Lựa chọn loại hình nhóm của công tác xã hội nhóm để tiến hành can thiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 76)

9. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Lựa chọn loại hình nhóm của công tác xã hội nhóm để tiến hành can thiệp

Trong quá trình xây dựng qui trình vận dụng biện pháp can thiệp của CTXH nhóm trong việc chăm sóc RLLA cho sinh viên, chúng tôi lựa chọn loại hình nhóm xã hội hoá - một trong những hình thức phổ biến của mô hình CTXH nhóm. Việc ứng dụng CTXH nhóm ở những loại hình nhóm nói chung và nhóm xã hội hóa nói riêng với mục đích tạo điều kiện để mỗi cá nhân khi tham gia nhóm sẽ có cơ hội, điều kiện để tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân, học tập chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động cùng tham gia. Ở đó, cá nhân sẽ có khả năng tăng cƣờng sự đồng cảm với ngƣời khác nhằm phát triển các mối quan hệ tƣơng tác có hiệu quả hơn, tăng cƣờng sức mạnh hỗ trợ tiềm năng.

Tham gia nhóm, mà cụ thể là nhóm xã hội hóa, mỗi cá nhân sẽ nhìn nhận đƣợc giá trị và lí giải đƣợc tại sao nhóm lại hình thành với vai trò và ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu, mang lại những giá trị đối với đời sống của mỗi ngƣời.

Việc phân biệt các loại hình CTXH nhóm chỉ mang tính chất tƣơng đối. Trong thực tế, tác động của nhóm là rất lớn và có cơ chế vận hành, hoạt động rất đa dạng, phức tạp. Do đó, khi sử dụng một hoạt động của nhóm xã hội hóa, có thể hƣớng đến nhiều mục tiêu hoặc cũng có thể dùng nhiều loại hình nhóm khác hỗ trợ nhƣ nhóm nhiệm vụ, nhóm giải trí, nhóm giáo dục...

Nhóm xã hội hóa nằm trong mô hình phát triển - một trong ba mô hình tiếp cận CTXH nhóm (mô hình phòng ngừa; mô hình chữa trị - trị liệu, giải quyết vấn đề; mô hình phát triển) - đƣợc lựa chọn và ứng dụng với nhóm trong đó các thành viên có nhu cầu đƣợc nâng cao hiểu biết, nhận thức, thông tin, năng lực để có thể tự

mình giải quyết những vấn đề đặt ra cho cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Mô hình phát triển tạo môi trƣờng với những cơ hội, điều kiện để các thành viên nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phát triển nhận thức, thay đổi tích cực về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, tiếp cận giải pháp, thực hành kĩ năng, vận dụng thực tế đời sống và giải quyết những vấn đề gặp phải. Mô hình này có thể đƣợc thực hiện độc lập với đối tƣợng xác định, nhƣng đối với hai mô hình còn lại thì một trong những đích hƣớng tới quan trọng cũng chính là sự phát triển của nhóm và của mỗi thành viên.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)