9. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Harold Maslow (1908 - 1970) đề cập đến vai trò và thứ bậc sắp xếp các nhu cầu theo một hệ thống trật tự cấp bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của con ngƣời, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì cần thỏa mãn các nhu cầu ở mức độ thấp hơn. Dựa vào lý thuyết này có thể thấy, con ngƣời là một thực thể tâm - sinh lý xã hội nên ở mỗi cá nhân đều có nhu cầu cần cho sự sống (nhu cầu sinh lý) và nhu cầu xã hội. Theo đó, con ngƣời luôn khao khát và mong muốn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau của bản thân, trong đó những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng nên chúng đóng vai trò là cơ sở nguồn, định hƣớng của mục tiêu cá nhân khi những nhu cầu khác không đƣợc thỏa mãn. Những nhu cầu bậc thấp đƣợc thoả mãn thì những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động, còn nếu những nhu cầu bậc dƣới chƣa đƣợc thỏa mãn thì nó sẽ lấn át những nhu cầu
ở bậc cao hơn. Chính vì vậy, để đảm bảo thỏa mãn đồng thời các nhu cầu trong bậc thang nhu cầu của con ngƣời cần thỏa mãn trƣớc nhu cầu bậc thấp khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu. Cụ thể, con ngƣời có khuynh hƣớng tự thể hiện mình theo năm nhu cầu cơ bản sau từ thấp lên cao: (1) Nhu cầu sinh lý cơ bản; (2) Nhu cầu an toàn; (3) Nhu cầu xã hội; (4) Nhu cầu đƣợc tôn trọng; (5) Nhu cầu tự khẳng định. RLLA xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của bản thân bị cản trở hoặc không đƣợc thỏa mãn nên nó chính là cơ sở để nhìn nhận, phân tích vấn đề này của con ngƣời nói chung và lứa tuổi thanh niên trong môi trƣờng đại học nói riêng.
Nhu cầu sinh lý cơ bản bao gồm nhu cầu cần có nhƣ không khí, thức ăn, nhà ở
(chỗ trú), quần áo (che thân), nghỉ ngơi… Mỗi cá thể sống trên trái đất muốn tồn tại không thể thiếu đƣợc nhu cầu này. Tiếp theo, nhu cầu an toàn thể hiện con ngƣời trên khắp thế giới đều mong muốn đƣợc sống trong thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực bởi vì chỉ khi cảm thấy an toàn đồng đều cả về mặt thể chất và tâm lý thì con ngƣời mới có khả năng phát triển các nhu cầu ở bậc cao hơn Sau đó, nhu cầu xã hội đƣợc thỏa mãn khi con ngƣời thuộc về một nhóm xã hội nào đó để có thể giao tiếp và đƣợc yêu thƣơng, chia sẻ. Không ai muốn cô đơn, bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội mà đều muốn đƣợc sống hạnh phúc trong gia đình và thuộc vào một nhóm xã hội nhƣ gia đình, bạn bè, cộng đồng… Để đạt đƣợc điều đó, con ngƣời phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội nhằm mục đích tƣơng tác với những cá nhân khác trong xã hội. Nhu cầu tiếp theo là nhu cầu được tôn trọng để thể hiện và mong muốn đƣợc ngƣời khác thừa nhận giá trị của bản thân. Mỗi con ngƣời sống trong xã hội luôn đặt mục tiêu cho bản thân phấn đấu để đạt đƣợc những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, tạo thành nhân cách cho bản thân nhằm mong muốn có đƣợc sự tôn trong trọng của mọi ngƣời xung quanh. Cuối cùng, nhu cầu tự khẳng định là sự mong muốn đƣợc thể hiện những kết quả đạt đƣợc, những thành tích của cá nhân để đƣợc xã hội thừa nhận. Nhu cầu này là nhu cầu cao nhất trong bậc thang năm nhu cầu của Maslow nên để vƣơn tới thỏa mãn đƣợc nó, mỗi cá nhân cần có một nghị lực và ý chí phi thƣờng [8].
Vận dụng cách sắp xếp và quy tắc trong thang bậc nhu cầu của Maslow, nghiên cứu có thể xác định đƣợc một cách cụ thể các nhu cầu chủ yếu ở lứa tuổi sinh viên qua
sự mong muốn, đòi hòi của các em để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt trong nhu cầu mà các em đang gặp phải có khả năng dẫn đến RLLA để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, giúp sinh viên phát hiện đƣợc tiềm năng của bản thân giúp các em hạn chế tối đa những ảnh hƣởng gây ra bởi RLLA.