Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 55)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1.Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan đƣợc xem xét có ảnh hƣởng đến RLLA của sinh viên, đó là: kiểu khí chất, đặc điểm tâm lí và sự khác biệt về giới.

a) Ảnh hưởng của các kiểu khí chất

Khi tìm hiểu về các kiểu khí chất của sinh viên có RLLA thì có 39% sinh viên đánh giá tính cách bản thân là những ngƣời nhận thức chậm và thiếu tự tin (khí chất

bình thản, điềm tĩnh); 26% cho rằng bản thân là ngƣời đa cảm hay ƣu tƣ; có 25 %

cho đó là ngƣời nhanh nhẹn, hoạt bát (khí chất linh hoạt) và chỉ có 10% sinh viên cho rằng mình là ngƣời nóng nảy, thiếu kiềm chế (khí chất nóng nảy). Từ đó cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ lo âu ở các sinh viên nhìn nhận khác nhau: sinh viên sống nội tâm, đa cảm hay ƣu tƣ phiền muộn có mức độ RLLA cao hơn sinh viên có khí chất bình thản, điềm tĩnh, nhanh nhẹn hoạt bát và cao hơn những sinh

viên có tính cách nóng nảy. Tuy nhiên, trên thực tế thì những ở bất kỳ một kiểu khí chất nào cũng đều có thể bị RLLA nếu bị chi phối quá nhiều từ những yếu tố bên ngoài. Kết quả điều tra trên cho thấy, sinh viên luôn cảm thấy đa cảm, ƣu tƣ cho thấy sinh viên này có khả năng giao tiếp kém, ngại chia sẻ hoặc không biết cách để giải tỏa vấn đề của mình gặp phải nên đa phần gặp RLLA hơn những sinh viên hoạt bát, nhanh nhẹn.

Để giải thích vấn đề này có thể áp dụng nghiên cứu của Thomas và Chess (1985) cho thấy khí chất có ba loại: (1) khí chất thoải mái: bình thản, không lo âu. (2) Khí chất khô lạnh: ít có phản ứng cảm xúc. Những kiểu khí chất nhút nhát, chậm chạp, đa cảm hay ƣu tƣ thƣờng có xu hƣớng mắc rối loạn lan toả. Với cách lý giải nhƣ vậy thì số liệu nghiên cứu cho thấy, sinh viên sống nội tâm, đa cảm hay ƣu tƣ có mức độ lo âu cao hơn sinh viên có khí chất linh hoạt và nóng nảy. Điều này hoàn toàn phù hợp với những lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học cũng nhƣ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

b) Ảnh hưởng về mặt giao tiếp

Nhìn chung, những sinh viên có biểu hiện RLLA thƣờng nhút nhát, thiếu tự tin hay trầm hơn so với những bạn khác. Các em thƣờng hay bị ám ảnh, lo sợ về một điều gì đó có thể không xảy ra, sống khép mình, ngại giao tiếp và thƣờng không thích nổi bật hay để ngƣời khác chú ý đến mình…Về những biểu hiện ra bên ngoài, các em rất yếu ớt, hay mệt mỏi, ít cƣời và hay lặng lẽ giữa đám đông. Đối với các các mối quan hệ trong trƣờng và những sinh hoạt tập thể lớp, những em này thƣờng thu mình, không thể hiện, mặt khác rất thờ ơ, không có hứng thú tham gia và có suy nghĩ lo sợ thất bại hay bị mọi ngƣời chế nhiễu. Nhƣ lời tâm sự của em Đặng Thành C- sinh viên ngành CTXH: “Em bị nói ngọng nên đứng trước đám đông em không dám nói nhiều ngại mọi người trêu, nên em ít chia sẻ vậy nên em cũng không có

nhiều bạn bè ”. Bên cạnh đó, ý kiến của Nguyễn Thị L - sinh viên Khoa học máy

tính chia sẻ: “Trên lớp em cũng muốn phát biểu hoặc giờ chơi muốn nói chuyện với

mọi người nhưng em cứ sợ các bạn ấy không nói thích nên em không dám tiếp cận”.

Tóm lại, những nguyên nhân chủ quan trực tiếp có thể ảnh hƣởng đến RLLA mà các em biểu hiện trong hoạt động học tập ở trƣờng là hai nguyên nhân chủ yếu

trên. Ngoài ra, cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác tác động nhƣng không có mối liên hệ với nghiên cứu nên chúng tôi xin phép không đƣa ra vấn đề ở đây.

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 55)