thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2014 cơ bản đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: (i) Quy mô hoạt động tăng trƣởng ổn định; (ii) Hiệu quả kinh doanh đƣợc duy trì trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thế giới còn chƣa thoát khỏi khủng hoảng; (iii) Cơ cấu, chất lƣợng tín dụng cơ bản đƣợc kiểm soát theo mục tiêu. Tuy nhiên, trong tƣơng quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, BIDV đã có sự sụt giảm về quy mô, chất lƣợng tài sản cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh, còn một số tồn tại hạn chế nhƣ chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát song còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ tập trung tín dụng còn cao, cân đối vốn tại một số thời điểm chƣa thực sự hiệu quả, kiểm soát rủi ro lãi suất còn hạn chế, các chỉ tiêu an toàn hoạt động tuy đƣợc duy trì đảm bảo song còn thiếu tính bền vững, hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của BIDV, đòi hỏi phải kiện toàn hoạt động trong đó có hoạt động kiểm soát nội bộ tín dụng.
Yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng đối với kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng giai đoạn 2015-2020 cơ bản nhƣ sau:
- Hiệu quả kiểm soát đem lại phải tƣơng ứng với chi phí đầu tƣ cho bộ máy kiểm soát. Phân giao kế hoạch tiết kiệm chi phí đến từng bộ phận, gắn với trách nhiệm trong chu trình cấp tín dụng. Triển khai triệt để dự án tập hợp và phân bổ thu nhập - chi phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và hiệu quả giám sát của bộ máy.
- Kiểm soát nội bộ phải độc lập và khách quan trong phạm vi hoạt động của nó với chức năng kiểm tra và chức năng kiểm toán phải đƣợc phân định rõ ràng. Tăng cƣờng quản lý rủi ro, phê duyệt tín dụng tập trung tại Trụ sở chính phù hợp với đặc điểm môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam và đặc thù BIDV.
- Kiểm soát nội bộ phải có đủ điều kiện và năng lực để nhận diện và đánh giá rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng).