Theo cách phân chia 3 loại ứng phó (ứng phó tập trung vào nhận thức, hành vi, cảm xúc) chúng tôi sẽ phân tích từng cách ứng phó. Thứ nhất là thực trạng ứng phó tập trung vào nhận thức của học sinh với bảng số liệu sau:
Bảng 3.15.Ứng phó tập trung vào nhận thức (ĐTB)
TT Cách ứng phó ĐTB SD KV1 KV2
1 ĐTBC 2,64 2,49 2,42
2 Chấp nhận vấn đề mình đang có 3,08 1,37 3,1 3,06
3 Nghi ngờ vấn đề mình đang có 2,49 1,24 2,46 2,51
4 Coi như mình không có vấn đề gì 2,23 1,35 2,22 2,24
5 Nghĩ rằng mọi vấn đề sẽ qua 3,18 1,36 3,15 3,22
6 Nghĩ rằng do hoàn cảnh khách quan gây ra 2,1 1,52 2,15 2,06 7 Nghĩ rằng bản thân mình đáng phải chịu những
cảm xúc tiêu cực như vậy
2,12 1,27 2,21 2,03
8 Coi vấn đề của mình chỉ là tạm thời 2,38 1,29 2,26 2,50
9 Cảm thấy có lỗi về tình trạng cảm xúc của mình 2,62 1,33 2,56 2,59 10 Nghĩ rằng ai cũng có thể mắc những cảm xúc tiêu
cực này nên đây là hiện tượng bình thường
2,55 1,29 2,66 2,44
11 Thay đổi nhận thức của bản thân về nguyên nhân gây cảm xúc khó chịu
2,88 1,27 3.04 2,71
12 Coi đó là cái “nghiệp”, là tội lỗi mà mình phải trả 1,56 0,96 1,66 1,45
13 Coi đây là bệnh không thể chữa khỏi 1,57 1,03 1,74 1,4
14 Cố gắng thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực.
3,29 1,35 3,26 3,33
Học sinh khá thường xuyên sử dụng cách ứng phó tập trung vào nhận thức. Cụ thể các yếu tố như sau: Với cách ứng phó tập trung vào nhận thức học sinh có xu hướng cố gắng để thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực (ĐTB = 3,29), nghĩ rằng mọi chuyện sẽ qua (ĐTB = 3,18), chấp nhận vấn đề mình đang có (ĐTB = 3,08) hoặc thay đổi nhận thức của bản thân về nguyên nhân gây cảm xúc khó chịu (ĐTB = 2,88). Học sinh cũng khá thường xuyên nghĩ rằng ai cũng có thể mắc những cảm xúc tiêu cực này nên đây là hiện tượng bình thường (ĐTB = 2,55), cảm thấy có lỗi về tình trạng cảm xúc của
mình (ĐTB = 2,62), nghi ngờ về vấn đề mình đang có (ĐTB = 2,49). Các cách ứng phó của học sinh mà ĐTB thấp hơn ĐTB chung là coi đây là bệnh không chữa khỏi, coi đó là cái “nghiệp”, tội lỗi mình phải trả, nghĩ rằng bản thân mình đáng phải chịu những cảm xúc tiêu cực như vậy, coi vấn đề của mình chỉ là tạm thời, nghĩ rằng bảdo hoàn cảnh khách quan gây ra, coi như mình không có vấn đề gì.
So sánh ở cả hai khu vực, các cách ứng phó học sinh thường xuyên thực hiện ở cả hai địa bàn nghiên cứu đều có sự tương đồng với nhau và giống với thực trạng chung. Ở cả hai trường, các cách ứng phó cố gắng để thay đổi cách nhìn của mình về thế giới xung quanh để không mắc các cảm xúc tiêu cực, nghĩ rằng mọi chuyện sẽ qua, chấp nhận vấn đề mình đang có và thay đổi nhận thức của bản thân về nguyên nhân gây cảm xúc khó chịu đều có ĐTB cao nhất. Tuy nhiên ở yếu tố thay đổi nhận thức của bản thân về nguyên nhân gây nên cảm xúc khó chịu thì ở trường THSC Thịnh Quang có ĐTB = 3,04 cao hơn ĐTBC = 2,88 và ĐTB = 2,71 ở trường THCS Khánh Lợi. Các yếu tố còn lại ở mức độ tương đối thường xuyên và không bao giờ ứng phó khi so sánh ở hai trường đề có đặc điểm chung giống thực trạng chung và ĐTB đều tương đương nhau.
Thứ hai là cách ứng phó tập trung vào hành vi
Bảng 3.16. Ứng phó tập trung vào hành vi
TT Cách ứng xử ĐTB SD KV1 KV2
1 ĐTBC 2,43 2,54 2,38
2 Tìm hiểu những biểu hiện của mình qua sách báo, mạng.
2,27 1,18 2,27 2,27
3 Tìm hiểu thông tin về những biểu hiện của mình qua bạn bè
2,55 1,20 2,60 2,49
4 Tìm hiểu thông tin về những biểu hiện của mình qua thầy/cô giáo
2,16 1.38 2,29 2,04
5 Tìm hiểu những biểu hiện của mình qua người thân
3,1 1,95 3,06 3,15
6 Chia sẻ vấn đề của mình với cha mẹ 3,34 1,33 3,2 3,48
7 Chia sẻ với những người thân khác trong gia đình 2,28 1,25 2,84 2,92
8 Chia sẻ với bạn bè 3,4 1,17 3.51 3,28
của mình
10 Gọi điện tới các đường dây tư vấn tâm lý 1,22 0,69 1,21 1,23
11 Gặp chuyên gia tâm lý 1,22 0,68 1,30 1,15
12 Chia sẻ với bạn thân cùng giới 3,21 1,46 3,24 3,19
13 Chia sẻ với bạn thân khác giới 1,76 1,15 1,84 1,68
14 Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm
3,41 1,33 3,76 3,06
15 Tham gia các hoạt động từ thiện 2,81 1,38 3,02 2,36
16 Đi chùa, đi nhà thờ cầu nguyện 2,33 1,29 2,50 2,15
17 Đi cúng bái, xem bói 1,3 0,77 1,32 1,27
18 Không làm gì cả. 1,79 1,22 2,00 1,58
Trong cách ứng phó tập trung vào hành vi, học sinh của cả hai trường đều rất thường xuyên tìm hiểu biểu hiện của mình qua người thân (ĐTB = 3,1), chia sẻ vấn đề của mình với cha mẹ (ĐTB = 3,34), chia sẻ với bạn bè (ĐTB = 3,4), tìm hiểu kinh nghiệm về cách giải quyết vấn đề của mình (ĐTB = 3,19), chia sẻ với bạn thân cùng giới (ĐTB = 3,21), tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí (ĐTB = 3,41). Ngoài những đặc điểm chung của hai trường, mỗi trường cũng có những khác biệt, học sinh THCS Thịnh Quang (ĐTB = 3,02) có xu hướng tham gia từ thiện nhiều hơn trường THCS Khánh Lợi (ĐTB = 2,36). Nguyên nhân do, điều kiện kinh tế ở hai vùng là hoàn toàn khác biệt. Hơn nữa, hoạt động từ thiện ở hai trường cũng có điểm giống và khác biệt nhau. Ví dụ cả hai trường đều có nhiều hoạt động từ thiện ủng hộ đồng bào lũ lụt tuy trường THCS Thịnh Quang thường xuyên thực hiện hoạt động này hơn. Ở trường THCS Khánh Lợi, các em còn có nhiều hoạt động thiết thực hơn như dọn dẹp đường làng ngõ xóm, dọn vệ sinh khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, hay giúp đỡ người già neo đơn.
Các cách ứng phó mà học sinh thỉnh thoảng thực hiện như: tìm hiểu thông tin qua sách báo hay bạn bè, thầy cô và chia sẻ với những người thân khác trong gia đình. Đặc biệt, rất ít các em chia sẻ với bạn thân khác giới (ĐTB = 1,76), không làm gì cả (ĐTB = 1,79). Cho thấy ở lứa tuổi các em chưa có nhiều sự phát triển quan hệ bạn bè khác giới khi mà hoạt động chủ yếu của các em là học tập. Chính vì vậy, các em có xu hướng chia sẻ với bạn thân cùng giới hơn là khác giới. Hầu như các em
không bao giờ đi cúng bái xem bói (ĐTB = 1,3), việc gặp gỡ chuyên gia tư vấn tâm lý hay gọi điện tới các đường dây tư vấn tâm lý ở học sinh còn chưa nhiều, đạt điểm trung bình thấp nhất (ĐTB = 1,22 ở cả hai cách ứng phó). Như vậy, vấn đề tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp của các em còn yếu và hầu hết các em chưa hiểu nhiều về lợi ích của loại hình dịch vụ này.
Thứ ba là cách ứng phó tập trung vào cảm xúc
Bảng 3.17. Ứng phó tập trung vào cảm xúc
TT Cách ứng phó ĐTB SD KV1 KV2
1 Tự theo dõi cảm xúc bên trong 2,96 1,48 2,53 2,48
2 Ghi nhật ký về cảm xúc để nhận ra sự thay đổi 2,15 1,45 2,17 2,13
3 Bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài 2,51 1,26 2,53 2,48
4 Tìm đến người có thể làm chỗ dựa tinh thần cho mình
2,83 1,45 2,81 2,85
5 ĐTBC 2,61 2,48
Với cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, học sinh cả hai trường thường xuyên tự theo dõi cảm xúc của mình (ĐTB = 2,95) hơn là tìm đến người có thể làm chỗ dựa tinh thần cho mình (ĐTB = 2,83). Mặc dù cả hai cách ứng phó này đều có ĐTB cao nhất. Ngoài ra các em khá thường xuyên bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài (ĐTB = 2,51) hay ít thường xuyên hơn là ghi nhật kí về cảm xúc để nhận ra sự thay đổi (ĐTB = 2,15).
Học sinh của cả hai trường đều có cùng xu hướng ứng phó với lo âu. Các cách ứng phó với lo âu trên mức ĐTB chung của mỗi khu vực đều có điểm gần tương đương nhau. Học sinh của cả hai khu vực đều có xu hướng cho rằng, mọi việc rồi sẽ qua, hay nghĩ rằng ai cũng có thể mắc những cảm xúc tiêu cực này. Không có nhiều sự khác biệt trong xu hướng ứng phó với lo âu của học sinh hai trường được nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn phải kể đến một số khác biệt đó là: Học sinh khu vực nông thôn thường tìm hiểu thông tin qua người thân đặc biệt là cha mẹ hơn so với khu vực thành phố. Trong khi đó học sinh trường Thịnh Quang thường tìm hiểu qua các thông tin đại chúng như báo, mạng internet, hay bạn bè, thầy cô
hơn so với trường Khánh Lợi. Ứng phó với lo âu bằng cách tự theo dõi cảm xúc bên trong, thay đổi nhận thức của bản thân về nguyên nhân gây cảm xúc khó chịu, tham gia vào các hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí, tham gia hoạt động từ thiện thì học sinh khu vực thành thị thường xuyên thực hiện hơn so với các bạn cùng lứa tuổi ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực thành thị chiếm ưu thế hơn so với nông thôn.
Như vậy, khi phân chia thành 3 cách ứng phó (tâp trung vào nhận thức, cảm xúc và hành vi) thì học sinh của cả hai trường được nghiên cứu có xu hướng ứng phó tập trung vào cảm xúc nhiều hơn. Mặc dù các em rất thường xuyên ứng phó như một số yếu tố của hai cách ứng phó còn lại, đặc biệt là một số yếu tố của cách ứng phó hành vi như: tìm hiểu biểu hiện qua người thân, bạn bè chủ yếu là bạn thân cùng giới và cha mẹ; các em còn tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí rất thường xuyên.
Theo cách phân chia ứng phó tích cực, ứng phó không tích cực và ứng phó trung tính. Học sinh của cả hai trường đều có xu hướng ứng phó với lo âu theo cách tích cực (ĐTB = 2,81). Các em ứng phó với lo âu theo cách ứng phó không tích cực (ĐTB = 2,4) và ứng phó trung tính (ĐTB = 2,09) ở mức độ thỉnh thoảng. Khi so sánh ở hai khu vực nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Học sinh ở cả hai trường đều có xu hướng và mức độ ứng phó như thực trạng chung mà chúng tôi vừa phân tích. Ngoài ra, hai trường có một số điểm khác biệt. Học sinh trường THCS Thịnh Quang (ĐTB = 2,09) ít thường xuyên ứng phó không tích cực như học sinh trường THCS Khánh Lợi (ĐTB = 2,21). Tuy nhiên ở cách ứng phó trung tính, học sinh trường THCS Thịnh Quang (ĐTB = 2,38) thường xuyên sử dụng hơn trường THCS Khánh Lợi (ĐTB = 2,21).
Như vậy, cách ứng phó của các em học sinh rất đa dạng và ít nhiều đều có ở mọi hình thức. Tuy vậy, sự thường xuyên sử dụng các loại ứng phó là khác nhau. Hơn nữa, sự khác biệt trong xu hướng ứng phó của các em ở hai trường còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các em học sinh kể cả khu vực thành thị còn tiếp cận yếu
với dịch vụ tư vấn tâm lý nhằm trợ giúp các em khi có cảm xúc lo âu. Nhìn chung, các em học sinh đều ứng phó với lo âu theo xu hướng tích cực.