- Đối với mục tiêu thứ nhất dùng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối để đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu để tiến hành đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.
- Đối với mục tiêu thứ hai sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp phương pháp liên hệ cân đối để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đối với mục tiêu thứ 3 dùng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá các tỷ số tài chính từ đó phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Đối với mục tiêu thứ tư sau khi phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từ doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ số tài chính từ đó đề xuất các giải pháp.
15
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
a. Khái niệm
Phương pháp so sánh là một phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với các chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
b. Nguyên tắc so sánh
tiêu chuẩn so sánh
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua - Chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu ngành. - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
Điều kiện so sánh: Để các chỉ tiêu so sánh được cần phải: - Phù hợp về không gian, thời gian.
- Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. - Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
c. Phân loại
Phương pháp so sánh tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này với việc thực hiện kỳ trước
F = F1– F0 Trong đó:
F: Phần chêch lệch tăng, giảm giữa hai kỳ F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
16
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đó đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các giá trị số khác.
Số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế, giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau. Để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Phương pháp so sánh tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỉ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
F = ×100% – 100% Trong đó:
F: Phần trăm gia tăng của chỉ tiêu phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc.
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
a. Khái niệm
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các giá trị phân tích từ kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
b. Nguyên tắc so sánh
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu bằng một công thức nhất định.
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:
17
+ Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. + Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.
- Tổng đại số của các mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng các đối tượng phân tích.
c. Mô hình chung của phương pháp thay thế liên hoàn
Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c, d là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thế hiện bằng phương trình: Q = a.b.c.d
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = a1.b1.c1.d1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0.d0
Q = Q1 – Q0 : Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích
Q = Q1 – Q0 =a1.b1.c1.d1 – a0.b0.c0.d0 ● Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn -Ảnh hưởng bởi nhân tố a
a = a1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố b
b = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố c c = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố d
18
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có: a + b + c + d = Q: Đối tượng phân tích
Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c, d là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích thể hiện bằng phương trình: Q = ×c
Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1 = ×c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = × c0
Q = Q1 – Q0: Đối tượng phân tích Q = × c1 – × c0
-Ảnh hưởng bởi nhân tố a a = × c0 – × c0
-Ảnh hưởng bởi nhân tố b b = × c0 – × c0 -Ảnh hưởng bởi nhân tố c
a = × c1 – × c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c = a + b + c Ta sẽ có:
a + b + c = Q (Đúng bằng đối tượng cần phân tích)
2.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối
Ta gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c là các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến Q theo phương trình: Q = a + b – c
19 Chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0 + b0 – c0 Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0
-Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = (a1 + b0 – c0) – (a0 + b0 – c0) = a1 – a0
-Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b = (a1 + b1 – c0) – (a1 + b0 – c0) = b1 – b0
-Ảnh hưởng bởi nhân tố c: c = (a1 + b1 – c1) – (a1 + b1 – c0) = -c1 + c0
20
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN HẬU GIANG- QUÝ HẢI