Nhân vật trong tác phẩm sân khấu

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nhân vật trong tác phẩm sân khấu

Như tinh thần trong tác phẩm, đa phần các nhân vật trong các vở kịch

Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây đều giống như nhân vật do Vũ Trọng Phụng xây dựng nên. Bởi lẽ, theo như Lại Nguyên Ân: “...nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch, sân khấu, điện ảnh” [4, tr. 242]. Các nhân vật đó, trong xã hội hiện nay vẫn rất “thật”, rất “đời”. Tất nhiên, khi đưa một tác phẩm văn học lên sân khấu, nhân vật phải có tính cách, tính đối sánh trong kịch phải rõ nét, ấn tượng. Tính cách đó được các diễn viên thể hiện trên sân khấu một cách sinh động, giống như nhân vật thật giúp người xem tiếp nhận nó như thật và đầy ấn tượng.

Trong nghiệp sân khấu, mỗi diễn viên đều có một cái duyên và một nét diễn đặc trưng để tạo ấn tượng cho khán giả. Người diễn viên phải biết nâng cấp mình để mỗi hành động, lời thoại đi vào chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Để có được chiều sâu tâm lý trong mỗi vai kịch, họ đã vận dụng sáng tạo, đem lại cho mỗi số phận nhân vật sự dung hòa cần và đủ để làm chủ khán phòng sân khấu.Văn học chỉ đem đến những khái quát về ngôn từ, còn trên sân khấu, diễn viên phải làm toát lên được vẻ đẹp của nhân vật thông qua lời nói, hành động chứ không phải là “minh họa” tác phẩm. Đây là điều khác biệt giữa văn học và sân khấu. Xây dựng được nhân vật đi đến cùng số phận của mình là điều mà mỗi sân khấu hướng tới. Nếu như trong các tác phẩm văn học, nhân vật thường chỉ lướt qua, nhiều chi tiết, tính cách nhân vật chỉ có thể tưởng tượng qua ngôn từ thì trên sân khấu, từng chi tiết của nhân vật đều phải được diễn viên bộc lộ rõ nét. Bởi lẽ, một vở diễn trên sân khấu “Chọn đúng diễn viên là đã thành công 50%” (Stanislavski).

Nhiều nhân vật của tác phẩm văn học đã từ những trang sách như được “khai sinh” lần nữa để bước ra giữa cuộc đời - sàn diễn. Không những thế, khi được hình tượng hóa trên sân khấu, nhân vật đó còn tạo nên sức hút mãnh liệt đối với công chúng. Có thể kể khá nhiều nhân vật như: Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cậu Phước “em chã”,… (vởSố đỏ); Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến,… (Chí Phèo); mẹ con chị Dậu,... (Chị Dậu), Tám Bính,…(Cô gái ăn cắp), bà Ách Nhoáng, Duyên, Kiểm Lâm, nhà văn họ Vũ, Suzanne,… (Kỹ nghệ lấy Tây),Sương, Út Vũ,... (Cánh đồng bất tận), v.v…Những nhân vật có một đời sống hẳn hoi – đúng hơn là một cuộc đời sân khấu với những “biến tấu” qua lăng kính của người chuyển thể, phóng tác. Ở đó, diễn xuất của diễn viên góp phần không nhỏ cho thành công của vở diễn.

Vở Số đỏ đã lột tả tính cách các nhân vật một cách trung thực và không bị cường điệu quá trớn. Những nhân vật trong đó như những con rối

hoạt động. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu manequin. Nhân vật nào xuất hiện là manequin đó được đẩy ra. Xuân Tóc Đỏ đi lên từ một kẻ áo rách, trở thành người cải cách, kẻ cách tân, nhà cách mạng..., từng giai đoạn cuộc đời có từng loại con rối. Từng chặng đường của Xuân Tóc Đỏ được bộc lộ rõ nét qua những mối quan hệ với những người chung quanh như bà Phó Đoan, cô Tuyết, cụ Hồng, ông bà Typn, ông bà Văn Minh, cậu Phước “em chã”...

Vở diễn kéo dài hơn 120 phút được khen ngợi vì đã lột tả tính cách các nhân vật một cách trung thực và không bị cường điệu quá trớn. Tuy nhiên, nhận xét tính cách của nhân vật Xuân Tóc Đỏ lại có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều khán giả cho rằng Xuân Tóc Đỏ là một tên bị lưu manh hóa, cũng có người nhận xét “Xuân của kịch” khác với “Xuân trong tác phẩm”. Đọc tác phẩm, ta thấy trong con người Xuân Tóc Đỏ vẫn có những bản chất tốt đẹp, còn xem kịch ta chỉ thấy Xuân thể hiện tính lưu manh chuyên nghiệp, biết “té nước theo mưa”. Đôi chỗ, trong vở diễn, do lời thoại, diễn xuất của diễn viên, kịch đã làm cho nhân vật xấu đi . Xuân Tóc Đỏ xưa được cuộc đời chấp nhận một cách ngô nghê với sự lầm lẫn thực sự. Xuân Tóc Đỏ ngày nay lọc lõi, ý thức được mình là Xuân Tóc Đỏ và buộc người khác phải chấp nhận mình một cách cố ý. Còn với xã hội, người ta biết tẩy anh là Xuân Tóc Đỏ nhưng vẫn phải cay đắng chấp nhận. Xuân bây giờ lọc lõi hơn, thể hiện tính lưu manh chuyên nghiệp.

Có vẻ như Số đỏ trên sân khấu hình như còn thiêu thiếu một cái gì đó đầy “chất” Vũ Trọng Phụng trong vở diễn. Hình ảnh của một thằng ma cô láu cá Xuân Tóc Đỏ nhờ cơ hội lợi dụng để đạt mục đích của mình qua ngòi bút của nhà văn đã lột tả được sự thối nát, nhiễu nhương của xã hội. Những tầng lớp đầy cao sang, quyền quý nhưng thật ra đó chỉ là bề ngoài, bên trong của nó cũng chỉ tồn tại những cái lố lăng, kệch cỡm. Chính vì thế, một kẻ lang thang như Xuân Tóc Đỏ đi lên bằng giá trị giả không có gì là bất ngờ. Nhưng

Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng không hẳn chỉ có may mắn, nó cực kỳ ranh ma, ranh ma đến mức ghê gớm đầy bản lĩnh để tiếp tục vươn cao hơn nữa. Xuân Tóc Đỏ trên sân khấu, do phụ thuộc vào diễn xuất của người diễn viên, hiện lên với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng đạt “tầm” như văn học thì chưa hẳn.

Lí giải điều này, như chúng ta biết, cả văn học và sân khấu đều là những loại hình nghệ thuật đặc thù. Nếu văn học tiếp cận độc giả từ phương diện ngôn từ, thì sân khấu do đặc trưng là loại hình nghệ thuật tổng hợp nên phụ thuộc khá nhiều vào đạo diễn, biên kịch, diễn viên... Cùng một vở diễn, nhưng ở những suất diễn khác nhau, diễn viên khác nhau thì vở diễn cũng đã thay đổi ít nhiều! Như vậy, so với tác phẩm văn học gốc, vở diễn trên sân khấu có vẻ như gánh phải áp lực nặng nề hơn, đặc biệt là với những vở diễn được chuyển thể, cải biên từ một tác phẩm văn học nổi tiếng như tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

Song cũng cần nhìn nhận rằng bên cạnh những hạn chế nhất định, vở kịch đã dựng nên chân dung bà Phó Đoan mang hơi hướng “gần” hơn với cuộc sống hôm nay. Khai thác tác phẩm văn học thành kịch bản, sân khấu đã tôn trọng nguyên tác nhưng thổi vào nhân vật luồng sinh khí mới, sao cho gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của khán giả thời nay. Trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhân vật Phó Đoan là đối tượng của sự công kích về nhân cách, lối sống tha hóa thì dưới cái nhìn thời nay, nhân vật này lại được nhìn nhận cảm thông hơn: một người đàn bà giàu có, góa bụa, cô đơn, khao khát sống với bản năng chính mình. Vì thế, bà Phó Đoan trên sân khấu dễ được chấp nhận hơn - nhân vật này cũng giống như hoàn cảnh của rất nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại...Sự đổi mới trong khai thác tâm lý nhân vật qua các kịch bản có nguyên tác là tác phẩm văn học của vở diễn trên sàn diễn chính là một thành công. Tác phẩm sân khấu chuyển thể nếu chỉ “bê” nguyên xi hình

mẫu trong tác phẩm văn học tất sẽ thiếu sức sống nội tại, bởi sẽ không có sự cộng hưởng giữa nhân vật và khán giả. Những vở diễn được thổi vào đó tư duy và âm hưởng của thời đại.

Xuân Tóc Đỏ và bà Phó Đoan cùng bầu đoàn ông bà Hồng, vợ chồng Văn Minh,… trong Số đỏ đã vẽ lên một thời đại xã hội nhiễu nhương. Nơi con người ta sống và tôn vinh những giá trị giả, đạo đức giả nên những tên vô lại, bần cùng như Xuân Tóc Đỏ mới đột nhiên thành “sao”, thành đốc - tờ Xuân. Sự thâm thúy về ngôn từ đối đáp, xây dựng tính cách các nhân vật đặt trong nhiều tình huống bi, hài đã tạo nên một vở diễn lạ, xuất sắc. Không chỉ vậy, vở diễn Số đỏ còn tạo nên những vai diễn mới để đời cho các diễn viên như: cậu Phước “em chã” (Minh Béo), bà cụ (Thúy Nga), cụ cố Hồng (Xuân Trang), thầy bói (Quyền Linh)... Từ những ưu điểm nổi bật trên, Số đỏ đã có tuổi thọ hơn mười năm qua trên sân khấu.

Trong Kỹ nghệ lấy Tây, thật không dễ để tạo ra sự hấp dẫn, sự thuyết phục về tính nhân bản ở một vở diễn tràn đầy những bi, hài. Vở diễn đã lột tả được một xã hội bị gái làm tiền, những bà chủ lầu xanh và đồng tiền lũng đoạn. Có thể nói, không dễ khi tác giả đã giữ được nguyên vẹn tinh thần và ngôn ngữ của nhân vật đúng với bối cảnh xã hội trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Vai Suzanne là một cơ hội lớn của diễn viên Lan Phương. Diễn xuất trong sáng, đằm thắm của cô bên cạnh nét diễn sâu sắc của NSƯT Hồng Vân và khuôn mặt sáng sân khấu của siêu mẫu Bình Minh tạo nên vẻ hấp dẫn của vở kịch. Suzanne (Lan Phương) – con gái một me Tây, hiện lên với khuôn mặt dễ thương, một con người biết tự trọng, có hiếu với mẹ...Suzanne mang bi kịch của những đứa con lai thời bấy giờ. Cô muốn thoát khỏi dị nghị của người đời, cô không muốn sống như mẹ mình, nhưng càng ao ước, thì càng tuyệt vọng. Cô đón nhận ở Vũ những tình cảm đẹp, nhưng điều đó chỉ làm Suzanne hiểu rõ hơn về thân phận của mình. Những màn diễn giữa Lan

Phương và Bình Minh tạo nên một cảm xúc đẹp.

Còn bà chủ Ách thì sao? Trên sân khấu, bà Ách (NSƯT Hồng Vân) chua ngoa, tính toán, làm cái nghề “chăn dắt”, mai mối, sống trên nỗi khổ, xương máu của những cô gái nghèo. Đó không phải là một bà chủ chứa độc ác cứ ngoa ngoắt vì tiền, mà hơn hết là một bà chủ lõi đời, khéo léo. Bà nhìn các cô gái chính xác như một món hàng phải trả giá và phải có lãi. Tuy vậy, đôi lúc, bà Ách cũng biết tự giễu mình, vì hơn ai hết bà hiểu sự bất lương, đáng phỉ nhổ của cái nghề mà mình đang làm. Bà cười cợt cái đời không ra gì của mình. Đặc biệt, ở những màn xung đột giữa bà Ách và cô con gái, khán giả thấy trong nghệ thuật hài lại nhen một nỗi đau. Trong lòng bà chủ Ách cũng nhen lên một khát vọng rất con người: bà muốn cô con gái của mình phải giàu có, hạnh phúc và không bị người đời ghét bỏ như bà. Ở bà Ách là hai cá tính trái ngược : xảo quyệt, tính toán nhưng cũng vẫn có lúc là một phụ nữ đáng thương. Cái cao đẹp còn sót lại của bà, đó là tình mẫu tử.

Làm khán giả cười nhiều nhất phải nói đến vai Duyên với một hình hài được hóa trang để không còn ai nhận ra. Diễn viên Thúy Nga vào vai Duyên, một cô gái “chân đất mắt toét” từ đồng quê bị đưa vào chốn lầu xanh, và từ một cô gái quê xấu xí, thô kệch, bị đồng tiền đưa đẩy, cô trở thành một me Tây chính hiệu. Bi kịch đồng tiền làm dị dạng con người được đẩy lên. Nhân vật đưa người xem đạt tới sự trào lộng của tiếng cười. Ở ba lần xuất hiện trong kịch, Duyên (Thúy Nga) có đến ba lần biến hóa tính cách độc đáo. Lần đầu là một cô Duyên quê mùa từ làng quê lên tỉnh tìm kế sinh nhai, tá túc nhà người cô ruột. Duyên cũng không thoát khỏi bàn tay buôn người của cô mình - mụ Ách, một tú bà khét tiếng thâm độc ở Thị Cầu. Cô bị bán cho một lính Tây tên Bond (vai của nghệ sĩ Minh Nhí). Bộ dạng xấu xí của Duyên vẩu khi xuất hiện cùng với lời rao bán đủ thứ dở hơi, từ miệng bà cô, diễn xuất của diễn viên đã làm khán giả cười nghiêng ngả. Lần xuất hiện thứ hai của

Duyên mang tiếng cười chua xót. Bởi, khi cô quay về nhà mụ Ách, thì tiếng than vang động tới tâm can người xem, cười nhưng rơi nước mắt. Duyên khóc gào: “Cô ơi con không làm me Tây đâu. Cô cho con về với cô, con làm thân trâu ngựa suốt đời trả ơn cô, đừng bắt con về với Bond, nó đánh con, hành hạ con chết mất” [76]. Lần hóa thân thứ ba, Duyên khác hẳn với suy nghĩ của người xem khi xuất hiện diêm dúa, sành sỏi với vẻ ngoài của một me Tây chuyên nghiệp. Không thể thoát khỏi cuộc sống địa ngục, Duyên đã vùng lên nắm giữ số mệnh của mình, tư tưởng của Duyên bây giờ là: “Đấy cô nhìn cháu bây giờ có hoành tráng không, có đẹp không? Một sự lột xác hoàn toàn...” [76]. Bond trở nên hoảng sợ trước cá tính của Duyên. Hắn bị Duyên tra tấn, xỉ vả và hoàn toàn chấp nhận phục dịch những yêu cầu của cô. Thật khó có ai tưởng tượng được rằng một người chồng hung dữ như Bond (Minh Nhí) cũng đã bị Duyên (Thúy Nga) làm cho “mềm nhũn” và phải cắp quà đi theo về quê. Mà theo như lời của chính Duyên là: “Ngày xưa khi cháu lấy thằng Bond cháu rất là sợ nó, nhưng bây giờ...nó rất là sợ cháu!” [76]

Diễn xuất của diễn viên khiến người xem thích thú, vỗ tay tán thưởng. Vai Duyên của diễn viên Thúy Nga và Bond của Minh Nhí là hai sáng tạo mang tính ngẫu nhiên của tác giả kịch bản và đạo diễn, nhưng đã để lại tiếng cười khó quên. Ba lần Duyên xuất hiện là ba lần anh chàng nhà báo và Suzanne (Lan Phương) – con gái mụ Ách - đã có được những cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống của người dân Thị Cầu. Để rồi họ nối kết con tim với nhau, biết cảm thông, chia sẻ và biết tha thứ. Nhân vật Duyên mang thông điệp: Ai sẽ bảo vệ những người phụ nữ có số phận nghiệt ngã như Duyên trong khi xã hội mà cô đang tồn tại bị đồng tiền thống trị?

Còn me Kiểm Lâm của Trịnh Kim Chi lại thật gai góc khác thường trong vai một cô gái bị người tình phụ bỏ, để rồi đi lấy Tây đẻ ra một lũ con “liên hiệp quốc” với đủ màu da lẫn màu tóc. Kiểm Lâm là một cô gái hung dữ

sống bất cần đời, mang tiếng làm me Tây. Tuy biết là mình đang sống nhục, nhưng chẳng có con đường nào thoát, vì vết nhơ cứ đeo bám mãi, cứ chấp chới theo cái miệng của người đời. Cảnh Kiểm Lâm bức xúc, không chịu nổi trước những ánh mắt khinh khi của cuộc đời, đã tự vỗ vào mông đen đét, đứng dạng chân và cười to: “Tao là me tây. Rồi sao?” [76] đã làm cho khán giả không thể không chạnh lòng, thương xót cho một số phận hẩm hiu, không lối thoát. Giữa đám “đàn bà ma bùn” lấy Tây chỉ vì tiền, sống không biết có ngày mai ấy, vẫn có một bà Kiểm Lâm âm thầm, tủi nhục, xót xa, “tự biết phận mình” là đáng khinh, “là hạng bỏ đi”. Trên nền những nhân vật đầy “u ám” đó, anh chàng phóng viên Vũ xuất hiện, đã làm cho vở kịch nhẹ nhàng và có “ánh sáng”…

Nhìn chung, các nghệ sĩ đã tái hiện, làm sống lại những nỗi khổ của một lớp người bần cùng, không lối thoát vào những thập niên 40. Những con người đã lao vào một cái nghề nhơ nhuốc, sống trong sự khinh bỉ, rẻ rúng của người đời…

Tiểu kết:

Hình tượng nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học cũng như sân khấu. Chính nó dẫn dắt độc giả, khán giả bước vào một “thế giới riêng” đầy hấp dẫn của đời sống nghệ thuật. Thành công của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với những hình tượng nhân vật mà nhà văn, nhà biên kịch “mang nặng đẻ đau”. Tương tự văn học, việc xây dựng nhân vật trên sàn diễn là yếu tố quan trọng hàng đầu của tác giả kịch bản. Chia sẻ về điều này, nhà văn – nhà biên kịch Colleen McCullough nhận xét: “Việc đầu tiên của một tác phẩm là phải có những nhân vật sắc nét. Mọi thứ khác:

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)