Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình hoạt động tín dụng của BIDV.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 49)

3.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu 3.1 Một số chỉ tiêu quy mô, chất lƣợng, hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Số Chỉ Năm Năm Năm

TT tiêu 2014 2013 2012

I Các chỉ tiêu quy mô

1 Tổng tài sản 650.340 548.386 484.785

2 Huy động vốn 501.909 416.726 358.019

3 Cho vay khách hàng 445.693 391.035 339.924

4 Vốn chủ sở hữu 33.271 32.040 26.494

II Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Tổng thu nhập từ các hoạt động 21.907 19.164 16.677 2 Chi phí hoạt động - 8.624 - 7.391 - 6.765 3 Chi phí Dự phòng rủi ro - 6.986 - 6.483 - 5.587 4 Lợi nhuận trƣớc thuế 6.297 5.290 4.325

5 Lợi nhuận sau thuế 4.986 4.051 3.281

III Các chỉ tiêu chất lƣợng

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014 của BIDV

Trong bối cảnh chung của môi trƣờng kinh doanh, BIDV đã bám sát chủ trƣơng của Chính Phủ, NHNN, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trƣờng, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đế hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong công tác triển khai các chính sách tiền tệ; Hoạt động kinh doanh của BIDV đến hết năm 2014 BIDV đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vƣợt kế hoạch kinh doanh đề ra:

- Tổng tài sản tăng trƣởng cao nhất trong 03 năm trở lại đây, là một trong những Ngân hàng có quy mô dẫn đầu thị trƣờng: đạt trên 650 ngàn tỷ, tăng trƣởng 18,6 %.

- Tín dụng tăng trƣởng khá theo đúng định hƣớng của Chính phủ, NHNN, tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên: Dƣ nợ tín dụng ( bao gồm cho vay khách hàng, cho thuê tài chính ngoài ngành, đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp) đạt trên 46 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 18,9% so với năm trƣớc, cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của ngành.

- Nguồn vốn huy động tăng trƣởng tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống: huy động vốn thị trƣờng 1 đạt 502 ngàn tỷ, tăng trƣởng 20%; thị trƣờng 2 gồm vay trong nƣớc, nƣớc ngoài đạt trên 55 ngàn tỷ

- Hiệu quả kinh doanh tăng trƣởng ổn định thể hiện nỗ lực lớn trong điều kiện BIDV tiên phong thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp (nhƣ giảm lãi suât cho vay, miễn giảm lãi...) theo chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN: Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 6.297 tỷ, tăng trƣởng 20%. Các chỉ tiêu về cơ cấu, tỷ lệ an toàn hoạt động về cơ bản đều đáp ứng mục tiêu kế hoạch: ROA, ROE lần lƣợt đạt 0,83% và 15,72%. Hệ số CAR đạt trên 9% đảm bảo chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tƣ trong hoạt động của hệ thống theo quy định của NHNN.

Biểu 3.2 Tổng hợp các chỉ tiêu chất lƣợng, cơ cấu tín dụng giai đoạn 2012-2014

Số Chỉ 2012 2013 2014

TT tiêu Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

1 Tổng dƣ nợ (trừ nguồn ODA, cho vay ủy thác) 311.863 14,77 371.165 19,01 443.578 19,5 2 Dƣ nợ theo thời hạn vay Nợ ngắn hạn 189.993 56,3 202.582 54,58 256.175 57,75 Nợ trung hạn 40.429 12,0 51.301 13,82 62.217 14,02 Nợ dài hạn 107.205 31,8 117.282 31,59 125.186 28,22 3 Nhóm nợ Nợ đủ tiêu chuẩn 272.526 80,7 337.926 91,1 415.938 93,7 Nợ cần chú ý 30.614 9,1 24.612 6,6 18.759 4,2 Nợ dƣới tiêu chuẩn 5.702 1,7 3.854 1,0 4.642 1,05

Nợ nghi ngờ 716 0,2 680 0,2 1.068 0,24

Nợ có khả năng

mất vốn 2.304 0,7 4092 1,1 3.169 0,71

4 Tỷ lệ nợ xấu

(NPL) 8.722 2,9 8.627 2,37 8.372 2,03

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014 của BIDV

* Một số kết quả đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng

- Bám sát các chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN, BIDV đã đi đầu trong hệ thống Ngân hàng tích cực hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu cùng cộng đồng doanh nghiệp vƣợt qua thời kì khó khăn:

+ Tín dụng đã đƣợc tập trung vào 05 lĩnh vực ƣu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc, đặc biệt là cho vay nông nghiệp – nông thôn.

+ Triển khai hiệu quả các chƣơng trình, gói tín dụng ƣu đãi nhằm kích thích tăng trƣởng tín dụng

+ Thực hiện tăng trƣởng tín dụng có chọn lọc, tập trung vào tín dụng ngắn hạn, các khách hàng tốt từ hạng A trở lên và lựa chọn các lĩnh vực ƣu tiên thông qua việc mở rộng thẩm quyền phán quyết tín dụng tại Chi nhánh và Hội sở chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh do tăng hệ số sử dụng vốn vay/huy động, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc.

- Triển khai kịp thời, tích cực các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 810/NQ-HĐQT. Theo đó, toàn hệ thống đã có 1.175 khách hàng đƣợc hỗ trợ, với các biện pháp nhƣ cơ cấu, cơ cấu tài chính, miễn giảm lãi và bán nợ.

- Kiểm soát tăng trƣởng, cơ cấu tín dụng, giới hạn tín dụng toàn hệ thống theo đúng định hƣớng của Hội đồng Quản trị, Ngân hàng Nhà nƣớc:

+ Quản lý, điều hành giới hạn, cơ cấu trung dài hạn, ngoại tệ, ngành phù hợp với diễn biến nền kinh tế và nguồn vốn của hệ thống. Linh hoạt điều chỉnh giới hạn tín dụng giữa các chi nhánh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Tái cấu trúc danh mục tín dụng để phát triển bền vững: giảm dƣ nợ tín dụng các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty; tăng cƣờng quy mô tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng bán lẻ.

+ Các chỉ tiêu tín dụng về cơ bản vẫn đang đƣợc kiểm soát tốt, đảm bảo cho hệ thống phát triển ổn định, an toàn và đạt mục tiêu đề ra.

- Trong bối cảnh nợ xấu diễn biến phức tạp, BIDV đã linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp ( xử lý rủi ro, bán nợ VAMC, thu nợ trực tiếp…) để đảm bảo nợ xấu mọi thời điểm dƣới 3%, trích đủ dự phòng rủi ro sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn chuyển danh mục nợ xấu tƣơng đối lớn làm tăng chất lƣợng danh mục tài sản có lên rất nhiều.

- Về công tác ban hành văn bản chế độ: Hệ thống văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng từng bƣớc hoàn thiện với mục tiêu: Đơn giản – Thuận tiện – An

toàn; hƣớng tới cải tiến thủ tục hành chính đảm bảo xử lý cấp tín dụng nhanh chóng, hiệu quả nhƣng vẫn đảm bảo quản trị rủi ro. Chủ động cập nhật thông tin, quy định mới của NHNN để xây dựng hƣớng dẫn và triển khai trong hệ thống ( Thông tƣ 02&09 của NHNN; Cho vay hỗ trợ nhà ở theo NQ 02; hỗ trợ phát triển thủy sản theo NQ 67; Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo QĐ 1050…). Thực hiện Khung quản lý rủi ro tổng thể tại BIDV theo đúng lộ trình đã đƣợc HĐQT phê duyệt tiến đến thông lệ Quốc tế và yêu cầu của NHNN.

- Về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng: với mục tiêu từng bƣớc đƣa công tác quản trị rủi ro hệ thống đáp ứng yêu cầu thông lệ quốc tế, là cơ sở để BIDV nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, BIDV đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhƣ:

+ Xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi trình HĐQT dự án thay thế Core Banking.

+ Hoàn thành xây dựng hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ sửa đổi, chƣơng trình phân loại nợ tập trung; chƣơng trình giải ngân thu nợ nhằm giảm thời gian tác nghiệp của Chi nhánh.

+ Cùng các khối hoàn thiện một số hệ thống phục vụ công tác báo cáo tín dụng ( báo cáo thông tƣ 31, hệ thống MIS giai đoạn 1; dự án phân bổ Thu nhập – chi phí…).

+ Triển khai các công cụ hỗ trợ phân tích đánh giá quản trị nội bộ: Chƣơng trình nợ cơ cấu, phân tích đánh giá lãi dự thu…

- Về công tác kiểm tra, kiểm soát: BIDV đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác tín dụng tại hầu hết chi nhánh; chủ động rà soát số liệu từ hệ thống nhằm hạn chế tối đa rủi ro tác nghiệp. Thƣờng xuyên kiểm tra giám sát và chỉ đạo quyết liệt công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt vào thời điểm cuối tháng, quý, năm.

* Những hạn chế trong hoạt động tín dụng

- Nền khách hàng: Trong bối cảnh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho một số ngành chƣa giảm, thiếu

tài sản thế chấp, phƣơng án kinh doanh chƣa thuyết phục đã tác động không nhỏ đến nền khách hàng BIDV.

- Về cơ cấu tín dụng: Tín dụng ngắn hạn tăng nhƣng tốc độ tăng chậm hơn tín dụng trung dài hạn; tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trên tổng dƣ nợ còn cao do các cam kết cho vay trung dài hạn lớn, ngoài ra có một phần nguyên nhân ảnh hƣởng từ việc tái cơ cấu dƣ nợ khách hàng tại BIDV trong giai đoạn này.

- Về cơ cấu ngành nghề: Cơ cấu ngành nghề bƣớc đầu đã có cải thiện, nhƣng một số ngành có độ rủi ro cao nhƣ xây lắp, bất động sản… vẫn đang chiếm tỷ trọng dƣ nợ lớn.

- Về chất lƣợng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu tổ chức kinh tế & cá nhân toàn hệ thống bình quân vẫn đang kiểm soát ở mức dƣới 3%, tuy nhiên chất lƣợng tín dụng vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro do: Nợ đã gia hạn, cơ cấu theo thông tƣ 09 còn tƣơng đối lớn; xuất hiện nhiều khách hàng có nợ quá hạn; khách hàng bị kéo nhóm tại các TCTD khác chƣa đƣợc nhiều chi nhánh xử lý dứt điểm. Lãi dự thu vấn chiếm tỷ trọng cao và tốc độ tăng lãi dự thu cao hơn so với tốc độ tăng dƣ nợ mặc dù lãi suất bình quân giảm chứng tỏ khả năng thu lãi của khách hàng nhóm 1 gặp nhiều khó khăn; một số Chi nhánh có NIM tín dụng âm, thua lỗ; tỉ lệ nợ xấu không đồng đều trong hệ thống, đặc biệt là các Chi nhánh tái cơ cấu ( có Chi nhánh tỉ lệ nợ xấu > 5%).

- Khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng: Các khách hàng có nợ xấu, nợ ngoại bảng vốn đã có tình hình tài chính rất khó khăn nên việc thu xếp trả nợ trong giai đoạn này hầu nhƣ không thực hiện đƣợc. Kinh tế khó khăn khiến việc xử lý TSĐB của ngân hàng cũng chậm do không có ngƣời mua, ngƣời mua trả giá quá thấp hoặc đã thỏa thuận thống nhất mua bán nhƣng đến thời hạn thanh toán thì ngƣời mua không thu xếp đƣợc nguồn nên không thực hiện đƣợc giao dịch. Tài sản trong quá trình cho vay phát sinh tranh chấp, thiếu hồ sơ dân đến thời gian phát mại kéo dài; tài sản càng bị xuống cấp, hƣ hỏng, hao mòn, giảm giá trị; Thủ tục giải quyết tranh chấp qua Tòa án kéo dài ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý thu hồi nợ của ngân hàng; Hoạt động bán nợ ngoại bảng cũng khó khăn do đang phải đàm phán với đối tác mua nợ để tăng giá bán, tăng thu nợ ngoại bảng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)