình nguyện. Bởi trong suy nghĩ của các em việc làm đó quá nhỏ. Bạn
NTL lớp 9 trường trung học cơ sở Khánh Lợi: “Em thấy chẳng có gì đặc biệt nếu chỉ mua một vài đồ dùng cho người khuyết tật. Em nghĩ đấy chưa phải là hoạt động tình nguyện. Theo em, phải có những hoạt động có ý nghĩa hơn. Ví dụ như đợt hè năm ngoái, chúng em tham gia dọn đường làng ngõ xóm. Sau đó còn vào nhà một
số cụ già neo đơn để dọn nhà giúp nữa. Vừa vui vừa thấy ý nghĩa.”. Điều tra trên
tổng thể có 39,4% các em học sinh hai trường tham gia hoạt động tình nguyện. Trong đó, tỷ lệ học sinh tham gia hoạt động tình nguyện ở khu vực THCS Thịnh Quang là 50,4% học sinh, ở khu vực THCS Khánh Lợi là 28,2% học sinh. Ở độ tuổi các em thì hoạt động mua sắm hay nghệ thuật không được học sinh chú ý nhiều. Sở thích mua sắm và nghệ thuật gần tương đương nhau ở mức 33,3% và 36,5% số học sinh chọn có.
Tương quan giữa lo âu học đường và sở thích
Để tìm hiểu sở thích cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến lo âu học đường và ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới cảm xúc của các em, chúng tôi đưa ra thống kê tương quan giữa lo âu học đường và sở thích. Thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.6.Tương quan giữa lo âu học đường và sở thích (%)
Các mức độ lo âu Âm nhạc Mua sắm Thể thao Nghệ thuật Tán gẫu cùng bạn bè Chơi game Không lo âu 62,1 55,4 64,3 35,7 59,1 58,9 Lo âu cao hơn bình thường 36,7 42,1 34,5 36,2 40,1 37,1 Lo âu cao 1,2 2,5 1,2 3,4 0,8 4,0 r 0,001 0,033 0,044 0 0,015 -0,136
Bảng số liệu cho thấy, có 48 em trong tổng số 129 học sinh có sở thích chơi game lo âu cao hơn bình thường chiếm 37,1% và ở mức lo âu cao có 5 trong tổng số 129 em chiếm 4,0%. Như vậy, học sinh có sở thích chơi game thì tương ứng với tỷ lệ lo âu cao hơn các sở thích khác. Xét mối tương quan giữa sở thích chơi game và lo âu học đường ta thấy có r = -0,136 cho biết giữa lo âu học đường và sở thích lo
âu là tương quan nghịch, yếu có nghĩa là học sinh thích chơi game thì có lo âu cao. Với sig = 0,032 < p = 0,05 mối tương quan trên có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ở mức lo âu cao hơn bình thường và lo âu cao có tỷ lệ học sinh như sau: Sở thích âm nhạc có 65 học sinh trong tổng số 177 em có sở thích âm nhạc ở mức lo âu cao hơn bình thường, chiếm 36,7% và 2 học sinh lo âu cao chiếm 1,2%; Trong 168 em có sở thích thể thao thì có 58 em lo âu cao hơn bình thường chiếm 34,5% và 2 em lo âu cao chiếm 1,2%; Với 142 em có sở thích tán gẫn cùng bạn bè thì có 57 em lo âu cao hơn bình thường chiếm 40,1% và 1 em lo âu cao chiếm 0,8%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, r lần lượt là (0,001); (-0,044); (- 0,015) thì sở thích như âm nhạc, thể thao và mua sắm có mối tương quan thuận nhưng yếu với mức độ lo âu. Tuy nhiên giá trị của sig cho thấy mối tương quan trên là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Trong tổng số 91 em có sở thích nghệ thuật có 55 em không có lo âu chiếm 60,4%, ở mức độ lo âu cao hơn bình thường có 33 em chiếm 26,2% và 3 em lo âu cao hơn bình thường chiếm 3,4%. Mối tương quan giữa sở thích nghệ thuật và lo âu học đường, kết quả cho thấy r =0,033 có nghĩa là học sinh có sở thích nghệ thuật có xu hướng ít lo âu. Tuy nhiên mức ý nghĩa sig = 0 cho thấy không có mối tương quan giữa hai yếu tố trên.
Như vậy, phần lớn các em học sinh đều có một hoặc nhiều sở thích. Trong đó các em có xu hướng thích âm nhạc, thể thao, tán gẫu cùng bạn bè được các em lựa chọn nhiều hơn cả. Sở thích cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc lo âu của học sinh THCS, những sở thích có tác động tích cực tới các em là sở thích âm nhạc hay tán gẫn cùng bạn bè, mua sắm.
Theo cách phân chia ứng phó thành: ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực và ứng phó trung tính. Chúng ta có các mối tương quan giữa sở thích và cách ứng phó của học sinh như sau:
Bảng 3.7.Tương quan giữa sở thích và ứng phó với lo âu
Sở thích Cách ứng phó Mức độ ĐTB Rất thường Thường xuyên Thi thoảng Ít khi Không bao giờ
xuyên Âm nhạc Tích cực 46,3 35,0 0,6 9,6 8,6 4,4 Trung tính 1,7 9,6 28,8 36,7 23,4 3,7 Không tích cực 1,7 0 13,6 40,1 44,6 3,4 Mua sắm Tích cực 48,2 32,5 1.3 14,5 3,5 4,2 Trung tính 1,2 8,4 30,1 42,2 18,1 3,6 Không tích cực 2,4 0 13,3 43,4 41,0 3,2 Thể thao Tích cực 35,7 8,9 44,6 1,2 9,5 4,1 Trung tính 1,8 6,5 30,4 36,3 25,0 3,8 Không tích cực 2,4 0,6 13,7 36,3 47,0 3,4 Nghệ thuật Tích cực 1,1 14,3 48,4 30,8 5,5 3,7 Trung tính 3,3 9,9 27,5 42,9 16,5 3,5 Không tích cực 0 0 16,5 45,1 38,5 3,2 Tán gẫu cùng bạn Tích cực 45,8 37,9 1,4 8,5 7,0 4,5 Trung tính 1,4 9,9 25,4 42,3 21,1 3,7 Không tích cực 0,7 2,8 7,7 47,2 41,5 3,0 Chơi game Tích cực 1,6 7,8 44,2 34,1 12,4 3,4 Trung tính 2,3 9,3 29,5 34,9 24,0 3,6 Không tích cực 45,0 40,3 11,6 0,8 2,3 4,2
Xét tương quan của sở thích và cách ứng phó của học sinh chúng tôi thu được kết quả như sau: sở thích chơi game tương quan nghịch với cách ứng phó tích cực (r = - 0,055), với r = 0 thì sở thích nghệ thuật không có tương quan với cách ứng phó của học sinh THCS. Các sở thích âm nhạc (r = 0,49) sở thích mua sắm (r = 0,140) sở thích thể thao (r = 0,006) sở thích tán gẫu cùng bạn bè (r = 0,052). Như vậy, chúng có tương quan thuận với cách ứng phó tích cực của học sinh khi có lo âu học đường. Tuy vậy, tương quan giữa các yếu tố sở thích với cách ứng phó tích cực của học sinh là yếu.
Với các yếu tố của ứng phó tích cực: Có 46,3% học sinh rất thường xuyên ứng phó tích cực với lo âu. Trong đó, một số yếu tố của ứng phó tích cực có tỷ lệ học sinh rất thường xuyên sử dụng hơn cả là, chia sẻ với bạn thân cùng giới và chia sẻ với cha mẹ cùng một tỷ lệ 28,8% trong tổng số các em thích âm nhạc. Ngoài ra, có tỷ lệ không nhỏ các em tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm hay cố gắng thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, tỷ lệ các em sử dụng dịch vụ trợ giúp tâm lý (0,1% các em rất thường xuyên gọi điện tới các đường dây tư vấn và 0,05% học sinh rất thường xuyên gặp các nhà tư vấn tâm lý), tỷ lệ các em chia sẻ với bạn thân khác giới (5%) rất ít.
Học sinh có sở thích mua sắm có 48,2% các em rất thường xuyên ứng phó tích cực với lo âu. Có 33,3% học sinh rất thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bằng với tỷ lệ học sinh tham gia từ thiện. Ngoài ra có tỷ lệ cao các em rất thường xuyên thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xum quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực (25,3%). Với các em có sở thích thể thao có xu hướng ứng phó với các yếu tố của ứng phó tích cực. Tỷ lệ cao các em rất thường xuyên chia sẻ với cha mẹ (24,2%), chia sẻ với bạn bè (22,0%), chấp nhận vấn đề mình đang có (23,8%), chia sẻ với các bạn cùng giới (26,2%), tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí (27,3%), hay thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xum quanh để không tiêu cực (23,8%). Có 45,8% học sinh có sở thích tán gẫu cùng bạn bè rất thường xuyên và 37,9% các em thường xuyên ứng phó tích cực.
Với các yếu tố của ứng phó không tích cực: Học sinh có sở thích chơi game với 1,6% các em rất thường xuyên ứng phó tích cực và 45,0% các em rất thường xuyên ứng phó không tích cực. Trong đó, các em thường không làm gì cả (30,1%), cảm thấy có lỗi về tình trạng cảm xúc của mình (16,0%), nghĩ rằng mình đáng chịu những cảm xúc tiêu cực như vậy (24,1%), đặc biệt tỷ lệ cao các em có sở thích chơi game coi như mình không có vấn đề gì có 32,9% học sinh.
Như vậy, với sở thích âm nhạc, mua sắm, thể thao và tán gẫu cùng bạn bè học sinh thường ứng phó với lo âu theo xu hướng tích cực. Những cách ứng phó
tích cực của học sinh chủ yếu là chia sẻ với bạn bè mà chủ yếu là bạn cùng giới, cha mẹ, tìm hiểu thông tin qua bạn bè. Ngoài ra các em còn thường xuyên tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm; thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không tiêu cực hay tìm đến người có thể làm chỗ dựa tinh thần cho mình. Tuy nhiên, các em còn hạn chế trong việc thường xuyên tìm đến người trợ giúp chuyên nghiệp khi có nhu cầu tháo gỡ những khó khăn tâm lý. Ở mức độ rất thường xuyên ứng phó theo hướng tích cực có các sở thích: tán gẫu cùng bạn bè (ĐTB =4,5), âm nhạc (ĐTB = 4,4), mua sắm (ĐTB = 4,2). Các em có sở thích thể thao khá thường xuyên ứng phó tích cực với lo âu (ĐTB = 4,1). Riêng sở thích chơi game, học sinh rất thường xuyên ứng phó tiêu cực với lo âu (ĐTB = 4,2).