Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác

1.2.3. Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác phẩm sân khấu phẩm sân khấu

Sân khấu từ xưa đến nay là loại hình nghệ thuật quen thuộc của mọi người. Việc xem, thưởng thức các tác phẩm sân khấu nói chung, các vở kịch nói riêng đã trở thành một “món ăn tinh thần” quen thuộc trong đời sống văn hóa của người dân. Trong vài năm trở lại đây nhiều sân khấu kịch ở TP.HCM đồng loạt đưa các tác phẩm văn học lên sân khấu. Hàng loạt các vở kịch ăn khách trên các sân khấu kịch TP.HCM hiện nay như : Cánh đồng bất tận, Nửa đời ngơ ngác, Cô gái ăn cắp, Nỏ thần… hầu hết là các tác phẩm chuyển thể từ văn học. Sự nở rộ “kịch văn học” ở các sân khấu cho thấy các nhà làm sân khấu hiện nay đã nhạy bén khi tiếp cận những giá trị văn học và những hình tượng nhân vật có “tiềm năng sân khấu” trên những trang giấy.

Không thể phủ nhận “kịch văn học” – những truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự... đã được các tác giả, đạo diễn và diễn viên sáng tạo, chăm chút thành một tác phẩm sân khấu hoàn thiện đã thực sự làm cho đời sống sân khấu càng trở nên phong phú, đa dạng với những hiệu quả tích cực -góp phần giáo dục tình cảm, suy nghĩ hướng thiện cho công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ. Từ đó cho công chúng có cái nhìn khác hơn về một nền văn học Việt Nam lành mạnh, đau đáu suy tư về thế thái nhân tình, đặc biệt là về tình yêu và những con người tiêu biểu của thời đại hôm qua, hôm nay. Trong số ấy, chúng ta phải kể đến trường hợp Vũ Trọng Phụng. Việc chuyển thể những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lên sân khấu là quá trình tất yếu, dài lâu. Bởi vì, văn của ông đầy tính kịch, đầy xung đột và có khả năng tạo nên sự bùng nổ của hàng chuỗi tiếng cười. Tất nhiên, việc chuyển tải các tác phẩm của Vũ

Trọng Phụng lên sân khấu là cả vấn đề đặt ra đối với những nhà đạo diễn, những người làm nghề. Mỗi một nhà đạo diễn, mỗi một người chuyển thể kịch bản phải tìm ra trong đó đâu là yếu tố mình cần khai thác, đâu là những ý tưởng của đạo diễn trên nền của tác phẩm Vũ Trọng Phụng để tạo nên sự cộng hưởng giữa tác giả văn học, tác giả kịch bản và đạo diễn trên sân khấu. Các tác phẩm của ông như : Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây… khi chuyển thể thành kịch bản, công diễn trên sân khấu đã nhận được sự đón nhận của khán giả. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự kết hợp này :

+ Đầu tiên, dễ nhận thấy rằng sự kết nối tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng và sân khấu là một biện pháp “ứng phó” với tình trạng khan hiếm kịch bản hay hiện nay tại sân khấu TP.HCM. Việc chuyển thể tác phẩm văn học lên sân khấu không phải là điều mới mẻ. Vào thập niên 20 - 30 của thế kỷ trước, các soạn giả sân khấu cải lương đã chuyển thể rất nhiều tác phẩm văn học của Pháp và trở thành một xu hướng rất phổ biến trong thời kì đó. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa hai xu hướng này. Trước đây, các soạn giả chủ yếu “ăn theo” văn học, vì lúc đó, tiểu thuyết Pháp rất được các cô chiêu cậu ấm ưa thích, là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ trong buổi giao thời. Còn bây giờ, văn học không phải là loại hình thời thượng được ưa thích. Việc chuyển sang kịch văn học là dấu hiệu khủng hoảng nguồn kịch bản. Trong tình hình khan hiếm kịch bản hay thì việc “dựa” vào những tác phẩm văn học nói chung là một cách làm sân khấu khôn ngoan. Bởi các tác giả đã có sẵn cái nền nhân vật và một câu chuyện kịch với những quan hệ có thể phát triển thành vở kịch diễn trên sân khấu. Nhiều ý kiến cho rằng, chính việc thiếu và yếu những kịch bản hay nên các sân khấu chọn giải pháp chuyển thể tác phẩm văn học. Tuy vậy, điều cốt lõi là làm sao để có ngày càng nhiều các tác phẩm văn học hay, thể hiện các vấn đề gai góc của xã hội lên sàn diễn.

Đây vừa là tín hiệu vui, đồng thời cũng là một thử thách với chính những nhà làm sân khấu trong thời buổi khó khăn về kịch bản hay như hiện nay.

+ Không chỉ vậy, một số đạo diễn cho biết, bản thân họ vốn thích tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chính những thông điệp nhân văn mỗi tác phẩm chuyển tải đã làm họ“mê” nên đưa sang kịch. Nhiều đạo diễn sân khấu cho rằng, đưa tác phẩm văn học lên sân khấu là một lợi thế khi tác phẩm đã được thẩm định bởi thời gian và độc giả. Nhưng cũng lại là sự trải nghiệm mạo hiểm nếu đạo diễn non nghề không chuyển tải được cái “thần” của tác phẩm, đặc biệt không làm nổi bật được nhân vật điển hình trong truyện.

Nhà biên kịch Lê Chí Trung – người chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cho biết : “Trong số mấy chục tác phẩm của tôi, tôi chỉ chọn chuyển thể ba tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Giông tố. Trước hết, tôi yêu cách nhìn đời và con người - nhân vật trong các tác phẩm của ông. Thứ hai, trong thế hệ các nhà văn thời lãng mạn, hiện thực phê phán... theo cảm nhận của riêng tôi, Vũ Trọng Phụng là người gần chúng ta nhất1. Trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước 1945, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn còn gần gũi với thời đại chúng ta. Xã hội xoay vần như... “mốt”, cứ sau một thời gian lại trở về với cái cũ. Không ít những con người Số đỏ vẫn hiện diện trong cuộc sống hiện nay. Không ít kẻ đang chạy theo những trào lưu nhố nhăng. Đề tài như cái mắc áo, trên đó, ta có thể treo chiếc áo cổ lỗ, chiếc áo hiện đại... Thử thách đối với người làm vở là làm sao để người xem tìm thấy những vấn đề hiện tại trong một cốt truyện quá khứ. Loại người như Xuân Tóc Đỏ, ông bà Văn Minh, cô Duyên, cô Ái, tú bà Ách Nhoáng... chẳng phải còn đầy rẫy trong xã hội chúng ta ngày nay? Vẫn còn đó cái thói rởm đời, “trưởng giả học làm sang”, cái nhố

1

nhăng của kẻ “thừa tiền lắm bạc”, cái lưu manh đóng vai trí thức của những Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, Nghị Hách... Nhìn lại những “siêu” nhân vật trong tác phẩm của ông, từ những năm 30 của thế kỉ trước, những nhân vật trong xã hội thời đó, từ thượng lưu trí thức Tây học đến hạ lưu dưới đáy xã hội, thấy hình như vẫn đang tồn tại một cách sống động trong thời đại hiện nay. Họ là những chân dung biếm họa đã trở thành “thành ngữ” khái quát cho những tính cách đại diện cho một lớp người trong xã hội hiện tại. Lớp người hàm chứa tất cả sự lố lăng, kệch cỡm và hài hước của một xã hội đầy nhiễu nhương. Nơi mọi thứ chuẩn mực của đạo đức truyền thống, quan hệ tôn ti trật tự bị đảo lộn bởi trào lưu Tây hóa, bởi sức mạnh đồng tiền và sự tha hóa nhân cách. Khi xây dựng những nhân vật điển hình này, do còn kiếm sống bằng nghề viết báo nên nhân vật của nhà văn họ Vũ rất đời, rất thật chứ không hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Vì thế, các nhà làm kịch càng muốn đưa những nhân vật đó lên sân khấu.

Đến với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, bao giờ độc giả, khán giả cũng tìm thấy ở đấy sự đan xen giữa hai yếu tố bi – hài lẫn lộn. Tác phẩm của nhà văn họ Vũ đem đến nhiều điều đáng suy nghĩ. Cười đấy mà nước mắt trào, thương cho thân phận con người dù ở nấc thang nào của xã hội. Cuộc đời như một sân khấu lớn, ở đó mỗi người sắm một vai và trong mắt của người đời ai cũng có cái đáng để cười, nhưng quan trọng là tùy vào thái độ quan sát của mỗi người mà thôi. Điều ấy cũng góp phần lý giải tại sao các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại được nhà biên kịch ưa thích, chọn lựa để chuyển thể sang kịch nói.

Tuy vậy, mỗi tác phẩm văn học khi đưa lên sân khấu đòi hỏi phải dựng cho được bối cảnh diễn ra câu chuyện của thời đó. Nếu chỉ tượng trưng, ước lệ thì xem ra vở kịch đã không chuyển tải hết cái “thần” của tác phẩm văn

học. Để vượt ra ngoài cái “thần” vốn có của văn học thì người đạo diễn phải biết tìm tòi sáng tạo những cái mới mà không làm mất đi cái vẻ đẹp ban đầu của tác phẩm. Cái khó mà các đạo diễn sân khấu thường gặp phải, đó là làm thế nào để một tác phẩm văn học với dung lượng khoảng mấy trăm trang giấy chỉ gói gọn chừng hai tiếng đồng hồ trên sân khấu. Chính vì vậy, cho dù kịch chuyển thể có ưu thế nội dung hấp dẫn thì vẫn rất cần bản lĩnh của đạo diễn. Đạo diễn Ái Như chia sẻ: “Một tác phẩm văn học khi đã chuyển thể sang kịch thì nó đã là sản phẩm của sân khấu. Đạo diễn phải biết chọn lọc những tình tiết đắc địa và phải sáng tạo để nó thực sự mang ngôn ngữ kịch chứ không phải minh họa cho tác phẩm văn học bằng hình thức sân khấu. Đó là lý do vì sao có vở chuyển thể thành công và có vở thì thất bại1

+ Cũng cần nói thêm rằng, trong tác phẩm của mình thì các nhân vật của Vũ Trọng Phụng thường có tính cách, sự gai góc rõ rệt. Vì vậy, khi chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu, các nhân vật của Vũ Trọng Phụng sẽ giúp diễn viên có nhiều đất diễn hơn so với tác phẩm của các nhà văn khác. Vở Số đỏ Kỹ nghệ lấy Tây nhờ thế đều có hiệu quả khán giả tốt. Chúng tạo nên những vai diễn gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả như: Xuân Tóc Đỏ (Đức Hải), bà Phó Đoan (Hồng Vân), vợ chồng Văn Minh (Cát Phượng – Minh Hoàng), cậu Phước “em chã” (Minh Béo), Duyên (Thúy Nga), Suzanne (Lan Phương), Kiểm Lâm (Trịnh Kim Chi)...

+ Bên cạnh đó, việc chuyển thể các tác phẩm văn học nói chung, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói riêng đã mở ra một hướng đi mới cho việc dạy – học Ngữ văn. Nhiều năm qua, đội ngũ thầy cô giáo dạy văn đã sử dụng hình thức biểu diễn với mong muốn truyền đến học sinh sự cảm thụ tác phẩm thông qua những hoạt cảnh. Hình thức này ít nhiều có hiệu quả và làm cho

1

người thầy hài lòng. Tuy nhiên, để thực hiện được, người thầy phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc cho kịch bản và trang phục. Hầu hết thầy cô giáo dạy văn đều mong muốn được thường xuyên dạy văn qua sân khấu hóa nhằm hạn chế việc học sinh ít mặn mà với bộ môn văn; do đặc thù của bộ môn này nặng về tư duy và cảm thụ. Từ lâu nay, giáo viên rất khó để truyền đạt cho các em học sinh hết cái hay cái đẹp ẩn chứa trong từng tác phẩm văn chương, nếu các em không trực tiếp đọc, cảm nhận và đối chiếu với thực tế cuộc sống. Khán giả trẻ bây giờ lười đọc sách. Họ có quá nhiều thú vui như chat, như lướt web, xem truyền hình công nghệ cao, đến rạp xem phim 3D… Nhiều khán giả trẻ chẳng còn nhớ đến những tác phẩm văn học nổi tiếng - vốn là niềm tự hào của văn học Việt Nam.

Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị nhưng giữa sự bùng nổ của vô số các hình thức giải trí như hiện nay thì những tác phẩm dày đặc chữ, kéo dài mấy mươi chương không còn là sự lựa chọn của lớp trẻ. Điều đó tạo ra trở ngại vô cùng lớn, góp phần hình thành nên thực trạng “sợ” đọc văn, “sợ” học văn ở học sinh hiện nay. Bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học hoàn toàn xa lạ với các em. Chính điều đó đã làm mất đi giá trị sâu sắc của tác phẩm văn học mà chỉ được đặt trong bối cảnh lịch sử nó ra đời mới thấy trọn vẹn. Và trong một tiết học, nếu học sinh cứ nghe mãi những lời giảng như mọi lần và không có gì mới dễ dẫn đến sự nhàm chán. Nhằm khắc phục và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn văn học, các tác phẩm sân khấu được chuyển thể từ tác phẩm văn học đã được ra đời. Mục đích của việc này là nhằm giúp học sinh đến gần hơn với bộ môn văn. Đây là một trong những lối dẫn học sinh đến với văn học bằng sự yêu thích. Sân khấu hóa sẽ giúp học sinh hình tượng cụ thể hơn tác phẩm đã học. Thông qua hình thức sân khấu hóa, những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sẽ được lưu truyền, để từ đó đưa văn học đến gần với công chúng hơn. Đã có

một sự thay đổi lớn trong cảm nhận của độc giả khi đi từ ngôn ngữ văn chương sang ngôn ngữ sân khấu trong việc tiếp cận một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Những nhà làm sân khấu với việc lần lượt đưa lên sàn diễn những tác phẩm văn học nổi tiếng, hy vọng, khi tác phẩm sân khấu thành công, nhiều khán giả sẽ nhớ mãi, hoặc sẽ tìm đọc lại những tác phẩm văn học nổi tiếng này . Quả thực, đó là một lối đi hoàn toàn mới, một luồng gió mới đã làm thay đổi tư duy văn học của một bộ phận không nhỏ thế hệ bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất nhiên, việc chuyển thể kịch bản vẫn phải toát được cái “hồn” trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

Tiểu kết:

Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, văn học là loại hình nghệ thuật ra đời sớm và là nghệ thuật làm cơ sở, nền tảng cho các ngành nghệ thuật khác kế thừa, trong đó có sân khấu. Nghệ thuật văn học và sân khấu có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Cả văn học và sân khấu cùng là nghệ thuật nên có cùng ý thức thẩm mĩ nghệ thuật, cùng có đặc tính, chức năng chung và đều chịu sự tác động, chi phối của đời sống xã hội. Chúng cùng phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật, cùng hướng đến những giá trị nhân văn, mang tính Chân – Thiện – Mĩ của cuộc sống.

Mặc dù vậy, vì là hai loại hình nghệ thuật độc lập nên văn học và sân khấu cũng có những khác biệt cơ bản. Nếu văn học xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua chất liệu phi vật thể - ngôn từ, thì ngôn ngữ của sân khấu lại là ngôn ngữ mang tính vật thể. Đó là những gì mà ta có thể xem thấy, nghe được. Câu chuyện trong tác phẩm văn học hiện hữu trên sân khấu thông qua hành động, ngôn ngữ, diễn xuất... của diễn viên. Mặt khác, tác phẩm văn học vốn dĩ là kết quả của quá trình lao động , sáng tạo của cá nhân nhà văn. Còn vở diễn trên sân khấu lại là quá trình lao động miệt mài của cả một tập thể tác

giả (nhà văn, nhà biên kịch), thông qua sự chỉ huy của đạo diễn, diễn xuất của diễn viên, đội ngũ ê – kíp, cộng sự...để biến những câu chữ trong kịch bản văn học thành một câu chuyện trên sân khấu! Một câu chuyện không còn đơn thuần là sản phẩm của trí tưởng tượng mà là một câu chuyện có “người thật việc thật” hẳn hoi, hiện hữu ngay trước mắt khán giả. Đặc biệt, điều này lại càng đúng với những vở diễn được chuyển thể từ tác phẩm văn học nói chung và với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói riêng, mà điển hình là hai tác phẩm Số đỏKỹ nghệ lấy Tây.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, cần nhận thấy rằng, văn học và sân khấu với những tương đồng và khác biệt đã làm thành điểm tựa vững chắc

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)