Thuyết phân tâm của S.Freud

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 41)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.2.3. Thuyết phân tâm của S.Freud

Thuyết phân tâm của Freud là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con ngƣời, chứng tỏ cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con ngƣời. Trong một khuôn khổ duy nhất và một lí luận của học thuyết, Freud cung cấp một cấu trúc nhân cách bao gồm nhận thức về những ảnh hƣởng quan trọng trên hành vi đƣợc bắt nguồn từ thực tế, xã hội, và sinh vật học. Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy rằng khi con ngƣời tham dự vào một hành vi quan trọng thì nó đƣợc thúc đẩy nhƣ thế nào bởi

Gia đình Xã hội

Cá nhân

những lực ép vô thức, đựoc minh họa cả hai hành vi bình thƣờng và dị thƣờng; diễn giải cá nhân bị rối loạn có thể đƣợc điều trị để cố gắng sửa đổi hành vi của mình.

Riêng quan điểm về lo âu, ban đầu, Freud cho rằng lo âu có căn nguyên tâm lí và liên quan đến tính dục (libido), lo âu xảy ra trong vô thức, liên quan đến những xung đột nội tâm. Ông lí giải nguồn gốc của lo âu nhƣ là khi các xung năng (đặc biệt là xung năng gây hấn - xung năng chết) trỗi dậy, gặp sự trấn áp (repression) của cái siêu tôi (superego) và cái tôi (ego) gây xung đột nội tâm, xung đột này càng nhiều thì lo âu càng nặng. Tuy nhiên, sau đó ông nhận thấy rằng những tác động của môi trƣờng trong và ngoài cơ thể, đặc biệt là các sang chấn tâm lí có thể gây lo âu ở các mức độ khác nhau, nhƣ là tín hiệu cảnh báo sự nguy hiểm (danger) trong vô thức và không có đối tƣợng rõ ràng. Điều này khác với sợ hãi (fear), là tín hiệu cảnh báo trong nhận thức tỉnh táo với một hay nhiều đối tƣợng đƣợc nhận và nó là kết quả của các xung đột nội tâm cũng nhƣ các tác động của môi trƣờng. Nhằm đáp ứng những xung đột này thì “cái tôi” (ego) đã huy động cơ chế bảo vệ để chống lại những cảm xúc hay ý nghĩ không phù hợp trong nhận thức - đó là sƣ̣ trấn áp. Vì vậy, Freud cho rằng trấn áp (repression - một cơ chế bảo vệ) là nguyên nhân gây ra lo âu.

Freud cũng đƣa ra quan điểm khác rằng, một nhân cách lành mạnh, trƣởng thành là một tập hợp năng lƣợng đƣợc kiềm chế và giữ thăng bằng. Trong đó, “cái nó” sản sinh ra những nhu cầu cơ bản, “cái tôi” kiềm chế những xung năng của “cái nó” đủ lâu để tìm những giải pháp thực tế làm thoả mãn những nhu cầu này, còn “cái siêu tôi” quyết định liệu pháp giải quyết vấn đề của “cái tôi” có đƣợc chấp nhận về phƣơng diện đạo đức hay không và mâu thuẫn giữa hai mặt này thƣờng là mâu thuẫn vĩnh viễn. Rõ ràng là “cái tôi” ở giữa và phải đáp ứng hai thế lực bằng cách hƣớng tới sự công bằng giữa hai đòi hỏi trái ngƣợc nhau của “cái ấy” và “cái siêu tôi”. Cần phải trợ giúp “cái tôi” đủ sức để giải quyết mâu thuẫn nội tại trong nhân cách của con ngƣời. Một khi “cái tôi” đủ sức giải quyết mâu thuẫn này thì con ngƣời đƣợc sống khoẻ mạnh và có nhân cách phát triển bình thƣờng [8].

Vận dụng lí thuyết này giúp chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc nguyên nhân gây ra lo âu cho sinh viên không chỉ từ chính bản thân chúng mà còn tác nhân là môi trƣờng sống xung quanh (gia đình, bạn bè, áp lực xã hội) và những yếu tố dẫn đến

RLLA của sinh viên. Từ đó có những định hƣớng cụ thể trong việc đề ra các biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)