Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 114)

4.3.1.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một là, Ngân hàng nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và khách quan. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thƣơng mại đã đi vào hoạt động đƣợc nhiều năm nhƣng chƣa thật sự hiệu quả, thu thập thông tin chƣa nhanh nhạy, phong phú, chính xác và kịp thời. Do vậy các ngân hàng chƣa khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp và thƣờng xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thƣơng mại đƣợc biết.

Đồng thời, để đáp ứng việc khai thác hiệu quả thông tin và triển khai đầy đủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc tại điều 9 thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 về việc phân nhóm nợ theo thông tin CIC, Ngân hàng nhà nƣớc cần thống nhất quản lý thông tin theo mã số doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh (đây cũng là mã số thuế) thay vì mã khách hàng theo CIC để thống nhất trong việc định danh và tra cứu thông tin doanh nghiệp.

Hai là tăng cƣờng hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể nhƣ: Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nƣớc, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Ba là đƣa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hƣớng cơ bản sau: nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn và xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng hoạt động kiểm soát tín dụng trong nội bộ các tổ chức tín dụng.

Bốn là tổ chức nâng cao vai trò của Hiệp hội ngân hàng Việt nam nhằm đƣa ra các kiến nghị, tiếng nói chung để tránh những động cơ cạnh tranh thiếu lành mạnh, nhóm lới ích gây hậu quả xấu cho hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời tiến nói của Hiệp hội sẽ đại diện cho hệ thống ngân hàng phản ánh, kiến nghị những chính sách và yếu tố cần thiết trƣớc các cơ quan quản lý nhà nƣớc…

4.3.1.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

(1) Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đều có các công ty trực thuộc và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo luật các tổ chức tín dụng

2010, sau khi đƣợc ngân hàng nhà nƣớc chấp thuận, ngân hàng thƣơng mại phải thành lập công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm và quản lý tài sản bảo đảm. Điều này có nghĩa là sẽ có yêu cầu phải sử dụng mô hình công ty con để thực hiện một số hoạt động tài chính. Trong các trƣờng hợp này, ngân hàng thƣơng mại sẽ là công ty mẹ của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, luật các tổ chức tín dụng 2010 không có định nghĩa khái niệm “tập đoàn ngân hàng” và mới chỉ dừng lại ở một số quy định tại một số điều về mô hình này. Để ngân hàng nhà nƣớc có thẩm quyền lớn hơn trong việc thanh tra giám sát công ty nắm quyền kiểm soát ngân hàng thƣơng mại hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng vẫn có một số quy định liên quan đến mô hình này. Luận văn cho rằng cần phải đƣa vào một số quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chuyển đổi mô hình theo xu hƣớng quốc tế.

Đồng thời xử lý một số vấn đề về thanh tra giám sát ngân hàng có liên quan đến mô hình tập đoàn ngân hàng trong cấp tín dụng cho các công ty trong nhóm trong thời gian vừa qua, luận văn kiến nghị Luật các tổ chức tín dụng cần phân biệt rõ giữa các hoạt động ngân hàng và hoạt động thƣơng mại/phi ngân hàng, và quy định một tập đoàn ngân hàng (dù ngân hàng là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn) chỉ có thể thực hiện các hoạt động tài chính ngân hàng hoặc các hoạt động có liên quan với ngành tài chính, và các tập đoàn này (bao gồm các công ty thành viên) không đƣợc phép đầu tƣ vào các hoạt động thƣơng mại hoặc công nghiệp.

(2) Việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thƣơng mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng (nhƣ tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín đối với ngân hàng thƣơng mại đã giao dịch trƣớc đây) hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay mới chỉ có ít Công ty xếp hạng tín nhiệm đƣợc thành lập, tuy nhiên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Công ty xếp hạng tín nhiệm trong nƣớc trong hoàn thiện, do đó, các ngân hàng thƣơng mại chƣa thể tham khảo kết quả xếp hạng doanh nghiệp do Công ty xếp hạng tín nhiệm trong nƣớc thực hiện khi phân tích, đánh giá,

xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Công ty xếp hạng tín nhiệm.

Nhà nƣớc cần tạo lập và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý bảo đảm an toàn tín dụng bao gồm: ban hành quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng cả trong huy động vốn lẫn cho vay để đảm bảo an toàn cho ngƣời gửi tiền cũng nhƣ tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế quốc dân; ban hành các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, đặc biệt là việc đăng ký giao dịch đảm bảo thực hiện tại địa phƣơng đối với tài sản thế chấp là nhà đất; sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Tăng cƣờng kiểm soát đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tránh dẫn tới tình trạng cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng. Nhà nƣớc cần quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản nhƣ: quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành có liên quan. Đồng thời sớm ban hành khung giá nhà đất mới để làm cơ sở khách quan cho bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo hoặc thành lập một cơ quan chuyên trách định giá tài sản để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và khách quan.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 114)