Ảnh hưởng của việc học tập và các mối quan hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 75)

Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa ba lực lượng này trong việc giáo dục học sinh thì ai cũng hiểu. Trong nghiên cứu này có 10 yếu tố để học sinh đánh giá. Tất cả các yếu tố đều rất ảnh hưởng tới lo âu của học sinh. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau. Trong đó ảnh hưởng nhất là các yếu tố học tập, quan hệ gia đình, đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi em có ảnh hưởng nhất tới cảm xúc lo âu ở học sinh trung học cơ sở.

Càng lớn lên, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển của trẻ ngày càng lớn. Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh và việc học của các em cũng có những thay đổi căn bản. Ở các lớp dưới, trẻ học về các sự kiện và hiện tượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng đó. Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những cơ sở của khoa học, các em học tập phân môn…Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều này đòi hỏi các em phải tự giác và

độc lập cao. Vì vậy sau khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra trạng thái lo âu của học sinh trung học chúng tôi có kết quả như sau:

Theo đánh giá của học sinh, chúng tôi thu được bảng số liệu như sau

Bảng 3.8. Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu

TT Các yếu tố ảnh hưởng Các mức độ ĐTB SD Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1 Khó khăn/thất bại trong học tập 72,3 17,6 10,1 2,72 0,791

2 Áp lực học tập 75,5 18,1 6,4 2,76 0,80

3 Đặc điểm tâm lý riêng của em (nhút nhát, tự ti…)

68,3 16,0 15,7 2,68 0,719

4 Quan hệ với cha mẹ 69,9 10,9 19,2 2,7 0,766

5 Quan hệ với bạn bè 50,8 44,1 9,1 2,56 0,747

6 Quan hệ với thầy cô 52,1 23,7 14,2 2,58 0,757

7 Quan hệ với bạn bè khác giới 52,1 23,7 14,2 2,58 0,743

8 Quan hệ với người khác trong gia đình

57,5 18,3 24,2 2,54 0,701

9 Quan hệ với bạn bè cùng giới 43,9 29,7 26,4 2,56 0,707

10 Quan hệ với anh chị em 45,7 38,2 6,1 2,62 0,742

Theo đánh giá của các em, yếu tố khó khăn trong học tập (ĐTB = 2,72) và áp lực học tập (ĐTB = 2,76) có ảnh hưởng lớn nhất đến trạng thái lo âu của học sinh . Với mức ĐCB gần bằng 3, thì hai yếu tố này ở mức rất ảnh hưởng tới lo âu của các em. Đối với các em học sinh lớp 9 ở trường trung học Khánh Lợi, khi được

hỏi: “em có mong muốn thi đỗ vào trường phổ thông nào?”. Hầu hết các em có câu

trả lời là trường phổ thông Yên Khánh A bởi vì trường luôn có thành tích học tập cao ở các khối chuyên A và hàng năm có rất nhiều anh chị thi đỗ đại học. Trường lại có nhiều thành tích, điểm đầu vào luôn luôn sau trường chuyên ở Thành phố. Hơn nữa lý còn một lí do là trường ở địa điểm trung tâm, thuận tiện. Có một số em thuộc gia đình có điều kiện hơn thì mục tiêu thi đỗ là trường chuyên trên thành phố.

Như em HVN: “em quyết tâm thi đỗ trường chuyên Lương Văn Tụy, còn không phải vào lớp chọn của trường Yên Khánh A”.

Yếu tố ảnh hưởng thứ hai sau học tập là yếu tố gia đình, bản thân các em tự đánh giá cao mối quan hệ với cha mẹ (ĐTB =2,7). Đây cũng là mức ĐCB gần bằng 3, tức là ở mức rất ảnh hưởng tới lo âu của học sinh. Các yếu tố khác như quan hệ với anh chị em (ĐTB = 2,66), mối quan hệ với những người khác trong gia đình (ĐTB = 2,54, thấp hơn ĐTBC). Như vậy, gia đình có tác động mạnh mẽ lên tâm lý của học sinh trong đó quan hệ với cha mẹ là sâu sắc nhất. Ngoài ra còn phải kể đến sự tác động khả ảnh hưởng của quan hệ với anh chị em trong gia đình tới học sinh. Điều này cho thấy ở lứa tuổi các em học sinh trung học cơ sở còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, đời sống tình cảm của các em gắn liền với mối quan hệ với cha mẹ. Bởi các em ở tuổi này thường coi cha mẹ là mẫu hình lý tưởng để noi theo hoặc các em sẽ đánh giá tiêu cực thần tượng theo cách cực đoan, cứng nhắc. Hơn nữa ở lứa tuổi “bất trị” cha mẹ và thiếu niên thường hay có những quan điểm, cách đánh giá nhìn nhận trái chiều. Do thiếu niên chưa có nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Điều này làm các em trở nên lo lắng, có những trạng thái cảm xúc tiêu cực.

Quan hệ với bạn bè khác giới cũng ảnh hưởng tới lo âu của học sinh (ĐTB=2,56), trong đó có mối quan hệ với bạn bè cùng giới (ĐTB = 2,56) và quan hệ với bạn bè khác giới (ĐTB = 2,58). Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng các em học sinh trưởng thành trước tuổi hay nói một cách khác, tuổi trưởng thành của các em đang dần nhỏ lại. Chính vì vậy cần đánh giá cao mối quan hệ bạn bè khác giới của các em. Từ mối quan hệ bạn bè khác giới, có những “đôi bạn cùng tiến” sau này trở thành đôi lứa, họ luôn động viên nhau học hành tiến bộ và có cùng chí hướng xây dựng tương lai. Ngược lại cũng có những chuyện tình cảm “trẻ con” đó làm ảnh hưởng đến chuyện học hành của các em. Nó khiến việc học trở nên bê trễ, chán nản, có khi ảnh hưởng đến tính mạng. Tình cảm tuổi học trò cũng manh nha xuất hiện ở tuổi này, các em gọi nôm na là “tình yêu” hay chỉ là thích. Tình cảm đó cũng ảnh hưởng tới đời sống và kết quả của các em.

Quan hệ giữa giáo viên và học sinh THCS cũng khác trước. Các em được học với nhiều giáo viên và mỗi thầy cô lại có cách dạy, yêu cầu khác nhau với học sinh, trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan hệ giữa giáo viên

và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em, nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em tích lũy dần kinh nghiệm về tính tự giác và hiểu người khác. Yếu tố được các em đánh giá thấp hơn ĐTBC là mối quan hệ với giáo viên (ĐTB=2,58). Ở lứa tuổi này, các em thường có sự đánh giá bản thân cao hơn thực tế, nên không tránh khỏi những hẫng hụt, lo lắng từ quan hệ với thầy cô. Ví dụ như việc thầy cô cho điểm các em, có tới 71,5% các em cho rằng thầy cô cho điểm thấp hơn sự mong đợi của các em. Thực chất của vấn đề ngoài xuất phát từ việc các em không thỏa mãn với điểm số mà mình đạt được. Các em luôn mong muốn mình được điểm cao trong khi đó bản thân các em ít nhiều chưa nhìn nhận đúng bản chất của việc cho điểm.

Như vậy, theo đánh giá của học sinh tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới trạng thái lo âu của học sinh, nhưng yếu tố ảnh hưởng nhất là khó khăn thất bại trong học tập, áp lực học tập và quan hệ với cha mẹ. Bên cạnh đó là yếu tố đặc điểm tâm lý riêng của em và quan hệ với anh chị em. Các yếu tố còn lại rất ảnh hưởng

nhưng mức độ thấp hơn.

Đánh giá của cha mẹ: Theo đánh giá của cha mẹ có một số điểm giống cũng

như khác với đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng, điều này thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.9. Đánh giá của cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu

TT Các yếu tố ảnh hưởng Các mức độ ĐTB SD Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1 Khó khăn/thất bại trong học tập 89,7 5,8 4,5 2,90 0,819

2 Áp lực học tập 95,6 4,4 0 2,96 0,89

3 Đặc điểm tâm lý riêng của em (nhút

nhát, tự ti…) 73,5 20,4 6,1 2,74

0,721

4 Quan hệ với cha mẹ 64,7 31,9 3,4 2,56 0,584

5 Quan hệ với bạn bè 61,8 28,5 9,7 2,62 0,692

6 Quan hệ với thầy cô 61,8 28,5 9,7 2,62 0,692

8 Quan hệ với người khác trong gia đình 41,2 46,9 11,9 2,41 0,408

9 Quan hệ với bạn bè cùng giới 68,1 28,5 9,7 2,62 0,672

10 Quan hệ với anh chị em 61,8 35,6 2,6 2,62 0,672

Cha mẹ cũng đánh giá áp lực học tập, khó khăn thất bại trong học tập ảnh hưởng nhất tới lo âu của học sinh. Với mức ĐTB gần 3,0 hai yếu tố này rất ảnh tới trạng thái cảm xúc của học sinh. Như vậy, cùng với sự phát triển chung của xã hội đời sống kinh tế của mỗi gia đình cũng được nâng lên, hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học hành của con cái. Họ dành hầu như trọn thời gian để cho con em mình học tập, nhất là đối với trẻ em thành thị. Xuất phát từ điều đó mà các bậc phụ huynh luôn tìm cho con cái mình chỗ học tập tốt nhất, từ việc học chính khóa cho tới học thêm. Đối với học sinh cuối cấp thì càng được coi trọng hơn. Khi được hỏi về lịch học của một học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Thịnh Quang Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau: Buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ 30 phút tới 5 giờ chiều là thời gian học chính khóa, học thêm buổi tối các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật. Có khi học buổi tối đến 21 giờ.

Dưới cách đánh giá và nhìn nhận của cha mẹ, có một số yếu tố được xếp ngang hàng nhau về mức độ ảnh hưởng tới lo âu của học sinh với ĐTB là 2,62. Các yếu tố đó là quan hệ với bạn bè, thầy cô, bạn bè cùng giới, và quan hệ với anh chị em. ĐTB cũng phản ánh mức độ rất ảnh hưởng từ phía các mối quan hệ trên với lo âu của học sinh. Riêng yếu tố quan hệ với người khác trong gia đình có ĐTB= 2,41 thấp hơn ĐTBC.

Như vậy, ngoài điểm chung với học sinh khi cha mẹ đánh giá yếu tố khó khăn thất bại trong học tập và áp lực học tập có ảnh hưởng nhất tới cảm xúc lo âu của các em. Những yếu tố tương đối ảnh hưởng mà cha mẹ đánh giá đó là quan hệ với bạn bè, thầy cô, bạn bè cùng giới và anh chị em. Một số yếu tố quan hệ với người khác trong gia đình, quan hệ với bạn bè khác giới chưa được cha mẹ đánh giá cao. Chúng tôi cho rằng, gia đình được thừa nhận là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của học sinh. Tuy vậy, cha mẹ chưa có cách ứng xử tích cực khi con em mình có biểu hiện lo âu. Bởi các yếu tố đạt ĐTB cao nhất trong các

cách ứng xử của cha mẹ đó là không làm gì cả vì đó là biểu hiện bình thường của lứa tuổi này, đi cúng bái xem bói hoặc không làm gì. Một thực tế nữa cho thấy, mặc dù có nhiều phụ huynh kêu ca phàn nàn về chương trình học của con quá tải nhưng họ lại khuyến khích con cái đi học mọi lúc mọi nơi. Nhiều các bậc cha mẹ thường chỉ trích nền giáo dục bất cập, tràn lan dạy thêm học thêm…nhưng quên mất rằng mình đang góp sức đẩy con cái đến chỗ quá tải trong học tập. Chưa kể một tác động nguy hiểm cho lứa tuổi các em là bị la mắng vì điểm thấp hay xếp thứ hạng trong lớp thua bạn bè. Nguy hiểm nhất vẫn là tình trạng không phụ huynh nào muốn thừa nhận chính tác nhân của giáo dục gia đình là nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý thậm chí dẫn đến vấn đề thần kinh của trẻ.

Đánh giá của giáo viên

Ngoài đánh giá của học sinh và cha mẹ, chúng tôi đưa ra kết quả đánh giá

của giáo viên như sau:

Bảng 3.10. Đánh giá của giáo viên về yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng lo âu

TT Các yếu tố ảnh hưởng Các mức độ ĐTB SD Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1 Khó khăn/thất bại trong học tập 89,7 7,3 3,0 2,76 0,684

2 Áp lực học tập 95,6 4,4 0,0 2,84 0,798

3 Đặc điểm tâm lý riêng của em (nhút nhát, tự ti…)

73,5 25,2 1,3 2,68 0,680

4 Quan hệ với cha mẹ 64,7 29,0 6,3 2,84 0,798

5 Quan hệ với bạn bè 98,5 1,2 0,3 2,92 0,892

6 Quan hệ với thầy cô 61,8 37,1 1,1 2,79 0,797

7 Quan hệ với bạn bè khác giới 58,5 39,2 3,0 2,79 0,797

8 Quan hệ với người khác trong gia đình

41,2 46,2 12,6 2,34 0,584

9 Quan hệ với bạn bè cùng giới 61,8 37,1 1,1 2,66 0,713

Theo ý kiến của các thầy cô, tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng tới lo âu của học sinh. Tuy vậy, thầy cô đánh giá cao nhất là yếu tố quan hệ với bạn bè (ĐTB = 2,92). Ngoài ra, hai yếu tố mà ĐTB bằng nhau và cũng ở mức cao (ĐTB=2,84) là áp lực học tập và quan hệ với cha mẹ. Ở các mức độ ảnh hưởng thấp hơn là khó khăn, thất bại trong học tập (ĐTB=2,76). Ngoài ra, thầy cô cũng cho rằng các yếu tố khác như quan hệ với bạn bè cùng giới (ĐTB=2,66) và quan hệ với anh chị em (ĐTB=2,53) và mối quan hệ với người khác trong gia đình (ĐTB=2,34) có ảnh hưởng tới lo âu của học sinh.

Như vậy, ở mức độ rất ảnh hưởng giáo viên đánh giá cao nhất là các yếu tố như áp lực học tập, quan hệ với cha mẹ và quan hệ với bạn bè. Ngoài ra, khó khăn trong học tập, quan hệ với thầy cô và bạn bè khác giới cũng được giáo viên đánh giá rất cao. Ở mức độ ảnh hưởng thấp hơn là đặc điểm tâm lý của mỗi em và quan hệ với bạn bè cùng giới. Quan hệ với những người khác trong gia đình và quan hệ với anh chị em được các thầy cô đánh giá ở mức ảnh hưởng thấp nhất tới lo âu của học sinh.

So sánh cách đánh giá của học sinh, cha mẹ, giáo viên

Như vậy, mỗi khách thể có những đánh giá khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu của học sinh. Để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt này, chúng ta có thể dễ dàng quan sát ở bảng sau:

Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng lo âu của học sinh trung học cơ sở (ĐTB) TT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB Học Sinh Cha mẹ Giáo viên

1 Khó khăn/thất bại trong học tập 2,72 2,90 2,76

2 Áp lực học tập 2,76 2,96 2,84

3 Đặc điểm tâm lý riêng của em (nhút nhát, tự ti…) 2,68 2,74 2,68

4 Quan hệ với cha mẹ 2,7 2,56 2,84

5 Quan hệ với bạn bè 2,56 2,62 2,92

7 Quan hệ với bạn bè khác giới 2,58 2,59 2,79

8 Quan hệ với người khác trong gia đình 2,54 2,41 2,34

9 Quan hệ với bạn bè cùng giới 2,56 2,62 2,66

10 Quan hệ với anh chị em 2,62 2,62 2,53

11 ĐTBC 2,63 2,66 2,71

Học sinh và cha mẹ đồng quan điểm khi đánh giá áp lực học tập, khó khăn thất bại trong học tập là yếu tố ảnh hưởng nhất tới trạng thái cảm xúc của học sinh. Trong khi đó giáo viên đánh giá yếu tố quan hệ với cha mẹ cao nhất. Trong mối quan hệ với cha mẹ, phụ huynh còn đánh giá thấp hơn so với nhiều yếu tố khác. Như vậy, cách đánh giá về quan hệ gia đình (quan hệ với cha mẹ, quan hệ với anh chị em, quan hệ với những người khác trong gia đình) của học sinh và giáo viên có sự giống nhau và khác so với đánh giá của cha mẹ. Cha mẹ cần có sự đánh giá mối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)