Chi phí là phần phát sinh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Đối với công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Hậu Giang- Quý Hải thì chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính chủ yếu từ lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Để thấy rõ hơn sự biến động của các loại chi phí qua các năm ta theo dõi bảng số liệu sau:
47
Bảng 4.9: Chi phí theo thành phần của công ty từ năm 2011 - 2013
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu chi phí Năm Chêch lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá vốn hàng bán 3.603,04 11.367,25 16.326,438 7.764,21 4.959,19 Chi phí tài chính 9.880,51 866,25 31,33 (9.014,26) (834,92) Chi phí bán hàng 17,83 - - (17,83) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.254,03 2.894,37 2.356,87 640,34 (537,50) Chi phí khác 187,19 223,40 371,72 36,21 148,32 Tổng 15.942,60 15.351,27 19.086,36 (591,33) 3.735,09 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Ta lại có bảng chi phí theo thành phần của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.10: Chi phí theo thành phần của công ty từ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu chi phí 6 tháng đầu năm Chêch lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013 Giá vốn hàng bán 8919,16 6.455,59 (2.463,57) Chi phí tài chính 42,92 28,36 14,56 Chi phí bán hàng - - - Chi phí quản lý doanh
nghiệp 1156,92 1.135,36 (21,56) Chi phí khác 199,28 189,83 9,45 Tổng 10.270,28 7.809,14 (2.461,14)
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Giá vốn hàng bán là thành phần cơ bản nhất trong cơ cấu chi phí của công ty, nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Trong năm 2011 giá vốn hàng bán của công ty là 3.603,04 triệu đồng, trong năm do hoạt động khó khăn chung của ngành xây dựng nên hoạt động kinh doanh của công ty phát triển không mạnh,
48
chính vì thế trong năm này giá vốn hàng bán thấp hơn chi phí tài chính. Năm 2012 giá vốn hàng bán của công ty là 11.367,25 triệu đồng tăng 7.764,21 triệu đồng so với năm 2011 với sự gia tăng 215,49%. Nguyên nhân do năm này công ty hoạt động ổn định hơn, sử dụng nguồn vốn vay của năm 2011để mở rộng quy mô, trong năm đã cung cấp dịch vụ cho 22 công trình so với 4 công trình như trước. Giá trị các công trình cao hơn năm 2011 do đó giá vốn hàng bán tăng mạnh. Sang năm 2013 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 4.959,19 triệu đồng so với năm 2012 lên mức 16.326,44 triệu đồng tương đương tăng 43,63% so với năm 2012. Năm 2013 là năm sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả nhất, hàng loạt các công trình xây dựng được cung cấp dịch vụ tư vấn, nhất là công trình xây dựng trường trung cấp luật Hậu Giang có giá trị rất lớn. 6 tháng đầu năm 2014 công ty tiếp tục nhận thêm 2 công trình xây dựng nhưng do phải chi phối để tiến hành cho các công trình khác nên công trình đảm nhận giá không cao như cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm giảm 28,78% so với cùng kỳ 2013 tương ứng với việc giá vốn hàng bán giảm 2.463,57 triệu đồng. Giá vốn hàng bán lại bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Ta sẽ tiến hành phân tích kết cấu của giá vốn hàng bán của công ty và xem xét các nhân tố này ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán như thế nào thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.11 Chi phí thực hiện giá vốn hàng bán của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chêch lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Nguyên vật liệu trực tiếp 1.980,22 6.290,97 8.998,37 4.310,75 2.707,41 Nhân công trực tiếp 340,21 2.312,08 2.492,45 1.971,81 180,43 Sản xuất chung 1.099,80 1.722,62 2.179,37 622,82 456,75 Sử dụng máy thi công 182,81 1.041,64 2.656,25 858,83 1.614,61 Tổng 3.603,04 11.367,43 16.326,44 7.764,21 4.959,19 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Ta có bảng số liệu về các thành phần của giá vốn hàng bán từ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:
49
Bảng 4.12 Chi phí thực hiện giá vốn hàng bán của công ty 6 tháng đầu năm 2013và 6 tháng đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chêch lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013 Nguyên vật liệu trực
tiếp 4.015,76 3.273,33 (742,43) Nhân công trực tiếp 1.285,62 1.154,57 (131,05) Sản xuất chung
Sử dụng máy thi công
1.054,55 1.308,42 992,14 1.035,64 (62,41) (272,78) Tổng 7.664,27 6.455,68 (1.208,67) Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Từ 2 bảng số liệu ta thấy giá vốn hàng bán chịu nhiều tác động của các yếu tố chi phí thành phần khác nhau. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nếu như năm 2011 chi phí này là 1.980,22 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,96% trong cơ cấu chi phí thì sang năm 2012 chi phí này tăng lên 4.310,75 triệu đồng lên 6.290,97 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 217,69% so với năm 2011. Nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu năm này tăng cao là do số lượng công trình thi công tăng với giá trị lớn nên chi phí nguyên vật liệu gia tăng. Năm 2012 chi phí nguyên vật liệu như cát, đá, xây măng đều tăng cũng góp phần đẩy giá chi phí nguyên vật liệu tăng theo. Năm 2013 chi phí tiếp tục tăng do giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng, chiếm tỷ lệ 55,11% trong giá vốn hàng bán và tăng 43,04% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 chi phí nguyên vật liệu giảm 742,43 triệu đồng tương đương giảm 18,49% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do số lượng công trình thời kỳ này có giá trị không lớn như những công trình cùng kỳ năm trước nên nguyên vật liệu sử dụng ít hơn làm chi phí thấp hơn.
Chi phí nhân công trực tiếp là một loại chi phí có ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty. Từ năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp là 340,21 triệu đồng, sỡ dĩ chi phí cho nhân công trực tiếp trong năm này không cao là do công ty mới bắt đầu thi công 2 công trình là đường giao thông Phú An và kho dự trữ Hậu Giang nên sử dụng ít nhân công. Năm 2012 chi phí này là 2.312,02 triệu đồng chiếm tỷ lệ 20,34% trong giá vốn hàng bán, tăng 1.971,81 triệu đồng so với cùng kỳ tương đương tăng 576,59% so với năm 2011. Nguyên
50
nhân do trong năm công ty tiếp tục đẩy nhanh thi công các công trình của năm 2011 và bắt đầu thi công các công trình mới, cung cấp dịch vụ tư vấn nhiều hơn do đó chi phí nhân công tăng mạnh so với năm 2011. Năm 2013 chi phí cho nhân công trực tiếp tiếp tục tăng từ 2.312,08 triệu lên 2.492,45 triệu đồng tương ứng tăng 7,8% so với năm 2012 và chiếm 15,26% trong giá vốn hàng bán. 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp giảm 131,05 triệu đồng tương ứng 10,19% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do một số công trình đã hoàn thành tiếp tục thi công các các công trình còn lại và các công trình mới nhưng quy mô không lớn nên dung ít nhân công hơn.
Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không cao trong giá vốn hàng bán, tuy nhiên theo thời gian chi phí này co xu hướng tăng. Năm 2011 chi phí này là 1.099,80 triệu đồng chiếm tỷ lệ 30,53%, năm 2012 tình hình kinh doanh có cải thiện nên chi phí này tăng thêm 622,82 triệu đồng tương đương 56,63% so với năm 2011 lên 1.722,62 triệu đồng. Năm 2013 chi phí này là 2.179,37 triệu đồng tăng thêm 456,75 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng thêm 26,51% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm việc thi công có giảm làm cho khoản chi phí này củng giảm tương ứng 62,41 triệu đồng, giảm 5,92% so với cùng kỳ năm 2013.
Khoản chi phí cuối cùng trong giá vốn hàng bán là chi phí sử dụng máy thi công. Năm 2011 khoản chi phí này tương đối thấp chỉ là 182,81 triệu đồng, do thi công trong năm này rất chậm số lượng công trình tiếp nhận ít và chỉ mới bắt đầu đưa và vận hành. Năm 2012 và 2013 do số khối lượng thi công tăng mạnh nên chi phí này tăng khá mạnh, 2012 là 1.041,64 triệu đồng tăng 858,83 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 469,79% so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 1.614,61 triệu đồng tăng 155,01% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này giảm 272,78 triệu đồng tướng ứng giảm 20,45% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm khối lượng công giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung các khoản mục chi phí của giá vốn hàng bán tăng qua các năm tuy có giảm một ít ở 6 tháng đầu năm 2014, tăng giá vốn hàng bán giúp tăng doanh thu cho công ty. Do tốc độ tăng trưởng của doanh thu và cung cấp dịch vụ lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên có thể khẳng định công ty đang hoạt động tốt.
Một khoản chi phí khác đó là chi phí tài chính. Nhìn và bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy sự bất thường trong hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2011 chi phí này là 9.880,51 triệu đồng một con số quá lớn. Lý giải nguyên nhân làm chi phí tài chính năm này tăng cao là do việc chi trã lãi vay của công ty do trước đó công ty đã vay một khoản vay khá lớn để sử dụng vì nguồn vốn
51
công ty khá hạn hẹp. Tuy nhiên trong năm khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính khá cao, công ty đã chủ động thu hồi khoản nợ mà khách hàng là các hộ dân và công ty cho vay. Năm 2012 tình hình đã ổn định hơn do hoạt động kinh doanh diễn ra khá thuận lợi, do không phải trả khoản vay khổng lồ như năm 2011 nên trong năm công ty chỉ phát sinh 866,25 triệu đồng. Năm 2013 con số này tiếp tục giảm ở mức 31,33 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 con số này là 28,36 triệu đồng tăng 8,26% so với cùng kỳ năm trước.
Một khoản mục chi phí khác là chi phí bán hàng. Trong năm 2011 chi phí bán hàng của công ty là 17,83 triệu đồng, rất nhỏ so với cơ cấu tổng chi phí. Chi phí bán hàng xuất phát từ việc công ty có sản xuất kinh doanh nước đá, do đó cần một khoản nhỏ chi phí để thực hiện. Bước sang các năm tiếp theo công ty kinh doanh đã không còn tốn thêm chi phí cho khoản này nữa vì đã cơ bản có thị trường tiêu thụ không cần tiếp tục marketing. Để thấy rỏ hơn cơ cấu các loại chi phí trong tổng số chi phí của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ta theo dõi biểu đồ sau:
Khoản chi phí luôn phát sinh hàng năm đó là chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 khoản chi phí này là 2.254,03triệu đồng, chi phí này bao gồm lương cho nhân viên công ty, tiền mua văn phòng phẩm, internet, tiền điện thoại, điện, nước… trong năm này chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức tương đối không chiếm tỷ lệ quá cao. Sang năm 2013 do tuyển thêm 3 nhân viên mới, sử dụng điện thoại công nhiều hơn nên… chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm này là 2.894,34 triệu đồng, tăng 640,34triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 28,41%. Năm 2013 do có sự tiết kiệm trong sử dụng điện nước và quản lý chặt chẻ hơn các nguồn chi nên chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm này giảm 537,50 triệu đồng xuống còn 2.356,87 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2014 khoản mục này công ty đã giảm 21,56 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 tương ứng với giảm 4,36% so với cùng kỳ. Các biện pháp tiết kiệm của công ty ngày càng tỏ ra hiệu quả và có tác động tích cực đến chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khoản chi phí phát sinh cuối cùng là chi phí khác. Bao gồm chi phí chuyển nhượng tài sản, chi phí cho các buổi hội hợp… trong năm 2011 chi phí khác của công ty là 187,19 triệu đồng. Sang năm 2012 chi phí này là 223,40 triệu đồng tăng 36,12 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 19,35% so với cùng kỳ. Năm 2013 công ty cung cấp dịch vụ tư vấn cho 33 hợp đồng nên chí phí này củng tăng lên 148,32 triệu đồng so với năm 2012 lên thành 371,72 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này tăng 9,45 triệu đồng tương ứng tăng 5,67% so với cùng kỳ năm trước.
52