Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, giàu hàm ẩn

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 95)

8. Cấu trúc của luận văn

4.1.2. Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, giàu hàm ẩn

Ngôn từ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thật, gần với đời sống hàng ngày. Đó là ngôn ngữ của đủ mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội : có khi là thứ ngôn ngữ vỉa hè “…cứ ỡm ờ mãi, mẹ kiếp”, có khi lại là những định nghĩa rất Âu hóa: “Typn là tôi yêu phụ nữ, “hở đến nách, đến vú là Ngây Thơ, Minh + Văn = Văn Minh,…”,... [44], có khi là những câu than, lời nói vô cùng gần gũi với đời sống hàng ngày: “Giời ơi! Ông đốc Ngôn! Thế thì tôi chết! Tôi phải chết” [44, tr. 222], “Gớm! Vợ chồng nhà anh độ này nhiều cái văn minh quá!” [44, tr. 136] trong Số đỏ,

cũng có khi là khẩu ngữ nhuốm màu thị thành của những me Tây đã già đời trong nghề : “Việc gì mà sợ? Có đánh chết cái ba vạn? Bọn họ toàn một thứ tính mềm nắn rắn buông mà thôi. Trừ phi bắt được quả tang ngủ với giai hãy chịu, chứ đường đường chính chính ra, mình phải mà họ trái, thì... chửi thì chửi trả, đánh cũng đánh trả. Các cô có biết gái này thế nào không? Đã có lần bị đấm một cái mà tát lại được ba cái đấy. Giơ dao lên dọa, gái này cũng tốc phăng ngay cái coóc xê lên. Anh nào cũng phải gờm!” [44, tr. 78 - 79]

Trong văn học Việt Nam, không chỉ riêng Vũ Trọng Phụng mới dùng khẩu ngữ mà những nhà văn lớn như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...cũng đều quen dùng khẩu ngữ, lớp ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Nhưng, với Vũ Trọng Phụng có lẽ việc sử dụng khẩu ngữ là thành thục hơn cả. Trong văn của ông, có đầy đủ khẩu ngữ của mọi lớp người mà ông mô tả, từ những tên lính cơ, lính lệ, những người sống ở vỉa hè cho đến những me Tây, gái điếm...Đây là khẩu ngữ của một me Tây khi nói về bà Cẩm: “Bà ấy là bà Cẩm , nghĩa là hồi ở chùa Thông đã lấy một ông Cẩm. Con cái chả có, nay trở về gia đình đành phải làm cái nghề bà Nguyệt rồi lấy hoa hồng để hộ thân. Nghĩa là cũng như bà Hai Yểng bên này. Song bị khốn đốn hơn bà Hai

căn cố đế bên này, cửa hàng cát cút (Casse croute) đắt, cửa hàng xe đạp chạy, mà chỉ bao số chị em bị chạy làng cũng đến lệch nghiệp nữa là trần

như bà ta. Đã ít xu lại cờ bạc thì tất phải chết” [45, tr. 37]. Hai me Tây khi trò chuyện với nhau lại nói thế này: “Việc gì à? Lại còn việc gì? Ăn gian nói

dối như quỷ mà không tìm cách nhớ những lời đã nói, ngộ nhầm mà râu ông

nọ cắm cằm bà kia, để nỗi tiền hậu bất nhất thì sao” [45, tr. 69]. Còn đây là

lời của bà cụ -mẹ Văn Minh: “ Mày nuôi ong tay áo, mày vẽ ra lắm trò, mày

làm hại một đời em mày, mày bôi do trát trấu vào cái thanh danh nhà tao!

Rồi còn vợ mày nữa đấy! Rồi còn nhiều chuyện hoang dâm nữa” [44, tr. 139], hay : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, phương ngôn nói thế. Mày làm con

Tuyết phải hư hỏng, mày làm xấu mặt tao, bây giờ tao xin nhờ mày.” [44, tr. 175]. Việc sử dụng các loại khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật cũng như ngôn ngữ nghề nghiệp không chỉ chứng tỏ sự am hiểu kỹ lưỡng của tác giả đối với từng đối tượng được miêu tả mà còn góp phần đắc lực trong việc cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật.

Khẩu ngữ hàng ngày không chỉ xuất hiện trong lời nhân vật mà còn có mặt trong lời của nhân vật Tôi – người kể chuyện. Chẳng hạn, đoạn nhận xét bà Kiểm Lâm, nhân vật tôi đã nói thế này: “Vậy lúc ấy, bà Kiểm có sung sướng không? Tôi không hiểu. Cái mặt thản nhiên ấy đến nỗi tôi thấy nó cứ

trơ như đá, vững như đồng. Nhất là mặt một tân gia nhân mà không thấy

biểu lộ một chút cảm tưởng nào, cứ “gan lì tướng quân” như Từ Hải lúc chết đứng thì trông đáng ghét lạ” [45, tr. 89] , hay như khi nhận xét về bà Ách Nhoáng, tác giả lại có cách kể: “Thôi thì dù sao cũng ghi được ít nhiều cảm

giác về “bà hoàng hậu, mất ngôi ấy”, xưa kia đã hét ra lửa Việt trì thì nay, theo luật thừa trừ, chỉ còn là một người đàn bà nghèo kiết, mới bõ những thời

oanh liệt thuở xưa...” [45, tr. 91]. Có thể nói, chính lớp khẩu ngữ hàng ngày dày đặc trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã làm cho lời văn của ông

thêm sinh động, có sức lôi cuốn; và nhờ thế tác phẩm có lẽ gần gũi và rất gần với đời thực!

Ở lớp ngôn ngữ đời thường, một đặc điểm dễ nhận thấy là tác giả đã chú ý sử dụng rất nhiều các lớp từ mang đậm yếu tố dân gian như các thành ngữ, tục ngữ: “lử đử lừ đừ”, “trốn chúa lộn chồng”, “giở chứng giở quẻ”, “tình ngay lý gian”, “năm cha ba mẹ”, “bắt được quả tang”, “đâm bị thóc chọc bị gạo”, “tuỳ cơ ứng biến”, “bán trời không văn tự”, “bắt được quả tang”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, “mượn chén đưa lời”... [45], “nuôi ong tay áo”, “bôi do trát trấu”, “con hư tại mẹ”, “ăn sung mặc sướng”,”kỳ phùng địch thủ”, “nổi trận lôi đình” ....[44]. Đơn cử như trong tác phẩm Số đỏ, với dung lượng là 236 trang thì tác phẩm đã sử dụng 50 thành ngữ và 15 tục ngữ; riêng Kỹ nghệ lấy Tây (75 trang) thì số lượng này là 32 thành ngữ và 2 tục ngữ. Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm Số đỏ đã thề một cách cực kì hệ trọng thế này: “Tôi mà nói đùa thì cả họ nhà tôi bị trời tru đất diệt” [44, tr. 222]; còn cụ bà nhận xét về Xuân: “...Cái thằng Xuân như thế là đồ xỏ lá, đồ ba

que, mặt chó chứ không phải mặt người nữa! Để rồi xem!” [44] .

Kỹ nghệ lấy Tây có những thành ngữ như “trao xương gửi thịt”, “lá gió cành chim”, “bắt được quả tang”, “ngồi lê đôi mách”, “cổ cày vai bừa”.... Me Tây dùng thành ngữ Pháp bồi : “Ba xí ba tú” (Par si par tout),”No, se phi ni! Văt tăng” ....Thậm chí, tác giả còn sửa đổi một vài thành tố của tục ngữ dân gian, “nhại” lại để châm biếm, mỉa mai: “Một người lấy Tây cả họ được nhờ”...[45]

Với việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ - lối văn mang tính khái quát cao, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vừa mô tả một cách sống động đối tượng, vừa làm rõ bản thể bị che lấp của nó. Tác phẩm, vì lẽ đó, mà có tác dụng gợi ra một cuộc sống rất thực rất gần với cuộc sống, y hệt như cuộc đời.

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 95)