Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 57)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.Yếu tố khách quan

a)Ảnh hưởng từ môi trường sống (gia đình, cách chăm sóc của gia đình)

Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dƣỡng tâm hồn và nhân cách con ngƣời. Theo kết quả nghiên cứu, có 25% sinh viên hiện không sống cùng với bố mẹ đẻ với một trong những nguyên nhân nhƣ bố mẹ đi làm ăn xa, các em là sinh viên tỉnh lẻ phải thuê nhà, li dị hoặc đã mất. Trên thực tế, các em thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc giáo dục từ gia đình và sự thấu hiểu nên khi gặp những nan đề trong cuộc sống, các em không có kỹ năng phòng vệ và đƣơng đầu. Vì vậy, đối với những sinh viên có đầy đủ cha mẹ thì bầu không khí tâm lý trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự trƣởng thành và phát triển nhân cách của các em.

Gia đình là nơi nuôi dƣỡng, chăm sóc, dạy dỗ đầu tiên và đến suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời. Một gia đình văn hóa, lành mạnh, giáo dục tốt sẽ tạo cho các thành viên trong gia đình một môi trƣờng an toàn để phát triển, hình thành nhân cách tốt. Ngƣợc lại, một gia đình luôn xảy ra những mâu thuẫn, căng thẳng, thiếu đi ngƣời cha hoặc mẹ luôn phải lo toan cuộc sống hay có thành viên trong gia đình mắc tệ nạn xã hội là môi trƣờng không an toàn. Những sinh viên trong những gia đình này thƣờng thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, bị những căng thẳng, mệt mỏi, xung đột trong gia đình gây ảnh hƣởng nặng nề đến học tập, tƣ tƣởng của các em. Đặc biệt, nếu cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình không tình cảm, ít giao tiếp sẽ ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý và cách ứng xử của các em với mọi ngƣời xung quanh và gây ra tâm lý ngại chia sẻ, thu mình.

Bảng 2.4. Bầu không khí tâm lí trong gia đình của sinh viên có RLLA Bầu không khí tâm lí Tỉ lệ (%) Thứ bậc

1. Quan tâm, gắn bó, yêu thƣơng nhau 8,20 5 2. Lạnh nhạt, thờ ơ 24,5 3 3. Thỉnh thoảng cãi vã, xung đột 29,0 2 4. Căng thẳng, ngột ngạt 30,3 1 5. Thoải mái, dễ chịu 13,7 4

Số liệu chỉ ra rằng có 30,3% sinh viên cho biết rằng bầu không khí tâm lí trong gia đình các em là “Căng thẳng, ngột ngạt” và 29% sống trong gia đình với bầu không khí “Thỉnh thoảng cãi vã, xung đột”. Thực tế cho thấy, với những sinh viên sống trong gia đình có bầu không khí nhƣ thế này chịu ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhân cách của các em, khiến cho các em thiếu tự tin và có xu hƣớng dẫn đến những rối loạn về tâm thế, trong đó có RLLA.

Ngƣợc lại, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ sinh viên cảm thấy đƣợc sống trong sự quan tâm, gắn bó và yêu thương của gia hiện tại (8,2%) và cảm nhận sự thoải mái, dễ chịu (13,7%). Có thể giải thích tại sao đƣợc sống trong một không khí gia đình ấm áp nhƣ vậy mà ở những sinh viên này vẫn xuất hiện sự RLLA? Phải chăng chính sự quan tâm, yêu thƣơng quá mức của gia đình, lúc nào cũng làm sẵn cho các em khiến các em mất dần tính tự lập nên khi phải học trong một môi trƣờng năng động, cần có sự linh hoạt thì các em lúng túng và vấp váp nhiều trong việc đăng ký học và đăng ký thi. Điều đó có thể dẫn đến RLLA.

Xem xét mối quan hệ giữa sinh viên và gia đình, chúng tôi nhận thấy khi các em có vấn đề gì cần chia sẻ nhƣ học tập, tình yêu thì gia đình đều có những phản ứng ở các mức độ khác nhau có thể là tiếp nhận nhiệt tình hoặc có thể có những “quan tâm” chƣa đúng cách, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.5. Cách chia sẻ, quan tâm của cha mẹ với sinh viên có rối loạn lo âu

Hành động Tỉ lệ (%) Thứ bậc

1. Hay trách móc và so sánh với con nhà khác 24,6 3

2. Áp đặt suy nghĩ và cách sống của mình lên cuộc sống của con

30,2 2

3. Không quan tâm 18,5 4

4. Chỉ quan tâm hời hợt 34,1 1

Kết quả cho thấy, trong sinh hoạt gia đình thì hành động mà cha mẹ hay ngƣời em gặp phải những vấn đề trong cuộc sống cần sự chia sẻ với chăm sóc thƣờng sử dụng nhiều nhất là "Chỉ quan tâm hời hợt” chiếm 34,1%. Điều đó nói lên rằng, cha mẹ đã không thực sự để ý đến cảm xúc của con mình khi cho rằng chúng đã là sinh viên thì không có vấn đề gì phải lo nghĩ cả. Bên cạnh đó có 30,2% các em bị cha mẹ “Áp đặt suy nghĩ và cách sống của mình lên cuộc sống của con" và 24,6% “Hay

trách móc và so sánh với con nhà người khác”. Tỉ lệ này tuy không cao nhƣng nó

cũng chiếm một phần không nhỏ trong cách quan tâm và chia sẻ của ngƣời thân trong gia đình với nhau. Việc áp đặt suy nghĩ và so sánh với con nhà ngƣời khác của phụ huynh lên các em, nhất là khi các em đã đủ hiểu biết và có những quan hệ xã hội thì đó là một cách cƣ xử, một cách giáo dục sai lầm đối với con trẻ. Với cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái nhƣ vậy thì càng ngày con cái sẽ xa lánh cha mẹ, không tâm sự hoặc xin lời khuyên bảo của cha mẹ nữa mà tìm sự an ủi ở nhóm bạn bè của mình. Theo đó, khi mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái hạn chế thì các em không còn cảm nhận đƣợc tình cảm của cha mẹ dành cho mình nữa. Cảm giác đơn độc ngay giữa ngôi nhà của mình sẽ khiến các em thiếu tự tin và hạn chế sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, cũng có một số ít bậc phụ huynh có nhận thức hơn việc giáo dục con cái, đã biết “Lắng nghe và chia sẻ” chiếm 12,7%. Tuy số lƣợng này chƣa nhiều nhƣng điều đó cũng đã giúp các em rất nhiều trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhƣ chia sẻ của chị Phan Thanh H -phụ huynh của em Nguyễn Thị L cho biết: “Anh chị làm nghề kinh doanh nên đi suốt có mấy khi ở nhà nên hầu như ít có thời gian quan tâm đến con cái xem học hành ra sao, nghĩ nó cũng lớn rồi nên để tự lập”.

Điều đó cho thấy, khi các bậc phụ huynh quan tâm, lắng nghe và chia sẻ những vấn đề khó khăn trong học tập, tình yêu với các em thì các em có thể nâng cao niềm tin, tình cảm và vƣợt qua đƣợc mọi khó khăn. Nhƣng ngƣợc lại, khi không nhận đƣợc sự chia sẻ từ chính những ngƣời thân của mình thì có thể xảy ra tình trạng căng thẳng, lo âu và có thể dẫn đến những hậu khôn lƣờng.

b)Ảnh hưởng từ việc học tập

Hoạt động chủ đạo của sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trƣờng là học tập nên những RLLA của Vì thế chúng tôi tìm hiểu ảnh hƣởng từ khía cạnh học tập gây ra RLLA ở sinh viên, cụ thể kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.6. Một số áp lực từ việc học tập của sinh viên bị rối loạn lo âu

Vấn đề học tập Tỉ lệ (%) Thứ bậc

1. Chƣơng trình học quá nặng không theo kịp dẫn đến không hiểu bài, đạt kết quả kém trong các bài kiểm tra quá trình, điểm thi

73,3 4

2. Luôn bị áp lực phải đạt kết quả cao và ra trƣờng với tấm bằng loại Khá, Giỏi

30,4 6

3. Áp lực về các môn học năng khiếu, ngoại ngữ

86,5 3

4. Luôn bị stress do bị cấm thi quá nhiều môn 92,2 2

5. Cảm thấy áp lực vì không theo kịp các bạn 75,7 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Lo lắng và sợ hãi vì trong tình trạng xét buộc

thôi học 93,1 1

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, có đến 93,1% sinh viên thƣờng trực nỗi “Lo lắng và sợ hãi vì trong tình trạng xét buộc thôi học” vì theo quy định, bắt đầu từ năm thứ hai, sinh viên có số tín chỉ tích lũy nhỏ hơn 14 (tƣơng đƣơng với 6 hoặc 7 môn học). Nếu chỉ lơ là việc học tập chỉ trong một học kỳ thôi thì kết quả học tập của sinh viên sẽ trở nên bi đát và việc bị xét buộc thôi học luôn cận kề khiến các em cảm thấy nặng nề. Bên cạnh đó, sinh viên bị gặp phải khó khăn về mặt tâm lý khi “Luôn cảm thấy bị

áp lực do cấm thi nhiều quá nhiều môn” chiếm 92,2%. Vì mỗi sinh viên đến trƣờng

thì đều có những hoàn cảnh khác nhau, có những em gia đình khó khăn phải vừa đi học vừa đi làm phụ giúp gia đình nên chƣa chú tâm vào việc học, song bên cạnh đó có những sinh viên ỷ lại vào điều kiên của bố mẹ mà ham chơi, đua đòi mà không nghĩ đến hậu quả khi bị cấm thi gây ra trạng thái hoảng loạn và căng thẳng. Mặt khác,

khi sinh viên bị cấm thi quá nhiều môn sẽ phải học lại với khóa sau tạo cho các em tâm lý tự ti và sợ hãi.

Em Lê Thị D - sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng chia sẻ: “Nhiều lúc em nghĩ việc học quan trọng thật đấy, nhưng lo lắng và áp lực lớn quá nên em cảm

thấy sợ mỗi khi đến kỳ thi và còn có ý nghĩ bỏ học vì học kém quá”.

Em Đặng Thành C - sinh viên ngành CTXH cho biết: “Bản thân em bị cấm thi ba môn rồi do điểm quá trình không đủ điều kiện để thi mà ba môn học ấy là điều kiện tiên quyết để được đăng ký các môn tiếp theo. Nếu cứ như thế này chắc em bị đuổi học mất”.

Bên cạnh đó, sinh viên trƣờng ĐHTL cũng chịu áp lƣc lớn khi phải học những môn học liên quan đến năng khiếu và ngoại ngữ. Khi đƣợc hỏi về vấn đề này có 86,5% sinh viên cảm thấy lo lắng và căng thẳng vì không phải sinh viên nào cũng có khả năng về các môn năng khiếu, ngoại ngữ. Đặc biệt, là những môn học về giáo dục thể chất thƣờng đòi hỏi sinh viên cần có thể lực tốt và kỹ năng đã đƣợc rèn luyện để hoàn thành tốt môn học. Vì yêu cầu sinh viên khi tốt nghiệp ra trƣờng cần có chứng chỉ giáo dục thể chất là điều kiện để xét tốt nghiệp nên đây là áp lực nặng nề đối với mỗi sinh viên. Theo tâm sự của Nguyễn Thị L -sinh viên ngành Toán Tin: “Cứ mỗi lần nghĩ đến phải thi môn bóng chuyền là em lại sợ, bảo em ngồi giải mười bài toán còn thấy nhẹ nhàng hơn, bởi cứ mỗi lần thấy bóng rơi là em lại thấy hoảng”. Bên cạnh đó, trong chƣơng trình đào tại trƣờng, tất cả sinh viên phải học qua năm cấp học ngoại ngữ cơ bản mới có thể đăng ký đƣợc tiếng anh chuyên ngành. Đây là khó khăn với những sinh viên thiếu nền tảng kiến thức ngoại ngữ phổ thông dẫn đến tâm lý lo sợ khi đối mặt với những kỳ thi liên quan đến ngoại ngữ.

Ngoài ra, các yếu tố “Chương trình học quá nặng không theo kịp dẫn đến

không hiểu bài, đạt kết quả kém trong các bài kiểm tra quá trình, điểm thi”, “Cảm

thấy áp lực vì không theo kịp các bạn” cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ (73,3% và 75,7%). Theo đó, có thể thấy rằng, kết quả học tập và sự ganh đua với các bạn bè có tác động không nhỏ đến tâm lý của sinh viên. Vì vậy, sự tham gia các hoạt động

trong trƣờng, việc tìm nguồn giải trí trong các câu lạc bộ của trƣờng sẽ làm cho sinh viên giảm bớt áp lực trong học tập.

Tuy nhiên, yếu tố “Luôn bị áp lực phải đạt kết quả cao và ra trường với tấm

bằng loại Khá, Giỏi” lại chiếm tỉ lệ thấp nhất (30,4%) cũng khẳng định một thực tế

là mặc dù mục tiêu của sinh viên ra trƣờng là muốn có trong tay tấm bằng đại học với kết quả tốt nhất nhƣng không vì thế mà quá áp lực dẫn đến stress. Có nhiều sinh viên quan niệm rằng quá trình học đại học là cơ hội để trải nghiệm, thực hành kiến thức và tích lũy vốn kỹ năng để khi ra ngoài xã hội có thể tự tin nhất. Nhƣ em Lê Thị D-sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng nói: “Em không nhất thiết phải cố ép mình học thật chăm để lấy bằng đỏ nên em cảm thấy thoải mái mỗi khi đến lớp, tự nhiên học hành lại thấy tốt hơn”.

Khi xem xét vấn đề học tập, chúng ta nhận thấy xã hội sẽ luôn tôn vinh những sinh viên có kết quả học tập tốt, về phía nhà trƣờng thì luôn khen ngợi nhiệt tình, ghi nhận trƣớc mặt nhiều ngƣời… những áp lực xã hội ấy làm cho những sinh viên kém cảm thấy nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng, cách vô tình đẩy các em vào guồng quay học tập một cách vô thức. Thật vậy, trong bài viết “Nền giáo dục phục vụ thi cử” của GS.TS Dƣơng Minh Đức, ĐHKHTN, TPHCM có đoạn: “Việc đua chen vào các trường phổ thông nổi tiếng và các trường đại học đang hướng nền giáo dục nước ta vào một việc rất kỳ cục: phục vụ quá nhiều cho các kỳ thi. Sinh viên phải vất vả để đi thi chứ không vì thực tiễn phát triển đất nước. Đó là một nguyên nhân chủ

yếu gây ra nạn quá tải và học thêm tràn lan”.

c) Ảnh hưởng từ mối quan hệ bạn bè

Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở phần đặc điểm tâm sinh lý sinh viên, hoạt động học tập của sinh viên trong trƣờ ng gắn liề n với mối quan hệ với bạn bè. Các em dễ kết bạn và bạn bè có ảnh hƣởng lớn đến tâm lý, hành vi và cảm xúc của các em. Ở đây, vấn đề nổi bật là các em mong muốn đƣợc bạn bè tôn trọng, công nhận và đánh giá tốt về mình. Việc mong muốn đƣợc ngƣời khác tôn trọng là giá trị sống và căn cứ vào mong muốn đó để hoàn thiện bản thân mình. Điều quan trọng là cách thức thực hiện để đạt đƣợc ƣớc muốn đó đã làm các em căng thẳng. Sinh viên băn khoăn,

lo lắng về việc mình làm, mất nhiều thời gian lo nghĩ xem bạn bè đánh giá nhƣ thế nào về mình…, quan trọng hóa những lời nhận xét của ngƣời khác, lo lắng khi ai đó nghĩ xấu về mình. Chính những điều này gây ra tâm lý tiêu cực, gây căng thẳng cho các em. Vì thế, những tín hiệu không tốt trong mối quan hệ bạn bè khiến các em cảm thấy thực sự bị áp lực. Em Lê Thị D - sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật chia sẻ:

Em bị áp lực bởi những lời đàm tiếu, xét nét không đáng có của những người xung

quanh, em lo vì mình thiếu tinh tế trong hành vi ứng xử”. Các em Đặng Thành C -

sinh viên CTXH và Nguyễn Thị L - sinh viên ngành Khoa học máy tínhcùng chung một ý nghĩ: “Em sợ bị bạn bè hắt hủi, không quan tâm và chia sẻ”. Điều đó cho thấy, bạn bè ở lứa tuổi sinh viên rất quan trọng, có ý nghĩa giúp các em hoàn thiện tính cách của mình. Ngƣời Pháp có câu: “Hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ

nói cho anh biết anh là người như thế nào”. Tuy nhiên, nhiều sinh viên lại không

muốn hoặc không xác định đƣợc ai là bạn thân và ai là ngƣời có ảnh hƣởng nhiều đến cuộc sống của mình. Nhiều em còn hoài nghi về hai từ “bạn thân” vì các em đã bị mất niềm tin vào bạn bè dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc nhƣ vậy.

Qua phiếu trả lời phỏng vấn cho thấy 100% sinh viên đƣợc hỏi đều tham gia vào ít nhất một nhóm bạn bè nhỏ với số lƣợng thành viên khoảng từ 3 - 5 ngƣời. Trong nhóm các thành viên thƣờng giao lƣu với nhau chủ yếu bằng các hình thức nhƣ học nhóm, ôn luyện bài vở, vui chơi giải trí, tập văn nghệ… Theo đánh giá của sinh viên về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm mà các em tham gia cũng cho thấy mỗi sinh viên đều có những cảm nhận khác nhau về mối quan hệ bạn bè

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 57)