Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng TMCP hàng hải Việt Nam (Trang 38)

Việt Nam

Vài nét về hoạt động kinh doanh của Maritime Bank trong năm 2012:

 Trong năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, thƣơng mại sụt giảm, tăng trƣởng thấp tại Việt Nam, việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhƣng đồng thời cũng kéo theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, năm vừa qua là năm toàn hệ thống phải đối mặt với áp lực đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm lãi suất huy động, tăng trƣởng tín dụng trong quy mô hạn hẹp, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.

 Trong điều kiện đó, điểm sáng đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của Maritime Bank là vẫn duy trì đƣợc tổng thu nhập hoạt động tƣơng đƣơng nhƣ năm trƣớc. Cụ thể, tổng doanh thu từ hoạt động của Maritime Bank trong năm 2012 là 2.619 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với năm ngoái. Con số này là kết quả của sự chủ động trong việc tìm các nguồn vốn rẻ, giảm lãi suất huy động để có đƣợc chi phí lãi thấp.

 Xét về các chỉ tiêu quy mô, Maritme Bank vẫn đảm bảo tốt. Tổng tài sản của hệ thống là 109.923 tỷ đồng tƣơng đƣơng năm 2011. 56% trong số đó đƣợc sử dụng từ nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cƣ và phát hành trái phiếu. Cụ thể, tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả phát hành trái phiếu) của Martime Bank cuối năm đạt 61.881 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cƣ tăng 36%, chiếm tỷ trọng 54% tổng huy động từ thị trƣờng I. Con số này thể hiện sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng.

 Bên cạnh đó, với tầm nhìn chiến lƣợc dài hạn, Maritime Bank đã dành ngân sách đáng kể để đầu tƣ cho nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm. Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng năm 2012 là 1.855 tỷ đồng, trong đó 43% là chi phí nhân sự. Ngoài ra, để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động Ngân hàng, cũng nhƣ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Nhà nƣớc về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, Maritime Bank đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tài sản đảm bảo và trích lập tối đa mức dự phòng. Chi phí dự phòng tăng cao chính là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012 chỉ đạt 255 tỷ đồng. Kết quả này cũng phản ánh đúng thực trạng khó khăn của thị trƣờng ngân hàng trong năm vừa qua và phần nào thể hiện tính minh bạch trong hoạt động của Maritime Bank.

 Điểm sáng tiếp theo trong toàn cảnh hoạt động của Martime Bank là việc duy trì ổn định các chỉ tiêu về an toàn hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và vốn hợp nhất là 11,93% và 11,31%, đều cao hơn so với quy định 9% của NHNN; tỷ lệ khả

năng chi trả (tổng tài sản có thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) tại thời điểm cuối năm 2012 là 36%, cao hơn gấp đôi so với hạn mức 15% do NHNN quy định. Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả hàng ngày và trong vòng 7 ngày. Đặc biệt, rủi ro tín dụng đƣợc kiểm soát tốt trƣớc thực trạng tín dụng của toàn ngành ngân hàng đang đi xuống. Trong năm 2012, Martime Bank tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý nợ. Kết quả, cuối năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm 3-5 của Ngân hàng đạt 2.65%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng TMCP hàng hải Việt Nam (Trang 38)