Yếu tố ảnh hưởng thứ nhất là đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh. Lứa tuổi thiếu niên có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”…Với cách đánh giá của học sinh, chúng tôi đưa ra bảng số liệu sau:
Bảng 3.3.Đánh giá của học sinh về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu
Đặc điểm tâm lý cá nhân HS % Đặc điểm tâm lý cá nhân HS %
Tính thất thường, dễ thay đổi 163 65,5 Quá nhạy cảm 46 18,5
Vui vẻ, yêu đời 87 34,9 Cầu toàn 100 40,2
Lạc quan 70 28,1 Bi quan 143 57,4
Sống hướng ngoại 45 8,1 Ít tâm sự với người khác 131 52,7
Sống nội tâm 150 60,2 Hay tâm sự với người khác 36 14,5
Tự lập 72 28,9 Mạnh dạn, tự tin 92 36,9
Phụ thuộc vào người khác 105 42,2 Kém tự tin, nhút nhát 156 62,7
Dễ tin 133 53,8 Ưa hoạt động 87 34,9
Đa nghi 132 53,4 Ít hoạt động 151 60,6
Theo đánh giá của học sinh, các đặc điểm tâm lý tính thất thường dễ thay đổi; kém tự tin, nhút nhát; sống nội tâm có ảnh hưởng cao hơn cả so với các đặc điểm còn lại...Trong đó, đặc điểm tính thất thường, dễ thay đổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,5%. Ngoài ra, học sinh đánh giá các yếu tố dễ tin, đa nghi, ít tâm sự với người khác hay bi quan ở mức độ tương đối ảnh hưởng tới trạng thái lo âu. Các yếu tố còn lại ít ảnh hưởng tới lo âu của học sinh như vui vẻ, yêu đời, lạc quan, sống hướng ngoại…
Đánh giá của cha mẹ tuy có đôi chút khác biệt với đánh giá của học sinh về ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý. Số liệu mà chúng tôi thu được như sau:
Bảng 3.4. Đánh giá của cha mẹ về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu
Đặc điểm tâm lý cá nhân Cha mẹ
% Đặc điểm tâm lý cá nhân Cha mẹ
%
Tính thất thường, dễ thay đổi
38 55,9 Quá nhạy cảm 43 63,2
Vui vẻ, yêu đời 1 1,5 Cầu toàn 8 11,8
Lạc quan 0 0 Bi quan 36 52,9
Sống hướng ngoại 3 4,4 Ít tâm sự với người khác 35 51,5
Sống nội tâm 48 70,6 Hay tâm sự với người khác 1 1,5
Tự lập 4 5,9 Mạnh dạn, tự tin 3 4,4
Phụ thuộc vào người khác 28 41,2 Kém tự tin, nhút nhát 51 70,5
Dễ tin 45 67,1 Ưa hoạt động 3 4,4
Những đặc điểm tâm lý cá nhân mà cha mẹ đánh giá cao về sự ảnh hưởng tới lo âu của học sinh như kém tự tin, nhút nhát, sống nội tâm, kém tự tin, nhút nhát, ít hoạt động và quá nhạy cảm. Trong đó, đặc điểm mà cha mẹ đánh giá cao nhất là ít hoạt động, chiếm 66,8% cha mẹ. Các đặc điểm như lạc quan, vui vẻ yêu đời, sống hướng ngoại, tự lập, cầu toàn, hay tâm sự với người khác, mạnh dạn tự tin hay ưa hoạt động ít được cha mẹ đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng tới lo âu của học sinh. Thậm chí, không có cha mẹ nào chọn yếu tố tâm lý lạc quan ảnh hưởng tới lo âu.
Khi so sánh đánh giá của học sinh và cha mẹ, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm mà cả hai khách thể nghiên cứu đều chọn có nhiều hơn các yếu tố khác. Biểu đồ sau sẽ làm rõ hơn điều này:
55.9 70.6 41.2 67.1 30.9 52.9 51.5 70.5 66.8 65.5 60.2 42.2 53.8 53.4 57.4 52.7 62.7 60.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cha mẹ Học sinh
Biểu đồ 3.5. Đánh giá của học sinh và cha mẹ về các đặc điểm tâm lý dễ dẫn đến lo âu
Ghi chú:
1. Tính thất thường, dễ thay đổi 6. Bi quan
2. Sống nội tâm 7. Ít tâm sự với người khác
3. Phụ thuộc vào người khác 8. Kém tự tin, nhút nhát
4. Dễ tin 9. Ít hoạt động
5. Đa nghi
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đánh giá của cha mẹ và học sinh có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt nhau. Những đặc điểm tâm lý: tính thất thường, dễ
thay đổi, sống nội tâm, phụ thuộc vào người khác, dễ tin, đa nghi, bi quan, ít tâm sự với người khác, kém tự tin nhút nhát, ít hoạt động đều đã được phụ huynh và học sinh chọn lọc là dễ làm các em mắc các trạng thái cảm xúc lo âu. Cả cha mẹ và học sinh đều cho rằng đặc điểm tâm lý sống nội tâm, dễ tin, kém tự tin nhút nhát và tính thất thường dễ thay đổi có ảnh hưởng nhất với tỷ lệ mỗi yếu tố đều >50%. Ở một vài yếu tố như tính thất thường dễ thay đổi, đa nghi hay bi quan thì tỷ lệ phụ huynh chọn có cao hơn so với tỷ lệ học sinh.
Như vậy, những đặc điểm tâm lý rất ảnh hưởng tới trạng thái lo âu của học sinh đó là tính thất thường dễ thay đổi, sống nội tâm, dễ tin, ít tâm sự với người khác, kém tự tin nhút nhát và ít hoạt động. Đặc điểm tương đối ảnh hưởng tới lo âu của học sinh là đặc điểm phụ thuộc vào người khác, đa nghi, bi quan. Những đặc điểm ít ảnh hưởng tới lo âu của học sinh như vui vẻ, lạc quan yêu đời, hay tâm sự với người khác, mạnh dạn tự tin.