Xung đột nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Xung đột nội tâm nhân vật

Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt...

khi mà giá trị giả được tung hô. Chính xã hội đã làm cho Xuân ma mãnh hơn, nhà nghề hơn. Hắn tự nhận mình là “Xuân bây giờ không còn là Xuân Tóc Đỏ nữa mà là monsieur Xuân, doctor Xuân” [75], dường như Xuân tự nhận thức được rằng, chính xã hội “mới” này đã đem đến cho hắn một vận may mới, một cuộc sống mới theo đúng như lời hắn: “Đỏ nữa, đỏ mãi và đỏ mãi” [75]. Rõ ràng, cuộc đời cửa hắn quá “đỏ”! Tuy vậy, ở Xuân đôi lúc vẫn là những xung đột. Vở kịch kết thúc khi Xuân Tóc Đỏ nói: “Tôi trở thành như ngày hôm nay là do ai? Do bà” [75]. Đó phải chăng là một câu chất vấn? Chất vấn bà Phó Đoan, chất vấn chính hắn, chính những người “văn minh”, chính cái xã hội đã “sản sinh” ra hắn – một “sản phẩm” của xã hội tân thời!

Không chỉ có Xuân, trong vở diễn, xung đột nội tâm nhân vật còn được thể hiện khá đậm nét thông qua nhân vật bà Phó Đoan. Trong tác phẩm văn học, nhân vật bà Phó Đoan là người không được đàng hoàng, trơ trẽn và đầy nhục dục; lúc nào mở miệng ra cũng đoan trang, thủ tiết thờ chồng… nhưng cuối cùng, bà lại “hư hỏng” bởi cái phần “dục tính” của mình. Trên sân khấu, bà Phó lại được nhìn với cái nhìn có phần nhân văn hơn. Phải chăng trong lòng bà Phó Đoan là tâm trạng của một người phụ nữ cô độc, muốn kiếm tìm “hạnh phúc” để khỏa lấp sự trống trải, cô đơn? Nhân vật cỡ bà Phó Đoan hiện tại vẫn còn phảng phất quanh ta trong xã hội bây giờ. Trong xã hội cũ, không ai chấp nhận tư cách, nhân phẩm của bà Phó Đoan. Nhưng bây giờ thì đã khác....

Nói về điều này, cần nhận thấy rằng, so với nhân vật trong tiểu thuyết, nhân vật trên sân khấu được nhìn nhận thông qua lăng kính mang đậm hơi thở của cuộc sống hôm nay. Nhân vật bà Phó Đoan trên sân khấu làm cho khán giả vừa thương, vừa giận, vừa trách móc và đôi khi cũng cảm thông. Bà Phó Đoan của sân khấu là một mẫu phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Vở diễn trên sân khấu dường như có cái nhìn “thoáng” hơn về nhân vật. Xuân Tóc Đỏ,

bà Phó Đoan là những con người của cuộc sống hiện tại.

Vở kịch Kỹ nghệ lấy Tây không chỉ dừng lại ở cái “nghề” “bán trôn nuôi miệng” đã được gọi là “kỹ nghệ” mà sâu xa hơn, thông điệp mà vở diễn muốn gửi đến là : chính cái đói, cái nghèo đã làm cho những nhân vật như me Ách, Kiểm Lâm, Duyên… phải đánh mất mình. Khi đọc Kỹ nghệ lấy Tây, ta thấy Vũ Trọng Phụng thỉnh thoảng không che giấu tiếng cười mỉa mai, thâm trầm bi đát; còn tác phẩm sân khấu thì muốn dựng lên những số phận đáng thương cần được xã hội chia sẻ và có cái nhìn nhân ái với hạng người “bán trôn nuôi miệng”.

Me Ách (Hồng Vân đóng) , một me Tây “có số má” ở Thị Cầu, nhưng điểm yếu của người đàn bà này vẫn là cô con gái có cái tên Tây Suzanne (Lan Phương). Bi kịch của bà Ách là dù có bản lĩnh thế nào, có cả kho báu trong tay thì bà cũng không thể giúp con gái vứt đi được nỗi mặc cảm là con gái của một me Tây. Nên mỗi khi thấy bà Ách rón rén rình nghe đứa con gái bé bỏng thầm hát một mình với nỗi hạnh phúc xuyến xao, người xem càng nhận rõ hơn cái đau đớn ngấm ngầm của người đàn bà mà cõi lòng ngỡ như đã chai sạn, sỏi đá. Bà tìm đủ mọi cách để cho con mình lấy chồng An Nam. Bởi lẽ, hơn ai hết bà hiểu được nỗi nhục nhã của một người đàn bà phải qua bốn đời lấy chồng Tây. Cay đắng, tủi cực lắm chứ! Nhưng bà vẫn chịu đựng...để rồi...bà Ách muốn rằng con gái bà - Suzanne sẽ không phải đón nhận cái nhìn dè bỉu, mỉa mai từ người đời giống như bà. Bà muốn con bà được hạnh phúc. Bà tìm mọi cách để vun vén cho Suzanne. Đó là khát khao, ước vọng vô cùng chính đáng của một người mẹ!

Mâu thuẫn nội tâm nhân vật không chỉ được thể hiện qua nhân vật bà Ách mà còn được khắc họa khá rõ nét qua nhân vật Suzanne. Nhân vật này trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây chỉ hiện qua đôi dòng, nhưng khi đưa lên sàn diễn, được triển khai thành một trong những nhân vật chính, có đất diễn.

Suzanne cùng với nhân vật Vũ trở thành những nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong phần hai của vở diễn. Suzanne là đứa con gái bé bỏng, cần được chở che của bà Ách. Nhân vật này luôn mang trong mình nỗi mặc cảm là một đứa con của me Tây – đứa con lai:

“…Cảnh ngộ tôi thật khó nghĩ. Lấy Tây ngộ nhỡ phải theo chồng về bên... mẫu quốc thì để rồi mẹ già chết đói bên này hay sao? Lấy một người chồng An Nam... Cũng khó lắm. Hạng người dám có gan hỏi tôi chẳng hạn thì không chắc đã được gia đình công nhận hẳn cho cái việc người ta làm. Nếu còn bị điều nọ tiếng kia thì khó chịu lắm...” [45, tr. 54]. Suzanne yêu Vũ (Bình Minh), một nhà văn đến ở trọ nhà cô khi tìm hiểu Thị Cầu. Tuy vậy, sự chua xót, mặc cảm đã làm cho cô không thể yêu Vũ, mà theo cô “có gì có thể làm cơn mưa để gột rửa, tắm mát cho tâm hồn đau khổ này”?. Chính sự giằng xé nội tâm của nhân vật này đã góp phần khắc họa, tô điểm cho bi kịch của một đứa con lai, cho khát vọng chân chính của những người phụ nữ được gọi là “me Tây”. Vở diễn, nhờ thế mà chuyển tải được thông điệp mang tính nhân văn.Với Suzanne, nỗi nhục nhã me Tây kia như một bản án xã hội được “truyền” đến cả đời con, đời cháu me Tây. Bản án đó được gọi bằng tên Tây, nhưng nó được “thực thi” bởi đạo đức truyền thống. Vậy những me Tây ấy có thực đáng trách chăng? Vở kịch một lần nữa cảnh tỉnh: hãy nhìn vào hoàn cảnh, thân phận mỗi con người, trước khi ban hành một bản án luân lý.Vở kịch kết thúc khi Suzanne lòng tràn ngập hoài nghi và tâm trí bấn loạn. Khi cảm nhận hiện thực được phơi bày trần trụi - tất nhiên thông qua lăng kính của nghệ thuật- thì con người sẽ sống nhân ái hơn, tốt hơn.

Tiểu kết:

Cả văn học và sân khấu đều bắt nguồn từ xung đột. Chính xung đột tạo nên kịch tính của tác phẩm. Tính kịch là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho cả tác phẩm văn học lẫn sân khấu. Nhờ có xung đột câu chuyện mới phát triển,

tính cách nhân vật mới được bộc lộ. Và qua sự lựa chọn, giải quyết những xung đột trong tác phẩm, ta sẽ thấy được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả, nhà biên kịch đã gửi gắm.

Theo các nhà nghiên cứu, trong cốt truyện (ở cả tác phẩm văn học và sân khấu) bao giờ cũng có: “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm”. [13, tr.137]. Xung đột trong tác phẩm văn học được thể hiện thông qua nhân vật. Còn trong sân khấu, xung đột được bộc lộ thông qua hành động và cốt truyện kịch, hành động kịch, qua nội tâm nhân vật... Về điểm này, có lẽ sân khấu có lợi thế hơn hẳn so với văn học. Bởi lẽ, chất liệu của văn học là ngôn từ. Và việc cảm nhận xung đột của nhân vật trong tác phẩm văn học phụ thuộc ít nhiều vào trí tưởng tượng, hình dung, kinh nghiệm cũng như vốn sống của người đọc đối với nhân vật. Với sân khấu, do có những ưu điểm riêng về hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, tài nghệ diễn xuất của diễn viên....nên kịch tính, xung đột nhờ thế được hiện thực hóa, khắc họa đầy đủ, rõ nét hơn so với tác phẩm văn học.

Vở Số đỏKỹ nghệ lấy Tây về cơ bản đã khắc họa được cái “thần” mà Vũ Trọng Phụng muốn gửi gắm. Đó là sự thay đổi của xã hội thành thị, của mọi mối quan hệ trong đời sống...Trong xã hội đó, giờ đây, Nho giáo thất thế, những giá trị đạo đức truyền thống dần bị lãng quên, mọi người đối xử, đánh giá nhau dựa trên giá trị của đồng tiền. Những Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan...trong Số đỏ; Duyên, me Kiểm Lâm...trong Kỹ nghệ lấy Tây bây giờ, thay đổi cả! Họ chạy theo, tung hê những giá trị ảo, không ai còn có thể nhận ra họ - “sản phẩm” của cái xã hội văn minh, tân thời. Chuyển tải thông điệp đó, sân khấu không chỉ nhằm mục đích phơi trần, bóc mẽ bộ mặt xấu xa của xã hội Tây – Ta “nửa vời”, mà hơn hết, thông qua lăng kính nghệ thuật,

những người làm sân khấu muốn rằng mọi người nên có cái nhìn thông cảm, nhân văn hơn với họ.

Tất nhiên, đôi lúc, do bị hạn chế về không gian – thời gian, nên có những xung đột – vốn dĩ đã được tô đậm, khắc họa khá rõ nét trong tác phẩm văn học, nhưng khi đưa lên sân khấu, do cách diễn xuất, ngôn ngữ, lời thoại...của diễn viên nên xung đột chưa bật lên được, kịch tính của tác phẩm vì thế phần nào cũng giảm đi ít nhiều. Đó chính là hạn chế mà nghệ thuật sân khấu cần khắc phục khi chuyển thể tác phẩm văn học.

Tuy vậy, cần phải nhận thấy rằng, cả tác phẩm văn học và sân khấu muốn tồn tại và phát triển được đều cần đến xung đột. Thiếu xung đột, kịch tính, tác phẩm văn học cũng như tác phẩm sân khấu cũng chỉ là những tác phẩm, những vở diễn hay hoạt cảnh nhạt nhẽo mà thôi! Chính xung đột, kịch tính là “cái cớ” hợp lý để tác phẩm văn học, tác phẩm sân khấu tồn tại, song hành mãi cùng thời gian.

Chương 3

NHÂN VẬT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU

3.1. Thế giới nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng

Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốt cách con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật trong tác phẩm văn học có những đặc điểm khác với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác. Trước hết là do hình tượng văn học là hình tượng phi vật thể cho nên nhân vật trong tác phẩm văn học là nhân vật của liên tưởng, tưởng tượng chứ không phải hữu hình như trong điêu khắc, hội hoạ hay điện ảnh, sân khấu... Qua ngôn từ, người đọc tưởng tượng và hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng, cảm nhận của mình. Khả năng và đặc điểm liên tưởng của mỗi người không giống nhau nên nhân vật trong tác phẩm văn học được “thấu hiểu” cũng không giống nhau hoàn toàn.

Mặt khác, do hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học là hình tượng thời gian cho nên nhân vật trong tác phẩm văn học là nhân vật quá trình. Do đó, muốn tiếp nhận người đọc phải hồi cố, nhớ lại những gì xảy ra cho nhân vật trước đó.Ý nghĩa của nhân vật thể hiện ở khả năng biểu đạt của nó trong tác phẩm. Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và các quan niệm về các nhân vật đó trong mối quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật xuất hiện sẽ mang theo tiếng nói của nhà văn về con người, cuộc đời. Qua mỗi nhân vật, ta không chỉ hiểu một số phận, một cuộc đời mà còn hiểu ý nghĩa cuộc đời đằng sau số phận đó.

Cho nên, không thể đánh giá, nhận xét nhân vật như những con người “bằng xương bằng thịt” ngoài đời mà phải đánh giá khái quát nghệ thuật mà

nó thể hiện. Tức là phải xem xét nhân vật trong tác phẩm văn học ở góc độ thẩm mỹ chứ không phải như một hiện tượng xã hội học.

Sức sống của nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn nằm ở ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Cho nên, những nhân vật xây dựng thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Hay nói khác hơn, đó là những nhân vật không chịu nằm yên trên trang sách mà đã bước ra giữa cuộc đời. Chẳng hạn nói đến Nam Cao người ta nhớ ngay đến những Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc...nhắc Ngô Tất Tố người đọc nghĩ ngay đến chị Dậu, nghị Quế...Những nhân vật đó đã làm cho tên tuổi nhà văn trở thành bất tử. Điều đó cũng không là ngoại lệ với Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu “số đỏ” và “kỹ nghệ lấy tây” của vũ trọng phụng, từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)