Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 43)

Để xử lý đƣợc các số liệu thu thập đƣợc, luận văn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu tình huống...

(-) Phƣơng pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích đƣợc thực hiện chủ yếu qua việc chi tiết đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành; sau đó tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hƣởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng nhƣ xem xét mức độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận. Việc xem xét phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp cho việc đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận, từ đó sẽ có những giải pháp sát thực với tình hình cụ thể.

Trong đề tài, tác giả phân tích KSNB đối với hoạt động tín dụng của BIDV chi tiết theo năm bộ phận cấu thành là môi trƣờng kiểm soát; nhận dạng và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông và giám sát. Thông qua việc phân tích năm bộ phận cấu thành để đƣa ra mặt đạt đƣợc và hạn chế của KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV.

(-) Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trƣớc là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2012, 2013, 2014 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng.

Luận văn thực hiện việc so sánh mức biến động tuyệt đối và tƣơng đối của các chỉ tiêu về quy mô, chất lƣợng, cơ cấu ... của BIDV nhằm xác định rõ xu hƣớng thay đổi tình hình hoạt động, đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng. So sánh số liệu về hoạt động tín dụng của BIDV với các tỉ lệ giới hạn của NHNN nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của BIDV là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

(-) Phƣơng pháp tổng hợp

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc thực hiện tiếp theo sau phƣơng pháp phân tích, so sánh nhằm mục đích liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, so sánh từ đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong tổng quan nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu của các đề tài luận văn trƣớc đây đối với đối tƣợng nghiên cứu là KSNB hoạt động tín dụng hoặc để đánh giá tổng thể về chất lƣợng hoạt động tín dụng của BIDV cũng nhƣ hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở kết quả có đƣợc từ phƣơng pháp phân tích, so sánh đƣợc nêu ở mục trên.

(-) Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống

Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nhằm đƣa ra kinh nghiệm giải quyết vấn đề thông qua tình huống cụ thể. Với ý nghĩa đó, luận văn lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm trong việc thiết lập và triển khai KSNB hoạt động tín dụng của 2 NHTM là ICB và VCB. Đây là các NHTM có đặc điểm tƣơng đồng với BIDV nhƣ NHTM thuộc sở hữu nhà nƣớc; quy mô tổng tài sản, số lƣợng chi nhánh lớn; là một trong những ngân hàng đầu tiên trong nƣớc chuẩn hóa hệ thống KSNB theo những khuyến nghị của Basel.

Các nội dung nghiên cứu về KSNB hoạt động tín dụng của ICB và VCB cụ thể nhƣ mô hình phê duyệt rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng; các phƣơng pháp nhận dạng, đánh giá, đo lƣờng và quản lý rủi ro tín dụng; phƣơng pháp giúp tăng cƣờng tính hiệu quả của hoạt động giám sát; mô hình tổ chức bộ máy KTKSNB và KTNB. Từ việc nghiên cứu mô hình thiết kế hệ thống KSNB của ICB, VCB, tác giả tìm ra các kinh nghiệm hữu ích, có thể vận dụng tại BIDV để từ đó đề xuất giải pháp cụ thể.

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Khái quát về ngân hàng tmcp đầu tƣ và phát triển việt nam

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV

BIDV đƣợc thành lập vào ngày 27 tháng 4 năm 2012 theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp và Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619, đăng ký thay đổi lần thứ 16 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 13 tháng 12 năm 2013. Tuy nhiên, Ngân hàng chính thức hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 và do đó kỳ kế toán đầu tiên của Ngân hàng bắt đầu từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012. Ngày 24 tháng 01 năm 2014, Ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 26/QĐ-SGDHCM ngày 16 tháng 01 năm 2014 về việc niêm yết cổ phiếu. Số lƣợng cổ phiếu phổ thông đăng ký niêm yết là 2.811.202.644 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Ngân hàng đƣợc thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, là một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đƣợc thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc đổi tên thành BIDVtheo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng. Sau đó, để thực hiện chủ trƣơng cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển đƣợc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nƣớc với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (“NHNN”).

Quá trình từ khi thành lập cho đến nay, BIDV đã trƣởng thành vƣợt bậc và đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đó là:

Thứ nhất, Ngân hàng luôn giữ vai trò, vị thế là ngân hàng hàng đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tƣ cho sự phát triển nền kinh tế, cùng với các Ngân hàng quốc doanh Việt Nam là lực lƣợng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

Thứ hai, Ngân hàng kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế.

Thứ ba, quy mô và tốc độ tăng trƣởng tốt. BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn 2007 - 2011, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dƣ nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trƣớc thuế tăng bình quân 45%/năm.

Thứ tƣ, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại. BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nƣớc và hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng

Thứ năm, Ngân hàng đã xây dựng đƣợc nền tảng công nghệ thông tin ngân hàng ban đầu đáp ứng hoạt động của ngân hàng làm cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhƣ: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hƣớng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cƣờng công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

Ngoài ra, Ngân hàng đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tƣ vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thƣơng mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đƣợc NHNN công nhận.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của BIDV, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV

Từ năm 1996, Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc, có Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng tại Hội sở chính. Các phòng ban này thực hiện chức năng tham mƣu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

Giai đoạn 2004 - 2005 Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý của hệ thống theo 4 khối chức năng theo Đề án cơ cấu lại ngân hàng (mô hình TA1) và phù hợp với yêu cầu triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng: Khối ngân hàng, khối các công ty hạch toán độc lập, Khối các đơn vị sự nghiệp, Khối các đơn vị liên doanh. Đồng thời trong năm 2004 cùng với việc cơ cấu lại mô hình tổ chức của hội sở chính, ngân hàng đã thành lập Hội đồng quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị, 4 Hội đồng trực thuộc Tổng giám đốc: Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng khoa học.

Từ năm 2008, thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã thực hiện cơ cấu lại toàn

diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh (mô hình TA2). Theo đó, Trụ sở chính đƣợc phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lƣới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh đƣợc sắp xếp thành 5 khối: Khối quản lý khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới đƣợc vận hành tốt là nền tảng quan trọng để Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Từ 4/2013, Ngân hàng thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chuyển sang hình thức ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Giá trị vốn điều lệ sau IPO và bán cổ phần ƣu đãi cho ngƣời lao động là 23.011.705 triệu đồng, trong đó Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối 95,76%, ngƣời lao động nắm giữ 0,56%, cổ đông khác nắm giữ 3,68%

Là một ngân hàng kinh doanh đa năng, hiện nay BIDV có hệ thống tổ chức khá rộng lớn với mạng lƣới ngân hàng. Ngân hàng đã phát triển mạng lƣới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nƣớc, nâng tổng số điểm mạng lƣới của Ngân hàng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 lên một trăm ba sáu (127) chi nhánh và sở giao dịch, năm trăm chín lăm (595) phòng giao dịch, mƣời sáu (16) quỹ tiết kiệm, và là một trong ba (03) ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới rộng nhất Việt Nam. Ngoài ra BIDV có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.670 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc xúc tiến đầu tƣ khu vực. Hiện nay BIDV có hiện diện thƣơng mại và liên doanh tại 4 Quốc gia là Cộng hòa Séc, Myanmar, Lào và Campuchia.

Ngoài hoạt động chính là kinh doanh tài chính ngân hàng thƣơng mại, BIDV thực hiện kinh doanh các lĩnh vực khác tại 06 Công ty con ( lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tƣ, quản lý nợ và khai thác tài sản với tỉ lệ sở hữu của BIDV trên 82%), 02 Công ty liên kết ( tỉ lệ sở hữu trên 25%, các lĩnh vực cho thuê máy bay, phát triển đƣờng cao tốc), 05 Công ty liên doanh ( tỉ lệ sở hữu trên 50%, các lĩnh ngân hàng, quản lý quỹ, vận hành và quản lý khối văn phòng làm việc).

Tổng số cán bộ công nhân viên của BIDV là 19.130 ngƣời. Trong đó có trình độ đại học trở lên chiếm 87,44%, trình độ cao đẳng chiếm 2,73% và 9,83% có bằng trung cấp.

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình hoạt động tín dụng của BIDV.

3.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu 3.1 Một số chỉ tiêu quy mô, chất lƣợng, hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Số Chỉ Năm Năm Năm

TT tiêu 2014 2013 2012

I Các chỉ tiêu quy mô

1 Tổng tài sản 650.340 548.386 484.785

2 Huy động vốn 501.909 416.726 358.019

3 Cho vay khách hàng 445.693 391.035 339.924

4 Vốn chủ sở hữu 33.271 32.040 26.494

II Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Tổng thu nhập từ các hoạt động 21.907 19.164 16.677 2 Chi phí hoạt động - 8.624 - 7.391 - 6.765 3 Chi phí Dự phòng rủi ro - 6.986 - 6.483 - 5.587 4 Lợi nhuận trƣớc thuế 6.297 5.290 4.325

5 Lợi nhuận sau thuế 4.986 4.051 3.281

III Các chỉ tiêu chất lƣợng

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán các năm 2012, 2013, 2014 của BIDV

Trong bối cảnh chung của môi trƣờng kinh doanh, BIDV đã bám sát chủ trƣơng của Chính Phủ, NHNN, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trƣờng, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đế hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong công tác triển khai các chính sách tiền tệ; Hoạt động kinh doanh của BIDV đến hết năm 2014 BIDV đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vƣợt kế hoạch kinh doanh đề ra:

- Tổng tài sản tăng trƣởng cao nhất trong 03 năm trở lại đây, là một trong

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn ths 2015 (Trang 43)