Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 54)

Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê toán học giành cho khoa học xã hội phiên bản 13.0. Các phép thống kê được sử dụng là: tính trung bình, tần suất, tương quan, lọc đối tượng, đếm, tạo biến mới, so sánh giá trị trung bình. Cụ thể cách xử lí số liệu từng bảng hỏi như sau:

Với bảng hỏi dành cho học sinh, câu 1 chúng tôi tạo biến mới, tìm ra số học sinh có lo âu cao hơn bình thường, lo âu bình thường và không có lo âu.

Tương tự, chúng tôi tạo biến mới theo các yếu tố của lo âu học đường, biến ứng phó, ứng phó tích cực, ứng phó không tích cực, ứng phó trung tính, ứng phó tập trung vào nhận thức, ứng phó tập trung vào cảm xúc, ứng phó tập trung vào hành vi. Tính ĐTB cho các câu: câu 2, 4, 11 phiếu dành cho học sinh và câu 3 phiếu dành cho phụ huynh, câu 3 phiếu dành cho giáo viên.

Tính tần suất các câu 3, 4, 5, 6 trong phiếu hỏi dành cho học sinh; câu 1, 4, 5, 6 ở phiếu hỏi dành cho phụ huynh; câu 1, 4, 6 phiếu hỏi dành cho giáo viên. Ngoài ra, chúng tôi tính tuần suất cho các biến lo âu học đường, các yếu tố của lo âu học đường ở từng khu vực nghiên cứu.

Sử dụng phép tương quan chéo giữa các biến sau: giữa biến lo âu học đường với giới tính, khối lớp, địa bàn nghiên cứu, sở thích, cách ứng phó; giữa biến các mức độ lo âu với cách ứng phó tích cực và tiêu cực.

Sử dụng một số phép toán thống kê như: đếm số học sinh ở từng lớp, khối lớp, khu vực, câu 11 phiếu hỏi dành cho học sinh; phép lọc đối tượng trong câu 1 của phiếu hỏi dành cho học sinh; chọn nhóm các đối tượng (nam, nữ, khu vực…) sử dụng các biểu thức điều kiện. Luận văn cũng kiểm tra độ tin cậy cronbach’s alpha trong câu hỏi 1 của bảng hỏi dành cho học sinh.

Tiểu kết

Như vậy, luận văn đã đưa ra thông tin cơ bản về hai địa bàn nghiên cứu. Đó là trường THCS Thịnh Quang, Hà Nội và trường THCS Khánh Lợi, Ninh Bình. Đây là hai trường có sự khác biệt nhau về vị trí địa lí và đặc biệt là điều kiện phát triển. Trường THCS Thịnh Quang có nhiều điểm thuận lợi hơn trường THCS Khánh Lợi. Bởi nó nằm ở khu vực thành thị, có kinh tế phát triển mạnh tạo điều kiện tốt hơn cho giáo giục, các dịch vụ tinh thần phát triển. Ở cả hai trường chúng tôi thu được 249 phiếu học sinh, 58 phiếu giành cho cha mẹ và 38 phiếu dành cho giáo viên hợp lệ. Trong nghiên cứu chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thang lo âu học đường của tác giả Phillips, điều tra bảng hỏi, nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lí số liệu. Chúng tôi hi vọng điều này sẽ tăng cường việc hỗ trợ lẫn nhau của các phương pháp nhằm đạt được thông tin một cách chính xác với độ tin cậy cao. Các thông tin thu được đã qua quá trình xử lí và phân tích bằng các kĩ thuật đa dạng (phân tích định tính, phân tích định lượng). Và chúng được xem xét ở nhiều góc độ nhằm cố gắng đem lại những kết quả có giá trị về mặt khoa học, thực tiễn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)